Việt Nam Thời Báo

VNTB – Xin đừng để bình thường thành bất thường

 

Diệp Chi

(VNTB) – Nếu là công an nhặt của rơi rồi trả lại thì sẽ được khen thưởng (!?)

 

Ngày 25-8-2022, nhiều tờ báo đưa tin, “Hai chiến sĩ nghĩa vụ Công an TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long nhặt được 350 triệu đồng tiền mặt và thẻ ATM có 20 triệu đồng, sau đó mang đi trình báo, nộp cho công an phường.

Ngày 25-8, Công an TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long cho biết đã đề xuất giám đốc Công an tỉnh khen thưởng hai chiến sĩ nghĩa vụ đang công tác tại đơn vị do đã có hành động đẹp, không tham của rơi…”.

“Từ những lúc còn ngồi trên ghế nhà trường, trong những tiết giáo dục đạo đức, thầy cô đã dạy, không tham của rơi, nếu nhặt được của rơi thì các em nên đem đến đồn công an hoặc phường. Những điều dạy ấy cũng được khéo léo lồng ghép trong nhiều tập phim hoạt hình.

Vậy thì hành động nhặt được tiền mang đi trình báo thì có gì là lạ? Lạ đến cái mức coi nó là hành động, không tham của rơi của các chiến sỹ công an? Lạ đến cái mức công an thành phố Vĩnh Long đề xuất giám đốc Công an tỉnh khen thưởng? Thà nếu người dân đem đến trình báo, khen thưởng, còn tạm chấp nhận, còn đằng này, là hai chiến sỹ công an. Thiệt chẳng hiểu nổi”, ông Hai, một người dân theo dõi tin tức qua báo chí vừa cười, vừa lắc đầu.

“Tôi thì thắc mắc, trong bài viết lúc tôi đọc cũng không nói rõ. Chỉ biết hai chiến sỹ này đem nộp 350 triệu đồng tiền mặt và thẻ ATM có 20 triệu đồng và công an cũng đang tìm chủ tài sản.

Vậy làm sao biết rõ số tiền thẻ ATM là 20 triệu? Nhất là đoạn cuối, báo cũng viết rằng là qua kiểm tra, Công an phường 1 thấy trong túi có 1 thẻ ATM và 350 triệu đồng tiền mặt, niêm phong, thông báo tìm chủ tài sản. Vậy cuối cùng là như thế nào? Không lẽ chỉ có mấy chữ mà báo lại sai đến như thế?”, ông Tám, một cư dân quê ở Bình Dương nhận xét.

Trong tác phẩm Đời sống mới (3/1947), Hồ Chí Minh nhấn mạnh phải thực hành “Cần, Kiệm, Liêm, Chính”, nhưng đến tác phẩm “CẦN KIỆM LIÊM CHÍNH”, ông đã coi “tứ đức” là nền tảng của đời sống mới, nền tảng của thi đua ái quốc và luận giải “tứ đức” trong tổng thể của trời, đất, con người và mối quan hệ của mùa – trời; của phương – đất; của đức – người.

Những điều mà ông Hồ Chí Minh viết về “CẦN KIỆM LIÊM CHÍNH” hàm chứa yêu cầu và mong mỏi của ông về sự cần thiết phải rèn luyện đạo đức cách mạng nói chung, xây dựng và rèn “tứ đức” nói riêng đối với mỗi người cán bộ, đảng viên.

LIÊM “là trong sạch, không tham lam” và “tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên đều là BẤT LIÊM” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự Thật, H, 2011, t.6, tr. 127). Chữ LIÊM phải đi đôi với chữ KIỆM, cũng như chữ KIỆM phải đi đôi với chữ CẦN, vì “có KIỆM mới LIÊM được. Vì xa xỉ mà sinh tham lam”. Tham lam sẽ dẫn đến BẤT LIÊM, cho nên, cán bộ phải thực hành chữ LIÊM trước, để làm kiểu mẫu cho dân”

Khen thưởng những thứ vốn dĩ bình thường. Khen thưởng những điều mà trước khi trở thành người công an nhân dân, đã được học. Nghe có vẻ hơi lạ!

Lẽ dĩ nhiên, nếu nhìn dưới góc độ không ít cán bộ cấp cao (ví dụ như ông Nguyễn Thanh Long, Chu Ngọc Anh) bị truy cứu trách nhiệm thì hành động của hai chiến sỹ trẻ công an này đáng khen ngợi.

Tuy nhiên, nếu nhìn vào bối cảnh chung, nhìn vào khía cạnh đạo đức, rồi được vinh danh là công an không tham của rơi, dường chừng như, có điều gì đó không ổn ở đây.

Xin đừng để những thứ vốn dĩ bình thường, nó lại thành “độc, lạ”, bất thường…


Tin bài liên quan:

VNTB – Công an còn coi thường mạng mình thì xá gì mạng ai?

Phan Thanh Hung

 VNTB – Sao không thử một lần, tiên trách kỷ?

Baraju T. Ogelefecejo

(VNTB)-Linh mục Phan Văn Lợi gửi thư phúc đáp Công an phường Phước Vĩnh

Trương Thế Tử

1 comment

Nguyễn Tuấn Anh 26.08.2022 6:59 at 06:59

Không sao đâu . Để đổi lại, hãy biến những bất thường thành bình thường . Mọi việc trong tạo hóa có cái hay là sẽ tự cân bằng với nhau

Reply

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.