Việt Nam Thời Báo

VNTB – Facebook và Google Cân bằng kinh doanh với áp lực kiểm duyệt tại Việt Nam

Khánh Anh dịch

 

(#VNTB) – Việt Nam là thị trường quan trọng nhất ở Đông Nam Á đối với cả Google và Facebook, nhưng không công ty nào có nhân viên toàn thời gian làm việc ở đây.

 

Lý do là vì Việt Nam bị chế độ cộng sản độc tài chi phối, áp đặt kiểm duyệt chặt chẽ nội dung trực tuyến như các bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội và các video chỉ trích chính phủ. Mặc dù Facebook và Google tuân thủ các yêu cầu của chính phủ về việc xóa hoặc hạn chế nội dung, nhưng những người làm việc tại quốc gia này sẽ dễ bị áp lực về cung cấp thông tin và danh tính của người đăng nội dung. Các công ty này lo lắng rằng nhân viên họ có thể bị bắt hoặc các văn phòng bị lục xét, và thậm chí chuyển hướng phí quảng cáo thông qua các công ty con ở Ireland và Singapore để tránh hệ thống ngân hàng của Việt Nam.

 

Bất chấp những khó khăn đó, Việt Nam đã trở thành quốc gia đem lại doanh thu lớn nhất cho Facebook và Google ở Đông Nam Á. Việt Nam chuộng Google và Facebook hơn. Năm ngoái, doanh thu của Facebook từ Việt Nam đạt gần 1 tỷ USD, tương đương gần một phần ba tổng doanh thu ở Đông Nam Á và có lúc, Việt Nam được xếp hạng thứ 7 trên thế giới về quảng cáo doanh nghiệp vừa và nhỏ trên Facebook.

 

Google, trong khi đó, kiếm được 475 triệu đô la ở Việt Nam. Con số này tăng 34% so với năm trước, một phần do các nhà quảng cáo lớn chuyển từ TV sang YouTube.

 

Cân bằng kinh doanh với áp lực chính trị sẽ trở nên khó khăn hơn cho Google và Facebook. Bắt đầu từ ngày 1 tháng 1, họ sẽ phải tuân thủ luật an ninh mạng yêu cầu các công ty internet nước ngoài mở văn phòng trong nước và lưu trữ dữ liệu người dùng tại Việt Nam. Trong khi đó, chính phủ Việt Nam đang tăng áp lực lên các công ty này. Họ đã bắt đầu yêu cầu các thương hiệu lớn trong và ngoài nước ngừng quảng cáo trên YouTube, tuyên bố rằng Google quản lý nội dung quá lỏng lẻo, rằng một số video có hại và vi phạm luật pháp Việt Nam, theo truyền thông nhà nước.

 

Nhưng với luật ANM gây khó dễ cho các công ty ở Mỹ. Việc họ sẵn sàng kiểm duyệt nội dung đã được xem xét kỹ lưỡng. Năm ngoái, một nhóm 17 dân biểu lưỡng đảng đã viết một lá thư cho các CEO của Google và Facebook về các báo cáo rắc rối khi phải họ tuân thủ các yêu cầu kiểm duyệt tại Việt Nam. Lưu trữ dữ liệu người dùng ở Việt Nam làm tăng khả năng chính phủ có thể xác định những người đăng nội dung chống chính phủ trên mạng. Đầu năm nay, CEO Mark Zuckerberg của Facebook đã nói với các nhà lập pháp Hoa Kỳ rằng họ sẽ không bao giờ lưu trữ dữ liệu người dùng ở các quốc gia có hồ sơ nhân quyền kém.

 

Cách Google và Facebook đối phó với Việt Nam có thể cho thấy cách họ sẽ bảo vệ quyền riêng tư của người dùng và xử lý các cuộc gọi kiểm duyệt trong các chế độ độc đoán khác trên khắp thế giới, trong số đó có nhiều thị trường mới nổi.

 

Một phát ngôn viên của Facebook cho biết công ty cam kết giúp người dùng Việt Nam kết nối an toàn và họ đẩy lùi yêu cầu của kiểm duyệt chính phủ nếu nội dung quá rộng. “Quy trình hồi đáp của chúng tôi về các yêu cầu này ở Việt Nam cũng giống như trên khắp thế giới và chúng tôi cho cộng đồng biết khi nào chúng tôi phải hạn chế quyền truy cập vào nội dung của họ vì vi phạm luật lệ”, cô nói.

 

Thị trường lớn

 

Việt Nam đã phát triển khởi nghiệp và cộng đồng các doanh nhân trẻ trong những năm gần đây. Ví dụ, người tạo ra trò chơi Flappy Bird là người Việt Nam. Cơ sở hạ tầng internet tốt và rẻ, được chính phủ trợ cấp truy cập vào mạng di động tốc độ cao đã cho phép 64 triệu người, tức hơn hai phần ba dân số của Vịệt Nam nối mạng, theo công ty tư vấn truyền thông xã hội We Are Social, và các trang web hoạt động của Google và Facebook là ưu tiên hàng đầu của người dùng Việt Nam.

 

Năm 2017, bà Sheryl Sandberg Giám đốc điều hành Facebook đã đến thăm Việt Nam để tham dự hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo châu Á tại Đà Nẵng. 

 

Nhưng bà cũng muốn tìm hiểu tại sao Việt Nam, một quốc gia có dân số chưa bằng một nửa dân số Indonesia và chưa đến một phần hai mươi tổng sản phẩm quốc nội trên đầu người của Singapore, lại là quốc gia tăng trưởng nhanh nhất về doanh thu của Facebook ở Đông Nam Á.

 

Tăng trưởng doanh thu của Facebook ở Việt Nam một phần nhờ các doanh nghiệp thương mại điện tử nhỏ, mua và giao các mặt hàng xuyên biên giới từ áo thun tới vỏ điện thoại thông minh cho khách hàng mà không bao giờ giữ hàng tồn kho. Những người này thích quảng cáo trên Facebook hơn Google vì Facebook có hồ sơ về người tiêu dùng chính xác hơn và có thể nhắm đến họ tốt hơn. 

Facebook trong nhiều năm đã đồng tài trợ cho các sự kiện tiếp thị thường xuyên tại Việt Nam, dạy cho các doanh nghiệp nhỏ cách quảng cáo và bán sản phẩm trực tuyến.

 

Trong khi đó Doanh thu của Google tại Việt Nam có được là nhờ YouTube vì YouTube cực kỳ phổ biến ở đây. Một người dùng Việt Nam trung bình dành hơn 100 phút mỗi ngày để xem YouTube, và đứng ở vị trí số 1 ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

 

Mặc dù Facebook không tiếp xúc với các nhà quảng cáo lớn giống như Google làm như trên YouTube, nhưng Facebook vẫn đang cố gắng mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Và điều đó có nghĩa là tán tỉnh các hãng quảng cáo lớn rằng một ngày nào đó có thể được sử dụng làm đòn bẩy chống lại Facebook, một người rành về kinh doanh tại Việt Nam cho biết. Facebook đã tìm quản lý khách hàng có trụ sở tại Singapore để xử lý các khách hàng quảng cáo lớn hơn tại Việt Nam, người này nói.

 

Chính phủ đàn áp

 

Chính phủ Việt Nam đã tiếp tục đàn áp các tổ chức ủng hộ dân chủ trực tuyến và các nhà hoạt động nhân quyền từ năm 2017. Tháng trước, năm người dùng Facebook đã bị tù giam vì những bài viết mà chính phủ cho là chống nhà nước. Tổ chức Ân xá Quốc tế trước đây cho biết 16 người đã bị bắt, bị giam giữ hoặc bị kết án trong năm nay vì các bài viết chống chính phủ trên Facebook.

 

Chính phủ cũng đã tăng cường kiểm duyệt nội dung. Từ tháng 1 năm 2016 đến tháng 6 năm 2019, chính phủ Việt Nam có 250 yêu cầu cho Google xóa hoặc hạn chế hơn 9.000 tin bài, so với chỉ một số ít yêu cầu trong những năm trước. Google đã tuân thủ 77% các yêu cầu này. Hai phần ba các yêu cầu liên quan đến chỉ trích chính phủ. Một người gần gũi với Google nói rằng Google tuân thủ luật pháp Việt Nam mặc dù họ không có văn phòng ở đó, vì các giám đốc điều hành không muốn trang web bị chặn.

 

Facebook đã hạn chế 1.600 bài trong nửa cuối năm 2018, tăng từ 22 bài cùng kỳ năm 2017. Tuy nhiên, nó chỉ giới hạn 121 bài trong nửa đầu năm 2019. Facebook không cung cấp tỷ lệ phần trăm yêu cầu mà họ tuân thủ, mặc dù đã hạn chế hơn 2.000 bài kể từ tháng 7 năm 2017. Một người biết rõ Facebook cho biết các bài bị hạn chế vẫn còn vẫn hiện diện bên ngoài Việt Nam và Facebook chỉ hạn chế thay vì xóa nội dung để giảm thiểu kiểm duyệt.

 

“ Facebook đang phải đối mặt với rất nhiều áp lực từ chính phủ Việt Nam,” Don Lei,quản lý chương trình tự do internet tại Việt Nam của Việt Tân cho biết. “Họ đang thỏa hiệp một chút về quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam, chúng tôi nghĩ rằng họ có thể làm tốt hơn.”

 

Quá lớn để chặn

 

Lei và những người khác nói rằng Facebook đã thường xuyên bị chặn ở Việt Nam cho đến năm 2011, và trong khi chính phủ có thể cấm mạng xã hội lại, nhưng làm như vậy sẽ gây tổn hại cho việc làm và nền kinh tế do số lượng doanh nghiệp phụ thuộc vào đây để bán và tiếp thị sản phẩm. Cấm đối Facebook và Google cũng sẽ làm tổn hại đến danh tiếng quốc gia thân thiện và cởi mở với đầu tư nước ngoài của Việt Nam.

 

Đối với chính phủ, chỉ đơn giản là phân tích và quản lý lợi ích so với chi phí,” Eddie Thái, một đối tác giúp quản lý một quỹ tập trung vào Việt Nam tại 500 Startups cho biết. “Lợi ích không chỉ mang tính chiến thuật, như giúp đỡ các chủ doanh nghiệp nhỏ, mà còn có tính chiến lược, như duy trì hình ảnh quốc tế về sự cởi mở. Các chi phí cảm nhận được xung quanh bất đồng tiềm năng. Chừng nào lợi ích còn lớn hơn chi phí, tôi nghĩ không có khả năng chính phủ sẽ cấm các trang này.”

 

Một cách mà chính phủ Việt Nam đã và đang chống lại ảnh hưởng của Google và Facebook là quảng bá các mạng xã hội nội địa vốn phải tuân thủ luật pháp Việt Nam. Các quan chức chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu đưa phần lớn người dân tham gia mạng xã hội trong nước như Lotus và Gapo, vào cuối năm 2020.

Nguồn: https://www.theinformation.com/articles/facebook-and-google-balance-booming-business-with-censorship-pressure-in-vietnam

Tin bài liên quan:

Việt Nam đang chuyển trục về phía Hoa Kỳ

Phan Thanh Hung

Bí thư Thành ủy Hải Dương bất ngờ xin từ chức

Phan Thanh Hung

VNTB – Đồng Tâm: sai phạm chủ yếu là của ai?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo