Việt Nam Thời Báo

VNTB- Kitô giáo đang gặp nguy hiểm ở VN trong bối cảnh hạn chế tự do tôn giáo

Christian Today, ngày 25/11/2016
(bản dịch của Vũ Quốc Ngữ)
(VNTB) – Tự do tôn giáo ở Việt Nam đang đối diện nguy cơ nghiêm trọng sau khi quốc hội lần đầu tiên  thông qua Luật Tín ngưỡng và Tôn giáo trong tuần trước.
    Có hay không “Tự do tôn giáo” ở Việt Nam? 


Luật này được thông qua trong ngày 18/11, bất chấp những quan ngại rằng nó không phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về tự do tôn giáo, tín ngưỡng, Christian Solidarity Worldwide (CSW) cảnh báo.
“Mặc dù toàn văn luật này vẫn chưa được công bố, luật này sẽ không khác biệt lắm so với các dự thảo trước đó” tổ chức thiện nguyện CSW cho biết.
“Dự thảo luật này đã được sửa đổi nhiều lần. Đôi khi có những tiến bộ được đưa vào dự thảo, có lẽ là sau khi nhận được góp ý của nhiều cộng đồng tôn giáo. Tuy nhiên, những cải thiện này, và những bảo đảm cơ bản về tự do tôn giáo và tín ngưỡng, đã bị làm suy yếu bởi yêu cầu đăng ký và sự can thiệp quá mức của Nhà nước vào công việc nội bộ của các tổ chức tôn giáo.”
Hiến pháp Việt Nam bảo đảm quyền tự do tôn giáo trong nguyên tắc, nhưng, như ở Trung Quốc, chính phủ cộng sản kiểm soát chặt chẽ hoạt động tôn giáo độc lập. Theo Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF), chính phủ Việt Nam đàn áp “các cá nhân và các nhóm tôn giáo như Phật giáo độc lập, Hòa Hảo, Cao Đài, và Kitô, những nhóm tôn giáo bị coi như là thách thức chính quyền”.
Một số người đấu tranh cho tự do tôn giáo vẫn còn bị giam cầm trong nước và trong những năm gần đây chính quyền đã áp dụng các biện pháp mạnh để hạn chế hơn nữa tự do ngôn luận và tôn giáo, USCIRF nói. Các nhóm tôn giáo phải đăng ký với chính phủ, nhưng nhiều nhóm thường bị từ chối. Người Hmong theo đạo Tin Lành đã bị đàn áp khốc liệt trong vài năm qua, và Việt Nam đã bị đưa vào danh sách những quốc gia được quan tâm đặc biệt (CPC) bởi USCIRF hàng năm kể từ năm 2001.
CSW đã kêu gọi chính phủ Việt Nam không coi đăng ký là điều kiện tiên quyết cho việc thực thi quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng. Trước đây, Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng đã yêu cầu tương tự.
Giám đốc điều hành của CSW Mervyn Thomas nói: “Khi nói về một luật về tôn giáo, đầu tiên chúng ta hy vọng rằng nó sẽ giải quyết các trở ngại đối với tự do tôn giáo, tín ngưỡng trong các quy định hiện hành. Thật không may, trong suốt quá trình soạn thảo, các nhà làm luật tiếp tục tập trung vào việc kiểm soát và quản lý các hoạt động tôn giáo, chứ không phải là bảo vệ tự do tôn giáo.
“Những đảm bảo cơ bản cho quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng không bị làm suy yếu bởi các yêu cầu đăng ký, và các nhóm không đăng ký hoặc không thể đăng ký không bị loại trừ khỏi việc thụ hưởng các quyền này. Chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam đảm bảo luật và trong thực hành quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng cho tất cả mọi người ở Việt Nam phù hợp với Điều 18 của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR). “
Trong số 93.4 triệu Việt, hơn một nửa được xác định theo Phật giáo. Số người theo Công giáo La Mã chiếm khoảng 7%, Cao Đài- giữa 2.5% và 4%, Hòa Hảo- từ 1,5% đến 3% và Tin Lành- giữa 1% và 2%.

(Nguồn: Christianity at Risk in Vietnam amid Restrictions on Religious Freedom)

Tin bài liên quan:

VNTB- Sáu nước ở Đông Nam Á được xếp vào những cường quốc quân sự trên thế giới

Phan Thanh Hung

VNTB- Tập Cận Bình của Trung Quốc có vai trò quan trọng trong trật tự toàn cầu mới- nếu ông ta tiếp tục kiểm soát

Phan Thanh Hung

VNTB- Số nạn nhân Việt Nam của nạn buôn người gia tăng ở Scotland

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.