Việt Nam Thời Báo

Công dân Phạm Đình Trọng bị khủng bố: Trách nhiệm công vụ của Chủ tịch UBND TP.HCM?

Minh Tâm
* Tác giả gửi bài trực tiếp cho VNTB

“Khủng bố” là một hành vi phạm tội được quy định tại Luật phòng, chống khủng bố, hiệu lực từ 01-10-2013.

An ninh “canh” Nguyễn Trí Dũng con trai Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải), ngay trước nhà Điếu Cày 84D Trần Quốc Toản, P6 Q3. Ảnh chụp từ  Video clip của FB Nguyễn Trí Dũng.




Đe dọa tính mạng

Ông Phạm Đình Trọng, một cựu quân nhân, hàm đại tá và đã từ bỏ đảng tịch đảng viên Cộng sản vào 20-11-2009.

Ông được biết đến là một nhà văn và nhà báo chuyên nghiệp, từng công tác ít nhất (mà người viết bài này được biết) tại hai cơ quan báo chí thuộc Bộ Tài chính và Bộ Y tế.

Sau khi ông Phạm Đình Trọng tham gia những tổ chức dân sự xã hội, cùng những cuộc xuống đường phản đối sự xâm lược của chính quyền Bắc Kinh, thì ông bắt đầu gặp nhiều cản trở trong đời sống từ phía công an.

“Sáng chủ nhật, 19-10-2014, tôi đến điểm hẹn uống cà phê với các anh chị trong Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng cũng không gặp trở ngại gì, không thấy bóng an ninh đeo bám. Tôi đã nhẹ nhõm nói với các anh chị quan tâm hỏi thăm rằng sau nhiều chủ nhật bị an ninh chốt chặn không cho tôi ra khỏi nhà thì đây là chủ nhật đầu tiên nhà tôi không còn bị chốt chặn”.

“Thứ Ba 21-10-2014, tôi phải chở cháu ngoại đến trường. Trên đường đi tôi vẫn để ý xem có đuôi bám theo không mà không thấy. Nhưng vừa thả cháu ở cổng trường và quay xe về liền có hai an ninh quen mặt trên một xe máy ép đến, kèm sát tôi. Đường đông xe nhưng tôi vẫn chạy khá nhanh. Bám sát bên nhưng sau một, hai bánh xe, họ bảo: Ông già rồi, đi chậm lại. Thấy tôi vẫn chạy nhanh, họ vọt lên đánh bánh trước xe họ vào xe tôi. Tôi không bị xô ngã, họ liền đe: Ông ba gai, tôi đập chết đó”.

“Quyền con người tối thiểu của tôi bị an ninh nhà nước ngang nhiên tước đoạt kéo dài là điều rất nghiêm trọng. Tôi rất mong được sự hỗ trợ, vào cuộc đồng cảm, chia sẻ với tôi”.

Công dân Phạm Đình Trọng phẫn uất bày tỏ.

http://www.ijavn.org/2014/10/nha-van-pham-inh-trong-van-bi-cong.html

Trách nhiệm của Chủ tịch UBND TP.HCM

Luật Phòng, chống khủng bố của Việt Nam có đề cập đến trường hợp như công dân Phạm Đình Trọng nêu ở trên.

Theo đó, nếu như cụ thể một công dân bị đe dọa xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể hoặc bị uy hiếp tinh thần để nhằm qua đó cản trở các hoạt động dân chủ xã hội, làm xấu đi hình ảnh của nhà nước Việt Nam thì có thể xem xét tội danh “khủng bố”.

Thậm chí việc cản trở hoạt động dân chủ xã hội bằng cản trở “dựng tường lửa”, “hack” (đánh sập) mạng máy tính, thiết bị số của cá nhân cũng được xem là hành vi “khủng bố”.

Như vậy, căn cứ vào nội dung của “Nghị định 07/2014/NĐ-CP quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quan hệ phối hợp của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố các cấp”, hiệu lực từ 25-03-2014, với trường hợp của công dân Phạm Đình Trọng, cần xem xét trách nhiệm công vụ của Chủ tịch UBND TP.HCM, khi trong cương vị là Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố TP.HCM, ông Lê Hoàng Quân đã không có các biện pháp bảo vệ công dân Phạm Đình Trọng, cản trở việc thực thi các quyền về con người mà Nhà nước Việt Nam đã cam kết với cộng đồng quốc tế.

Tin bài liên quan:

Nguyên nhân thực đằng sau việc trấn áp các blogger?

Phan Thanh Hung

Kết luận điều tra: Anh Ba Sàm – Nguyễn Hữu Vinh bị truy tố theo điều 258 BLHS

Phan Thanh Hung

VNTB – Xin lại câu tình tự ca dao

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.