——————
Lãi suất huy động giảm, ngân hàng lại càng lãi thêm?
Liệu lãi suất cho vay có giảm theo đà giảm của lãi suất huy động hay đây chỉ là bài toán nhằm tăng biên độ lợi nhuận trong điều kiện lãi suất đang chịu áp lực giảm?
Vietcombank lại tiếp tục “nổ” phát súng đầu tiên cho đợt cặt giảm lãi suất lần này, sau đợt điều chỉnh hồi giữa tháng 11 vừa qua. Liệu lãi suất cho vay có giảm theo đà giảm của lãi suất huy động hay đây chỉ là bài toán nhằm tăng biên độ lợi nhuận trong điều kiện lãi suất đang chịu áp lực giảm?
Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, mặt bằng lãi suất giảm 1,5-2%/năm so với cuối năm 2013, tiếp tục hỗ trợ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát được lạm phát, hỗ trợ ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối. Trong đó, mặt bằng lãi suất huy động giảm 1,5-2%/năm, lãi suất cho vay giảm khoảng 2%/năm, đưa mặt bằng lãi suất thấp hơn mức lãi suất của giai đoạn 2005-2006.
“Hiện lãi suất cho các khoản vay ngắn hạn đối với 5 lĩnh vực ưu tiên đang áp trần là 7%/năm, còn đối với lãi suất trung và dài hạn của các TCTD đặt ra trong mối quan hệ chặt chẽ với vốn huy động. Cho vay dài hạn phải lường đón được các lãi suất trong dài hạn, nến quy định trần sẽ rất khó đối với các TCTD. Tuy nhiên, Thống đốc cũng đã kêu gọi các TCTD giảm lãi suất với kỳ hạn này và hiện đã có 4 NHTM lớn đã vào cuộc mạnh mẽ”, bà Hồng thông tin.
Giảm lãi suất vì ai?
Vietcombank vừa tiếp tục có đợt điều chỉnh giảm lãi suất huy động lần thứ 5 trong năm. Theo đó, kể từ ngày 22/12, Vietcombank đã hạ mức lãi suất huy động cao nhất từ 6,3%/năm xuống còn 6,2%/năm. Cụ thể, lãi suất huy động VND kỳ hạn từ 24 đến 60 tháng là 6,2%/năm. Lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng giảm 0,2 điểm % từ 6,2% xuống còn 6%/năm.
Tuy nhiên, lãi suất huy động các kỳ hạn dưới 12 tháng được Vietcombank giữ nguyên tại mức điều chỉnh từ ngày 18/11. Lần điều chỉnh gần đây nhất, ngày 18/11, Vietcombank đã hạ một loạt lãi suất huy động từ 0,1 đến 0,5 điểm %.
Chính những đợt giảm lãi suất VND liên tiếp trong thời gian gần đây, lãi suất huy động của Vietcombank đã tạo khoảng cách đáng kể so với chính các thành viên trong nhóm ngân hàng thương mại nhà nước. Có thời điểm, chênh lệch lãi suất giữa Vietcombank với một số ngân hàng khác có lãi suất cao trên thị trường hiện đã doãng rộng tới 2%/năm.
Theo khảo sát trên thị trường, một số ngân hàng có mức lãi suất huy động tiền gửi VND cao nhất hiện cao hơn đáng kể so với Vietcombank. BIDV hiện có mức lãi suất huy động kỳ hạn 12 là 6,8%/năm, kỳ hạn từ 13 – 18 tháng là 6,2%, kỳ hạn 24 đến 36 tháng là 6,3%.
MB đang có lãi suất huy động VND kỳ hạn 12 – 24 tháng là 7%, các kỳ hạn từ 36 tháng đến 60 tháng là 6,5%/năm. Tại Sacombank, lãi suất huy động VND cao nhất hiện ở mức 7,7%/năm với kỳ hạn 13 tháng.
Trong khối NHTM cổ phần, một số thành viên cũng vừa giảm mức lãi suất cao nhất ở các kỳ hạn dài. Điển hình như tại Ngân hàng Bắc Á (BacABank), mức lãi suất huy động VND cao nhất 8,2%/năm trước đó đã rút về còn 7,9%/năm. Techcombank cũng đưa mức lãi suất huy động cao nhất là 7,1%/năm xuống còn 6,96%/năm…
Xu hướng cắt giảm lãi suất được dự báo sẽ còn tiếp diễn do dự báo lạm phát năm 2015 chỉ khoảng 4%. Tuy nhiên, liệu doanh nghiệp có thật sự được hưởng lợi trong những đợt giảm lãi suất này hay các ngân hàng đang vì chính mình?
Nhiều lãnh đạo ngân hàng thừa nhận, năm nay kinh doanh khó khăn, cho vay cũng khó trong khi xu hướng giảm lãi suất liên tục tiếp diễn khiến nhiều ngân hàng gặp khó trong việc duy trì mức mức lợi nhuận hợp lý.
Thậm chí, có một vài ngân hàng nhỏ, số điểm giao dịch bị lỗ chiếm hơn nửa tổng số điểm giao dịch của hệ thống ngân hàng đó, khiến có thời điểm những ngân hàng đó bị lỗ hoặc có lãi nhưng rất ít. Bởi vậy, khi nguồn cung tiền dư thừa, các ngân hàng phải tính đến việc cắt giảm lãi suất huy động để giảm bớt chi phí và điều chỉnh lại mức chênh giữa lãi suất huy động và cho vay để tối đa hóa lợi nhuận.
Theo giới chuyên gia, lãi suất huy động và cho vay vẫn ở mức chênh khá cao, khoảng 3,5 – 4%, thậm chí có ngân hàng còn ở mức 4 – 4,5%. Ví như ACB khoảng 4,2%, Sacombank khoảng 4%, Eximbank khoảng 3,5 – 4%…
Tuy vậy, vẫn có một số ngân hàng có mức chênh lệch thấp như Vietcombank trước khi điều chỉnh lãi suất vào ngày 22/12 thì mức chênh khoảng 2,5 – 3%, OCB khoảng 2,1 – 2,5%…
Theo TS. Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội, các ngân hàng nên giảm mức chênh xuống còn khoảng 2,5 – 3% để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh.
Ngân hàng ăn lãi từ đâu?
Có thể nói, lãi suất cho vay ngắn hạn đang ở mức rất thấp, mức chênh giữa huy động và cho vay cũng đảm bảo hài hòa lợi ích của cả 2 bên, ngân hàng và doanh nghiệp. Hiện lãi suất huy động là 5,5%/năm và cho vay ngắn hạn là 7 – 7,5%/năm. Đây không phải là kênh mà ngân hàng kỳ vọng có biên độ lợi nhuận tốt.
Còn cho vay trung và dài hạn thì các ngân hàng hiện đang còn hạn chế cho vay đối với doanh nghiệp do lo ngại. Với một ngân hàng có tỷ lệ cho vay trung và dài hạn như Vietcombank với tỷ trọng khoảng 40 – 45% dư nợ cho vay thì cũng có được mức chênh lãi suất khá cao sau khi điều chỉnh lãi suất từ ngày 22/12.
Theo ông Phạm Thanh Hà, Phó Tổng giám đốc Vietcombank, cho vay trung và dài hạn dành cho lĩnh vực ưu tiên đang được áp mức lãi suất từ 9 – 9,5%/năm.
Như vậy, nếu tính với mức lãi suất huy động cao nhất hiện nay là 6,2%, thì chênh lệch lãi suất của Vietcombank được nới lên từ 3 – 3,3%. Cần phải nói rằng, đối với doanh nghiệp không thuộc lĩnh vực ưu tiên, khách hàng cá nhân, lãi suất cho vay trung và dài hạn sẽ cao hơn, thấp nhất có lẽ là 10%/năm và cao nhất thì còn tùy vào “sức khỏe” của mỗi doanh nghiệp, cá nhân nhưng có lẽ ở thời điểm này chỉ khoảng 13%/năm.
Với mức huy động 6,2% và cho vay từ 10 – 13%, mức chênh lệch lãi suất của Vietcombank cải thiện đáng kể. Rõ ràng, dưới áp lực lợi nhuận, Vietcombank cần phải tính đến nhiều phương án, trong đó có cả phương án giảm lãi suất huy động nhưng chưa thể đủ để có thể giảm lãi suất cho vay nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
Đây cũng là bài toán mà nhiều ngân hàng đang áp dụng. Làn sóng giảm lãi suất huy động luôn được nhiều ngân hàng hưởng ứng, nhưng lãi suất cho vay dường như không giảm nhiều. Mặc dù, nhiều ngân hàng có áp dụng những gói lãi suất cho vay ưu đãi đối với kỳ trung và dài hạn cũng chỉ là thời gian đầu, nhất là với khách hàng cá nhân.
Hiện lãi suất cho vay trung và dài hạn đối với khách hàng cá nhân trên thị trường hiện nay khoảng 11 – 13%/năm, nếu có được vay với lãi suất ưu đãi vài tháng đầu là 7 – 8%/năm thì mức chênh lệch giữa huy động và cho vay của ngân hàng cũng không giảm nhiêu.
Với lãi suất huy động kỳ dài hạn khoảng 7 – 7,5% và cho vay với lãi suất 12 – 13%/năm, mức chênh của ngân hàng là rất lớn. Đây chính là lý do vì sao thời gian qua các ngân hàng đổ xô đi bán lẻ, cho vay khách hàng cá nhân mua nhà, mua xe…
Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, mặt bằng lãi suất giảm 1,5-2%/năm so với cuối năm 2013, tiếp tục hỗ trợ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát được lạm phát, hỗ trợ ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối. Trong đó, mặt bằng lãi suất huy động giảm 1,5-2%/năm, lãi suất cho vay giảm khoảng 2%/năm, đưa mặt bằng lãi suất thấp hơn mức lãi suất của giai đoạn 2005-2006.
“Hiện lãi suất cho các khoản vay ngắn hạn đối với 5 lĩnh vực ưu tiên đang áp trần là 7%/năm, còn đối với lãi suất trung và dài hạn của các TCTD đặt ra trong mối quan hệ chặt chẽ với vốn huy động. Cho vay dài hạn phải lường đón được các lãi suất trong dài hạn, nến quy định trần sẽ rất khó đối với các TCTD. Tuy nhiên, Thống đốc cũng đã kêu gọi các TCTD giảm lãi suất với kỳ hạn này và hiện đã có 4 NHTM lớn đã vào cuộc mạnh mẽ”, bà Hồng thông tin.
Giảm lãi suất vì ai?
Vietcombank vừa tiếp tục có đợt điều chỉnh giảm lãi suất huy động lần thứ 5 trong năm. Theo đó, kể từ ngày 22/12, Vietcombank đã hạ mức lãi suất huy động cao nhất từ 6,3%/năm xuống còn 6,2%/năm. Cụ thể, lãi suất huy động VND kỳ hạn từ 24 đến 60 tháng là 6,2%/năm. Lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng giảm 0,2 điểm % từ 6,2% xuống còn 6%/năm.
Tuy nhiên, lãi suất huy động các kỳ hạn dưới 12 tháng được Vietcombank giữ nguyên tại mức điều chỉnh từ ngày 18/11. Lần điều chỉnh gần đây nhất, ngày 18/11, Vietcombank đã hạ một loạt lãi suất huy động từ 0,1 đến 0,5 điểm %.
Chính những đợt giảm lãi suất VND liên tiếp trong thời gian gần đây, lãi suất huy động của Vietcombank đã tạo khoảng cách đáng kể so với chính các thành viên trong nhóm ngân hàng thương mại nhà nước. Có thời điểm, chênh lệch lãi suất giữa Vietcombank với một số ngân hàng khác có lãi suất cao trên thị trường hiện đã doãng rộng tới 2%/năm.
Theo khảo sát trên thị trường, một số ngân hàng có mức lãi suất huy động tiền gửi VND cao nhất hiện cao hơn đáng kể so với Vietcombank. BIDV hiện có mức lãi suất huy động kỳ hạn 12 là 6,8%/năm, kỳ hạn từ 13 – 18 tháng là 6,2%, kỳ hạn 24 đến 36 tháng là 6,3%.
MB đang có lãi suất huy động VND kỳ hạn 12 – 24 tháng là 7%, các kỳ hạn từ 36 tháng đến 60 tháng là 6,5%/năm. Tại Sacombank, lãi suất huy động VND cao nhất hiện ở mức 7,7%/năm với kỳ hạn 13 tháng.
Trong khối NHTM cổ phần, một số thành viên cũng vừa giảm mức lãi suất cao nhất ở các kỳ hạn dài. Điển hình như tại Ngân hàng Bắc Á (BacABank), mức lãi suất huy động VND cao nhất 8,2%/năm trước đó đã rút về còn 7,9%/năm. Techcombank cũng đưa mức lãi suất huy động cao nhất là 7,1%/năm xuống còn 6,96%/năm…
Xu hướng cắt giảm lãi suất được dự báo sẽ còn tiếp diễn do dự báo lạm phát năm 2015 chỉ khoảng 4%. Tuy nhiên, liệu doanh nghiệp có thật sự được hưởng lợi trong những đợt giảm lãi suất này hay các ngân hàng đang vì chính mình?
Nhiều lãnh đạo ngân hàng thừa nhận, năm nay kinh doanh khó khăn, cho vay cũng khó trong khi xu hướng giảm lãi suất liên tục tiếp diễn khiến nhiều ngân hàng gặp khó trong việc duy trì mức mức lợi nhuận hợp lý.
Thậm chí, có một vài ngân hàng nhỏ, số điểm giao dịch bị lỗ chiếm hơn nửa tổng số điểm giao dịch của hệ thống ngân hàng đó, khiến có thời điểm những ngân hàng đó bị lỗ hoặc có lãi nhưng rất ít. Bởi vậy, khi nguồn cung tiền dư thừa, các ngân hàng phải tính đến việc cắt giảm lãi suất huy động để giảm bớt chi phí và điều chỉnh lại mức chênh giữa lãi suất huy động và cho vay để tối đa hóa lợi nhuận.
Theo giới chuyên gia, lãi suất huy động và cho vay vẫn ở mức chênh khá cao, khoảng 3,5 – 4%, thậm chí có ngân hàng còn ở mức 4 – 4,5%. Ví như ACB khoảng 4,2%, Sacombank khoảng 4%, Eximbank khoảng 3,5 – 4%…
Tuy vậy, vẫn có một số ngân hàng có mức chênh lệch thấp như Vietcombank trước khi điều chỉnh lãi suất vào ngày 22/12 thì mức chênh khoảng 2,5 – 3%, OCB khoảng 2,1 – 2,5%…
Theo TS. Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội, các ngân hàng nên giảm mức chênh xuống còn khoảng 2,5 – 3% để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh.
Ngân hàng ăn lãi từ đâu?
Có thể nói, lãi suất cho vay ngắn hạn đang ở mức rất thấp, mức chênh giữa huy động và cho vay cũng đảm bảo hài hòa lợi ích của cả 2 bên, ngân hàng và doanh nghiệp. Hiện lãi suất huy động là 5,5%/năm và cho vay ngắn hạn là 7 – 7,5%/năm. Đây không phải là kênh mà ngân hàng kỳ vọng có biên độ lợi nhuận tốt.
Còn cho vay trung và dài hạn thì các ngân hàng hiện đang còn hạn chế cho vay đối với doanh nghiệp do lo ngại. Với một ngân hàng có tỷ lệ cho vay trung và dài hạn như Vietcombank với tỷ trọng khoảng 40 – 45% dư nợ cho vay thì cũng có được mức chênh lãi suất khá cao sau khi điều chỉnh lãi suất từ ngày 22/12.
Theo ông Phạm Thanh Hà, Phó Tổng giám đốc Vietcombank, cho vay trung và dài hạn dành cho lĩnh vực ưu tiên đang được áp mức lãi suất từ 9 – 9,5%/năm.
Như vậy, nếu tính với mức lãi suất huy động cao nhất hiện nay là 6,2%, thì chênh lệch lãi suất của Vietcombank được nới lên từ 3 – 3,3%. Cần phải nói rằng, đối với doanh nghiệp không thuộc lĩnh vực ưu tiên, khách hàng cá nhân, lãi suất cho vay trung và dài hạn sẽ cao hơn, thấp nhất có lẽ là 10%/năm và cao nhất thì còn tùy vào “sức khỏe” của mỗi doanh nghiệp, cá nhân nhưng có lẽ ở thời điểm này chỉ khoảng 13%/năm.
Với mức huy động 6,2% và cho vay từ 10 – 13%, mức chênh lệch lãi suất của Vietcombank cải thiện đáng kể. Rõ ràng, dưới áp lực lợi nhuận, Vietcombank cần phải tính đến nhiều phương án, trong đó có cả phương án giảm lãi suất huy động nhưng chưa thể đủ để có thể giảm lãi suất cho vay nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
Đây cũng là bài toán mà nhiều ngân hàng đang áp dụng. Làn sóng giảm lãi suất huy động luôn được nhiều ngân hàng hưởng ứng, nhưng lãi suất cho vay dường như không giảm nhiều. Mặc dù, nhiều ngân hàng có áp dụng những gói lãi suất cho vay ưu đãi đối với kỳ trung và dài hạn cũng chỉ là thời gian đầu, nhất là với khách hàng cá nhân.
Hiện lãi suất cho vay trung và dài hạn đối với khách hàng cá nhân trên thị trường hiện nay khoảng 11 – 13%/năm, nếu có được vay với lãi suất ưu đãi vài tháng đầu là 7 – 8%/năm thì mức chênh lệch giữa huy động và cho vay của ngân hàng cũng không giảm nhiêu.
Với lãi suất huy động kỳ dài hạn khoảng 7 – 7,5% và cho vay với lãi suất 12 – 13%/năm, mức chênh của ngân hàng là rất lớn. Đây chính là lý do vì sao thời gian qua các ngân hàng đổ xô đi bán lẻ, cho vay khách hàng cá nhân mua nhà, mua xe…
Theo Trần Giang
Diễn đàn đầu tư
————————-
* Tựa đề do VNTB đặt