Tôn Phi
(VNTB) – Cần có thể chế và thực thể để bảo trợ cho những người buôn thúng bán bưng. Những lời động viên cũng cần và càng cần hơn là các chương trình hành động cụ thể.
Chúng tôi có phỏng vấn tiến sĩ chính sách y tế Phạm Đình Bá và chị Người Mường nguyên nhân dẫn đến việc cán bộ bắt chị bán hàng rong và giải pháp.
Tiến sĩ Phạm Đình Bá cho rằng bất bình đẳng thu nhập sẽ dẫn đến những người bán hàng rong. Tuy nhiên tiến sĩ Bá cho rằng thiết kế đời sống bình sản – để không còn bán hàng rong – thì sẽ trái ngược với thị trường tự do. Cụ thể, ông Bá viết:
“Tư duy bình sản thì đối nghịch với cách vận hành ở thị trường tự do. Mức lương thường là lượng giá theo cách cung và cầu của công việc. Nếu tôi làm việc mà nhiều người có thể làm thế tôi, thì lương tôi thấp. Nếu anh làm một việc mà rất ít người có thể làm, thì lương anh cao. Cách này thì không có gì là không “bình sản” cả.
Bất bình đẳng thu nhập một phần lớn là ở người có vốn để đầu tư lấy lợi nhuận mà lợi nhuận thì lớn hơn rất nhiều so với mức tăng lương của người làm việc mỗi năm. Ở Canada, mức tăng lương cho người làm việc mỗi năm thường là khoảng vài phần trăm. Nếu nhiều cán bộ tham nhũng gởi con cháu họ sang định cư ở Canada với 1 triệu và họ đầu tư với mức đầu tư trung bình, mỗi năm họ thu lợi khoảng 9 phần trăm, khoảng 90000 mỗi năm. Đây là nguồn chính của bất bình đẳng thu nhập, người có tiền càng ngày càng giàu thêm, người nghèo thì khó có cơ may đi lên, nếu không chăm chỉ và cần cù làm việc, buôn bán hay học tập.”
Nghề bán hàng rong là tốt hay xấu?
Chị Người Mường- kênh Eva Tivi viết: “Chị thấy đúng không có việc làm gì là xấu. Chỉ có người làm cho việc làm đó trở nên phức tạp mà thôi.
Những người buôn thúng bán bưng họ không có tội cái tội là người cậy quyền cao chức trọng không biết sử sự cho sao cho hài hoà vậy nên mọi chuyện đã trở nên phức tạp gây hấn giữa quân và dân ( người buôn bán hàng rong).”
Trước tình trạng này, luật sư Luân Lê cũng có những bài thương xót cho tình cảnh của người vô sản Việt Nam ngày một gia tăng, phải đi bán rong nơi đường phố, mà chắc chắn tuyệt đại đa số không thể có được giấy phép. Luân Lê dùng lối viết văn thiên về đạo đức để phản đối cách bà bí thư phường hành hạ cô bán hàng rong. Bài viết được chia sẻ nhiều và dù sao cũng đáng để suy ngẫm.
Cần có thể chế và thực thể để bảo trợ cho những người buôn thúng bán bưng. Những lời động viên cũng cần và càng cần hơn là các chương trình hành động cụ thể.
Liên lạc tác giả: tonphi2021@gmail.com