VNTB – Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hứa hẹn gì về quyền tự do công đoàn?

VNTB – Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hứa hẹn gì về quyền tự do công đoàn?

Hà Nguyên

 

(VNTB) – Thường trực Ủy ban Xã hội đã có buổi làm việc với lãnh đạo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) về Dự kiến chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh, dự kiến việc phê chuẩn các công ước quốc tế năm 2023 và đến hết nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

 

Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Lê Văn Thanh cho biết, năm 2023 và đến hết nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, bộ sẽ thực hiện kế hoạch xây dựng 02 dự án luật và nghiên cứu, đề xuất gia nhập 03 công ước của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) trong giai đoạn 2023 – 2026.

Đối với dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi, bộ đã thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập xây dựng dự án luật; Tổ chức các cuộc họp Ban Soạn thảo để trao đổi, cho ý kiến về Kế hoạch soạn thảo và trình dự án Luật BHXH (sửa đổi), quan điểm xây dựng luật, một số nội dung lớn và cho ý kiến đối với dự thảo Luật BHXH (sửa đổi). Theo đó, Bộ LĐTBXH và BHXH Việt Nam đã tổ chức nhiều cuộc họp với các đơn vị chuyên môn của hai cơ quan, các cuộc họp kỹ thuật với các cơ quan có liên quan để trao đổi, cho ý kiến đối với từng vấn đề, từng nội dung cụ thể của Luật BHXH (sửa đổi).

Trong thời gian tới, Bộ sẽ tiền hành lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương về dự án luật; đăng tải dự án, dự thảo luật trên Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ và của Bộ LĐTBXH; tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo lấy ý kiến các đối tượng chịu tác động; lấy ý kiến các chuyên gia, nhà nghiên cứu đối với dự thảo Luật BHXH (sửa đổi); tổng hợp tiếp thu, giải trình ý kiến tham gia để hoàn thiện dự thảo xin ý kiến Ban soạn thảo, Tổ biên tập trước khi gửi Bộ Tư pháp thẩm định.

Đối với dự án Luật Việc làm (sửa đổi), thời gian tới Bộ LĐTBXH sẽ phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan tiếp thu, giải trình ý kiến thành viên Chính phủ và hoàn thiện Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Việc làm (sửa đổi) và xây dựng Hồ sơ dự án Luật Việc làm (sửa đổi) sau khi được Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.

Liên quan đến Công ước số 87 của ILO về tự do liên kết và bảo vệ quyền tổ chức (1948), Thứ trưởng Lê Văn Thanh cho biết, bộ đã xác định các nhóm công việc cụ thể sẽ được thực hiện đề xuất gia nhập công ước gồm: Thành lập Tổ nghiên cứu liên ngành đề xuất gia nhập Công ước số 87; Nghiên cứu nội dung Công ước số 87 và các tài liệu có liên quan tới công ước; Rà soát, hệ thống hoá pháp luật Việt Nam có liên quan Công ước số 87; Khảo sát đánh giá thực tiễn thực hiện quyền tự do liên kết, bảo vệ quyền tổ chức và khả năng Việt Nam gia nhập Công ước số 87; Xây dựng các tài liệu trong Hồ sơ trình gia nhập Công ước số 87 theo quy định của Luật Điều ước quốc tế năm 2016; Tham vấn ý kiến các chuyên gia, họp kỹ thuật, hội thảo tham vấn Hồ sơ trình Công ước số 87; Thực hiện các thủ tục chính thức trình đề xuất, gia nhập Công ước số 87 theo quy định của Luật Điều ước quốc tế năm 2016.

Trong năm 2023, bộ sẽ tiếp tục hoàn thiện các tài liệu trong Hồ sơ trình gia nhập Công ước số 87 và tiến hành các hoạt động tham vấn, lấy ý kiến, học tập kinh nghiệm… theo quy định của Luật Điều ước quốc tế, dự kiến trình Chính phủ vào Quý IV/2023.

Về Công ước số 131 về ấn định tiền lương tối thiểu (1970), thời gian tới, bộ sẽ tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các tài liệu trong hồ sơ trình gia nhập Công ước số 131 theo quy định của Luật Điều ước quốc tế; tổ chức các cuộc họp, hội thảo, tham vấn các bên liên quan để xây dựng, hoàn thiện hồ sơ trình gia nhập Công ước; Thực hiện trình tự, thủ tục để trình về đề xuất gia nhập công ước theo quy định của Luật Điều ước quốc tế (giai đoạn 2023-2024).

Đối với Công ước số 102 về quy phạm tối thiểu về an sinh xã hội (1952), Bộ sẽ xây dựng một số tài liệu nghiên cứu có liên quan như: Báo cáo nghiên cứu, đánh giá sự phù hợp giữa quy định của pháp luật Việt Nam với quy định của Công ước số 102; Báo cáo đánh giá thực tiễn triển khai pháp luật Việt Nam về an sinh xã hội so với quy định của Công ước số 102;

Báo cáo rà soát, cập nhật, đánh giá văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam liên quan đến an sinh xã hội; Báo cáo đánh giá tác động chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế – xã hội và các tác động khác của Công ước số 102; Báo cáo đánh giá sự tương thích của Công ước số 102 với các điều ước quốc tế khác mà Việt Nam là thành viên;

Dự thảo Kế hoạch thực hiện Công ước số 102; Nghiên cứu, xây dựng các tài liệu, tổ chức các cuộc họp, hội thảo tham vấn các bên liên quan để xây dựng, hoàn thiện hồ sơ trình gia nhập công ước. Thực hiện trình tự, thủ tục để trình về đề xuất gia nhập công ước theo quy định của Luật Điều ước quốc tế (giai đoạn 2025-2026).


 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)