Việt Nam Thời Báo

VNTB – Cái chết bí ẩn của nhà văn Ngô Tất Tố

Dương Tử

 

(VNTB) – Nếu nhà nho chân chính Ngô Tất Tố biết cách ứng xử “xu thời” như ông bạn Nguyễn Tuân chịu thi hành “khổ nhục kế” thì chẳng phải nhận cái chết bất đắc kỳ tử.

***

Nhà văn Ngô Tất Tố được đặt tên đường ở 10 tỉnh thành, nhiều hơn tất cả văn nghệ sĩ khác kể ca Tố Hữu trùm văn nghệ. Bởi là do các tỉnh thành được quyền chọn tên dựa theo “Ngân hàng tên đường” của chinh phủ và thêm tên nhân vật riêng địa phương mình.

Lâu nay trong hình dung của hầu hết bạn đọc, vẫn cho rằng nhà văn Ngô Tất Tố có một sự nghiệp suôn sẻ tử khi theo kháng chiến và cách mạng. Trên thực tế không hẳn như vậy. Nhà nghiên cứu Văn Giá nêu lên mấy tồn nghi gửi các nhà nghiên cứu và bạn đọc bổ khuyết:

Lưu ý rằng, về ngày tháng năm sinh, mất trong Từ Điển Văn Học (Bộ mới, Nhà xuất bản Thế giới, 2004)- từ điển uy tín nhất hiện này ghi: sinh năm 1894 (không có ngày tháng), và mất”? 4 .1954″ (không có ngày). 

Cũng trong Từ điển này chỉ ghi “ông mất tại Yên Thế, Bắc Giang”, không nói rõ mất vì nguyên nhân gì, như thông lệ. Mặc dù bạn hữu và gia đình nhiều người còn tại thế.

Đã từ lâu, giới nghiên cứu nghe tin đồn rằng Ngô Tất Tố chết vì treo cổ tự tử với những uẩn khúc nào đó. 

Gần đây, đọc trên trang FB của “Phannguyên Psg” 

https://phannguyenartist.blogspot.com/…/ngo-tat-to.html… 

có ghi rằng: “Gần ngày chiến thắng Điện Biên phủ, Hội Văn nghệ Việt Nam họp trên đồi Nhã Nam. Cuộc đấu tố của văn nghệ sĩ diễn ra gay gắt, căng thẳng.

Người ta đã vu cáo những chuyện tày trời, quyết liệt dồn Ngô Tất Tố vào chân tường. Tác giả của “Lều chõng” và “Việc làng” đã phạm tội phục cổ nhằm mục đích gì? Và Ngô Tất Tố đã qua đời vào đêm 20.4.1954 bằng thắt cổ tại nhà riêng ở Yên Thế, Bắc Giang. Cái sự chết của nhà văn khắc nghiệt đến mức nghĩa trang liệt sĩ xã ở địa phương đã từ chối không cho chôn“. (Thái Doãn Hiểu- cố nhà văn, nhà nghiên cứu văn học, quê Nghệ An )

Cũng lại có tin đồn khác một chút rằng khi Ngô Tất Tố nghe tin bà địa chủ Nguyễn Thị Năm bị chính quyền xử tử, nên ông thất vọng mà quyên sinh bằng cách treo cổ tự tử.

Ngô Tất Tố một nhà văn tên tuổi hàng đầu, có nhiều đóng góp cho nền văn học dân tộc nhiều thể loại: báo chí, tiểu thuyết, truyện ngắn, khảo cứu, dịch thuật như thế thì giới nghiên cứu văn học Việt Nam từ sau 1954 đến nay vẫn mang một món nợ lớn.

Nay đã đến lúc cần bổ khuyết những thông tin chính xác về nhà văn lớn của chúng ta.

Hy vọng các nhà nghiên cứu, các nhà văn và bạn đọc cùng lên tiếng để xác minh sự thực về dấu mốc ngày tháng năm sinh/ mất cùng nguyên nhân cái chết của nhà văn. (Hà Nội ngày 30/11/ 2021- Lời ngỏ của nhà nghiên cứu Văn Giá đăng trên FB).

Điểm qua một số phản hồi của văn hữu:

Vũ Xuân Tửu:

Nghe nói, ông phải treo cổ lần thứ 2 mới chết. Nhưng bây giờ, ỉm đi là thượng sách…”.

Bảo Thư

Em thấy các thông tin đưa ra về cái chết của Ngô Tất Tố đều chưa khả tín. Hầu như chưa có bằng chứng cụ thể hoặc nguồn tư liệu nào cả”.

Văn Giá Ngô: Dạ anh. Đúng vậy ạ. Nếu không thì nước đẩy thuyền càng trôi xa bờ sự thật.

Sunny Do: Ôi! Phận đời văn nghệ sĩ sao đắng cay quá vậy trời?!

Thy Nguyên: Xót thương lắm.

Phạm Duy Nghĩa: Con gái của cụ Ngô Tất Tố năm ngoái có đến gặp em, tặng em cuốn “Tắt đèn“. Hỏi bà ấy là biết anh ạ.

Đặng Chương Ngạn: Phạm Duy Nghĩa bạn ơi. Vậy bạn liên hệ ngay, làm rõ thông tin này đi !

 Phạm Duy Nghĩa hỏi cách nào. Anh biết thì nói đi

Lê Long: Nghe mà thấy thương cảm Cụ. Mong mọi thứ sớm sáng tỏ, anh minh .

Nguyễn Hữu Sơn: Vấn đề văn bản tác phẩm xứ ta còn quá nhiều chuyện… Cũng lại trông vào kế hoạch năm N+90…

Lão đồng hương có thông tin gì không? Mấy hôm nay tui có một việc liên quan đến cụ Tố…

Văn Giá Ngô …Cũng như tình hình văn bản tác phẩm Vũ Bằng, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Hàn Mặc Tử, v.v… Văn bản Ngô Tất Tố chắc còn nhiều (cụ đi khắp Bắc Nam, nhiều bút danh)… Đến nay, xứ ta vẫn chưa khuyến khích nghiên cứu, sưu tập văn bản, bù… 

Duy Chuẩn Nguyễn: Hy vọng lời kêu gọi mở của anh sẽ nhận được nhiều thông tin về cụ Ngô Tất Tố.

Nguyễn Vũ Vấn đề hay quá anh ạ

Biện Minh Điền Hoàn toàn tán thành với VG: “Cần bổ khuyết những thông tin chính xác về nhà văn lớn của chúng ta” trong điều kiện có thể. VG ở ngoài đó, có thể gặp bà Ngô Thị Thanh Lịch (sinh 1938, con gái nhà văn Ngô Tất Tố), tìm hiểu thêm, xem sao?

Do Ballantines: Con gái cụ vẫn còn sống. Các cháu nội, ngoại còn đầy đủ. Nguồn tư liệu ấy chắc không sai. Vấn đề là có ai để ý làm việc này không. Và được phép công bố đến đâu?

Nguyễn Cảnh Thuỵ

Rất cần làm rõ nguyên nhân cái chết của nhà văn Ngô Tất Tố.

Tiếc rằng vấn đề này nếu đặt ra sớm sẽ có những thông tin xác thực từ những người thân và nhà văn gần gũi ông!

Nguyễn Khôi

Cụ Thiều Chửu cư sĩ, tác giả bộ Từ điển Hán Việt uy tín nhất ở Việt Nam bị đấu tố đã đâm đầu xuống Thác Huống (Phú Bình,Thái Nguyên) tự vẫn…

Ttrịnh phương Rất ủng hộ ý kiến của thày giáo NVG.

Hệ Văn Phạm: Nên làm ngay ! Chắc không thật khó vì con cháu của Cụ còn nhiều. Hy vọng tất cả được làm sáng tỏ !

Mai Phương: Bức chân dung cụ này cho em thấy NTT là một người khảng khái và trung thực đến từng chi tiết (Dựa vào nhân tướng ạ. Ko biết có đúng vậy ko ? ) .

Mai Phương Văn tức là Người… phải chăng Kiệt tác Tắt Đèn đã ám vào đời Cụ ? “Trời tối như mực và như cái tiền đồ của chị “.

 Trịnh Quốc Thắng: Vì có nhiều uẩn khúc như vậy. Nên không ai muốn làm rõ sự thật đâu.

Đặng Binh: Nhà văn Nguyên Hồng cũng có thời sống ở Nhã Nam có con gái là Nguyễn thị Nhã Nam cùng học với bọn mình chắc có nghe cha kể về nhà văn NTT.

Việt Chiến Nguyễn: cách đây 2 năm tôi đã trực tiếp phỏng vấn bà Ngô Thanh Lịch, con gái cụ Ngô Tất Tố về chuyện này (có Trần Đăng Khoa làm chứng) và thấy sự việc không đúng như những lời đồn thổi. Tôi đã đăng bài viết về chuyện này trên một số tờ báo, Văn Giá à!

Văn Giá Ngô: Bác tìm lại bài báo, cho em xin nhé! Nếu còn trên online thì cho em đường link. Cảm ơn bác!

Việt Chiến Nguyễn:  Bà Ngô Thanh Lịch còn kể lại cho tôi nhiều chuyện hay và đầy tính nhân văn của cụ Ngô Tất Tố mà hồi bé bà từng chứng kiến

Canh Tranthanh: Cụ Ngô tự tử là chính xác rồi. Chỉ có nguyên nhân là chưa xác quyết thôi… cụ bất mãn với thời cuộc lúc đó. Rất kính trọng. Thương thân phận trí thức…

 Vũ Xuân Tửu nhà thơ

Canh Tranthanh: Nghe nói, nguyên nhân cụ Tố quyên sinh, vì bị chụp mũ “Âm mưu phục hồi chế độ phong kiến qua 1 số tác phẩm này nọ…

Ngoc Phung Hoai: Nhà báo chỉ biết phỏng vấn, còn  tùy bà Ngô Thanh Lịch giữ quan điểm riêng về Sự thật, bà cân nhắc có lợi hay có hại mà trả lời.

Điểm qua vê cuộc đời Ngô Tất Tố

Ngô Tất Tố sinh năm 1893 ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội). Ông là con thứ hai, là trưởng nam trong một gia đình có bảy anh chị em, ba trai, bốn gái. Lúc còn nhỏ Ngô Tất Tố được thụ hưởng một nền giáo dục Nho học đầy đủ. Năm 1912, Ngô Tất Tố học tiếng Pháp ở trường tư một thời gian ngắn và bắt đầu tham dự các kỳ thi Hán học truyền thống lúc bấy giờ vẫn còn được triều đình nhà Nguyễn tổ chức. Ông đỗ kỳ sát hạch, đến thi hương bị hỏng ở kỳ đệ nhất. Đến năm 1915, ông đỗ đầu kỳ khảo hạch toàn tỉnh Bắc Ninh, nên được gọi là đầu xứ Tố, rồi thi hương lần thứ hai, khoa Ất Mão, cũng là khoa thi hương cuối cùng ở Bắc Kì, ông chỉ qua được kỳ đệ nhất, nhưng bị hỏng ở kỳ đệ nhị (câu chuyện này được tiểu thuyết hóa trong cuốn LỀU CHÕNG, một phần giải thích nguyên nhân thi trượt).

Năm 1926, Ngô Tất Tố ra Hà Nội làm báo. Ông viết cho tờ An Nam tạp chí. Nhưng vì thiếu tiền, tờ báo này phải tự đình bản, Ngô Tất Tố cùng với thi sĩ Tản Đà đi vào Sài Gòn. Mặc dù không thật sự thành công trong cuộc thử sức ở Nam Kì, nhưng tại đây, Ngô Tất Tố đã có cơ hội tiếp cận với tri thức và văn hóa thế giới ở vùng đất thuộc địa chính thức của Pháp và theo đuổi nghề báo để chuẩn bị sau này trở thành một nhà báo chuyên nghiệp hàng đầu. 

Sau gần ba năm ở Sài Gòn, Ngô Tất Tố trở ra Hà Nội. Ông tiếp tục sinh sống bằng cách viết báo cho hơn chục tờ báo Bắc và Nam với 29 bút danh khác nhau 

Ông viết báo dưới ánh sáng tư tưởng Cách mạng tư sản Pháp, đấu tranh vì quyền lợi dân lao động. Ngô Tất Tố đã viết gần 1.500 bài báo. Di sản báo chí của Ngô Tất Tố trở thành những tư liệu phong phú, chi tiết, phản ánh toán diện và trung thực xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX.

Sau Sự biến tháng Tám; 

Năm 1945, khi Sự biến tháng Tám nổ ra, Ngô Tất Tố tham gia vào ủy ban giải phóng ở xã Lộc Hà quê ông. Năm 1946, Ông theo bạn hữu gia nhập Hội văn hóa cứu quốc và lên Việt Bắc tham gia kháng chiến chống Pháp. Thời gian này, Ngô Tất Tố đảm nhiệm cương vị Chi hội trưởng chi hội văn nghệ Việt Bắc, hoạt động ở Sở thông tin khu XII, tham gia viết các báo chí Kháng chiến… Ngoài ra, ông còn viết văn (1948).

Khi cuộc kháng chiến chống Pháp đi vào tàn cuộc. Ông qua đời ngày 21 tháng 4 năm 1954 tại Yên Thế, Bắc Giang. Một cái chết không rõ ràng và để lại nghi vấn “chết bất đắc kỳ tử”. Không được phong liệt sĩ dù ông chết trong vùng kháng chiến với chức danh cán bộ lãnh đạo văn nghệ.

Tác phẩm nghiên cứu và dịch thuật:

1.Thi văn bình chú (1941), Văn học đời Lý (tập I) và Văn học đời Trần (tập II) (trong bộ Việt Nam văn học) (nghiên cứu, giới thiệu, 1942), Lão Tử (biên soạn chung, 1942) Mặc Tử (biên soạn, 1942), Hoàng Lê nhất thống chí (dịch, tiểu thuyết lịch sử, báo Đông Pháp, 1942), Suối thép (tiểu thuyết Liên Xô dịch qua bản tiếng Trung,1946),Kinh Dịch (chú giải, 1953), Đường thi (sưu tầm, chọn và dịch, 1940)

Nhà văn Ngô Tất Tố cây bút tiên phong của chủ nghĩa hiện thực về người nông dân

Sau ba Truyện ký lịch sử: Vua Hàm Nghi với việc kinh thành thất thủ (tuyện ký lịch sử, 1935).Đề Thám (truyện ký lịch sử, viết chung, 1935), Trong rừng Nho (tiểu thuyết về nữ sĩ Hồ Xuân Hương, 1937). Ông ưu tiên viết về hiện thực trước mắt.

Ông được coi là nhà văn hàng đầu của trào lưu hiện thực phê phán ở Việt Nam trước 1945 với các tác phẩm tiêu biểu như Tắt đèn, Việc làng, Tập án cái đình, Lều chõng. 

Đối với đa số người yêu văn chương, hai tác phẩm Lều chõng Tắt đèn rất phổ biến và quen thuộc. Vì thế 10 tỉnh thành chọn tên ông cho những con đường phố.

 KẾT

Nếu nhà nho chân chính Ngô Tất Tố biết cách ứng xử “xu thời” như ông bạn Nguyễn Tuân chịu thi hành “khổ nhục kế” thì chẳng phải nhận cái chết bất đắc kỳ tử.

Ngô Tất Tố một trong số những nhà Hán học cuối cùng và trong số nhà báo đầu tiên đã tiếp thu ảnh hưởng báo  chí  và văn học Âu Tây. Nhà văn cho thấy ông là đại diện tiêu biểu cho những thay đổi của một lớp người trí thức trong giai đoạn giao thời, sự dung hòa tương thích giữa nền văn hóa mới và cũ.

Nhìn qua danh mục tác phẩm, ta thấy giai đoạn đi theo kháng chiến và cách mạng, Ngô Tất Tố không viết được tác phẩm nào đáng kể (Hai vở kịch ăn liền: Nữ chiến sĩ Bùi Thị Phác (kịch bản chèo, 1951), Đóng góp (1951)

Gia đình ông Ngô Tất Tố được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt 1) năm 1996. Đó như là một sự an ủi nỗi mất mát không gì bù đắp nổi của gia  đình ông. 

Bà Ngô Thanh Lịch là cựu đại biểu Quốc hội, được chế độ ưu đãi rồi. Bà ấy không dám kể sự thật đâu. Nhà nghiên cứu phải cất công dò tìm từ địa phương cũ, nơi cán bộ xã từ chối chôn ông ở nghĩa địa làng.

Lời kêu gọi của nhà nghiên cứu phê bình Ngô Văn Giá về cái chết bức tử trên mạng xã hội gợi lên một nghi án không thể bỏ qua. Một trang sử văn học nằm trong bộ sử dân tộc cần được lấp đầy chỗ trống.

(*) Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả


 

 

Tin bài liên quan:

VNTB – Thưởng thức vài bức “chân dung 99 nhà văn đương đại” của Nguyễn Khôi

Phan Thanh Hung

VNTB – Bàn về NS.Trần Long Ẩn, GS.Mai Quốc Liên và các người “bảo hoàng hơn vua”

Phan Thanh Hung

VNTB – VTV1 và cây bút Phong Thu đã “nịnh hót không trong sáng”!

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo