Việt Nam Thời Báo

VNTB – Cầm nhầm?

Định Tường

 

(VNTB) – Nhìn giác độ văn chương chữ nghĩa, có lẽ cần đã đến lúc cần ‘giải mật’ những nghi án văn chương liên quan đến tác giả Hồ Chí Minh.

 

Báo chí cách mạng kể câu chuyện như sau, và sinh thời cũng không thấy tác giả lên tiếng ‘đính chính’ gì hết, đó là bốn câu thơ: “Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên”.

Bài viết trên báo Quân đội Nhân dân, chuyên mục “Lời Bác dạy ngày này năm xưa”, số phát hành ngày 15-9-2018, viết:

“Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên”.

Trung tuần tháng 9-1950, trên đường đi Chiến dịch Biên Giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh ghé thăm một đơn vị thanh niên xung phong đang làm đường phục vụ chiến dịch, Người đã làm bài thơ trên tặng thanh niên.

Qua bốn câu thơ, Bác muốn nhắn nhủ thanh niên phải chú trọng bồi dưỡng về chí khí cách mạng. Người cho rằng, thanh niên muốn thực hiện ước mơ, hoài bão cao đẹp, muốn làm được việc lớn ích nước, lợi dân thì trước hết phải tự mình nâng cao chí khí, tuyệt đối trung với nước, với Đảng, hiếu với dân”.

(Bài viết đầy đủ tại https://www.qdnd.vn/ho-so-su-kien/loi-bac-day-nam-xua/khong-co-viec-gi-kho-chi-so-long-khong-ben-dao-nui-va-lap-bien-quyet-chi-at-lam-nen-549597)

Trong sách Ngữ văn lớp 12, có một đề bài tập làm văn như sau: “Suy nghĩ của anh (chị) về lời dạy của Bác Hồ đối với thanh niên: Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền. Đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên”.

Tập làm văn ở lớp 7, cũng có đề tương tự: “Chứng minh tính chân lý bài thơ: Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lắp biển/ Quyết chí ắt làm nên”.

Thời sự hơn, trong số báo phát hành ngày 19-5-2022, báo điện tử VOV (Đài tiếng nói Việt Nam), có bài “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền…” với phần mở đầu, viết: “Không có việc gì khó. Chỉ sợ lòng không bền. Đào núi và lấp biển. Quyết chí ắt làm nên”. 71 năm đã trôi qua, với những thanh niên vùng cao Bắc Kạn, những vần thơ ấy vẫn còn nguyên giá trị, giúp các bạn trẻ có thêm động lực vươn lên khẳng định bản thân mình”.

Theo bài báo này thì ngày 28-3-1951, khi đến thăm Liên phân đội thanh niên xung phong 312 đang làm nhiệm vụ tại cầu Nà Cù, thôn Nà Tu, xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn, Bác Hồ đã dành tặng cho thanh niên Việt Nam 4 câu thơ bất hủ: “Không có việc gì khó. Chỉ sợ lòng không bền. Đào núi và lấp biển. Quyết chí ắt làm nên”.

Những vần thơ Bác tặng đã trở thành niềm động viên to lớn với những người thanh niên, giúp họ vượt qua khó khăn, gian khổ hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc và bảo vệ đất nước.

Ông Nguyễn Nho, Cựu thanh niên Xung phong Liên phân đội 312 nói: “Sau khi ân cần hỏi thăm công việc và căn dặn các cháu thanh niên hoàn thành tốt nhiệm vụ, Bác bảo, bác tặng các cháu bài thơ và các cháu nhớ thực hiện tốt. Từ đó đến nay, lời dạy của Bác vẫn thôi thúc các thế hệ thanh niên xung phong khi xưa và thế hệ trẻ hôm nay hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ”.

(Tham khảo https://vov.vn/xa-hoi/khong-co-viec-gi-kho-chi-so-long-khong-ben-post944856.vov)

Như vậy nếu mang so hai bài báo cùng liên quan đến bốn câu thơ “Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên”, đăng trên báo Quân đội nhân dân và báo VOV thì thấy rõ về xuất xứ hoàn toàn sai biệt nhau.

Báo Quân đội nhân dân ghi bài thơ này được tác giả làm tặng vào trung tuần tháng 9-1950. Báo VOV nói rằng ngày 28-3-1951, tác giả tặng Liên phân đội thanh niên xung phong 312 đang làm nhiệm vụ tại cầu Nà Cù, thôn Nà Tu, xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.

Giới học thuật ngờ vực các thông tin trên với một lẽ rất đơn giản là chỉ cần tra cứu trên trang web Thư viện Quốc gia Việt Nam về từ khóa “Ấu học ngũ ngôn thi, 1863” và chịu khó đọc dần sẽ thấy có bài thơ thế này:

“Tạc sơn thông đại hải/ Luyện thạch bổ thanh thiên/ Thế thượng vô nan sự/ Nhân tâm tự bất kiên” (鑿 山 通 大 海/ 鍊 石 補 青 天/ 世 上 無 難 事/人 心 自 不 堅)”.

(Tham khảo: http://hannom.nlv.gov.vn/hannom/cgi-bin/hannom?a=d&d=BNTwEHieahcPB1863&e=——-vi-20–1–txt-txIN%7CtxME——)

Nghi vấn này thì đơn giản hơn nhiều khi đây là một nhà thơ đương đại của nền văn học cách mạng.

Nhà thơ, đại tá Quân đội Thanh Tịnh (1911 – 1988) trong bài thơ “Dân no thì lính cũng no”, sáng tác năm 1948, như sau:

“Trông lên thì thấy đầy sao

Nhìn quanh thì thấy đồng bào mến thân

Dễ trăm lần không dân cũng chịu

Khó vạn lần dân liệu cũng xong

Thóc thuế mà có dân đong

Trăm công nghìn việc ngược dòng cũng xuôi

Đêm nằm nghĩ lại mà coi

Liệu còn thằng giặc đứng ngồi sao yên?

Nhân dân là bậc mẹ hiền

Cơm gạo áo tiền thì mẹ phải lo

Dân no thì lính cũng no

Dân reo lập nghiệp, lính hò lập công…”.

Như vậy có thể xác lập rằng câu khẩu hiệu quen thuộc “Dễ trăm lần không dân cũng chịu/ Khó vạn lần dân liệu cũng xong”, lâu nay vẫn cho tác giả là Hồ Chí Minh, rất cần được trả lại đúng quyền tác giả được quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ.

Tương tự, “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, là của Quản Trọng (chữ Hán: 管仲; 725 trước công nguyên – 645 trước công nguyên) bên Tàu, chứ không phải của Hồ Chí Minh như thường thấy ở khẩu hiệu cổ động chính trị hay treo ở các trường học.


Tin bài liên quan:

VNTB – Điều 4, Hiến pháp 2013: đảng tự lấy đá ghè chân mình?

Trương Thế Tử

VNTB – Ai đã làm hư cán bộ đảng viên của Việt Nam?

Trương Thế Tử

VNTB – Bánh ít đi để bánh quy lại?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo