Việt Nam Thời Báo

VNTB – Đây là cách thế chiến có thể bắt đầu với Trung Quốc ở Biển Đông

Anh Khoa dịch

 

(VNTB) – Bắc Kinh và Washington phải cẩn thận.

 

Điểm mấu chốt: Trung – Mỹ không tin tưởng lẫn nhau và căng thẳng vẫn là một vấn đề. Với việc tranh nhau gây ảnh hưởng ở Biển Đông thì có ba điều điều sẽ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ.

 

 

Cả Trung – Mỹ đều không muốn chiến tranh, ít nhất là trong tương lai gần. Riêng Mỹ chắc chắn muốn tránh sự hỗn loạn mà bất kỳ cuộc xung đột quân sự nào với Trung Quốc sẽ tạo ra.

 

Tuy nhiên, cả hai quốc gia đều đưa ra các cam kết ở Biển Đông mà mỗi nước có thể khó lùi bước. Trong hai tuần qua, những cam kết này đã tạo ra một cuộc tranh luận gây khó khăn cho chính những nhà phân tích chính trị. Các vấn đề chính tập trung vào việc Trung Quốc mở rộng (hoặc tạo ra) các đảo ở Trường Sa, về mặt lý thuyết có thể cung cấp cơ sở cho các yêu sách đối với vùng lãnh hải. Sự cương quyết của Mỹ về tự do hàng hải có thể khiến những căng thẳng này gia tăng ở các phương diện sau:

 

Chuỗi đảo trong Biển Đông

 

Trong nhiều tháng qua, theo các nhà quan sát Trung Quốc đã đẩy mạnh xây dựng “Vạn lý trường thành bằng cát”. Trong đó bao gồm mở rộng một nhóm đảo ở  Trường Sa để có thể hỗ trợ phi đạo, vũ khí và các cơ sở lâu dài khác. Dường như Bắc Kinh cam kết bảo vệ những hòn đảo mới này như một phần của lãnh thổ Trung Quốc, điều mà Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển không ủng hộ. Washington lại có ý tưởng khác khi tìm cách duy trì thực hiện các cuộc tuần tra tự do hàng hải trong các khu vực mà Trung Quốc tuyên bố là lãnh hải.

 

Xung đột đang hiện hữu. Nếu tàu hoặc máy bay của Mỹ vào vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, thì các thủy thủ, binh lính và phi công Trung Quốc cần phản ứng hết sức thận trọng. Một hành động quân sự hóa có thể nhanh chóng  leo thang, đặc biệt là nếu Mỹ bị bất kỳ tổn thất nghiêm trọng nào. Điều đó cũng dễ dàng tưởng tượng ra kịch bản xây dựng đảo khiến Trung Quốc trở nên đối lập với các quốc gia ASEAN. Trong trường hợp như vậy, một cuộc tuần tra tự do hàng hải có thể đưa Trung Quốc vào thế khó xử.

 

Va chạm máy bay chiến đấu

 

Trung – Mỹ đã tiến gần đến xung đột liên quan đến va chạm máy bay, khi một chiếc P-3 Orion va chạm với máy bay đánh chặn PLAN J-8 vào năm 2001.

 

Không khó để tưởng tượng một cuộc đối đầu thậm chí nghiêm trọng hơn trong Biển Đông. Một va chạm vô tình sẽ đủ tồi tệ, nhưng nếu một kịch bản tương tự như sự kiện KAL 007 (chuyến bay 007 của Korean Air Lines (KAL007/KE007) bị máy bay đánh chặn Su-15 bắn hạ gần đảo Moneron, phía tây đảo Sakhalin, thuộc biển Nhật Bản vào thứ 5, ngày 1 tháng 9 năm 1983), nhưng lần này là binh sĩ Trung Quốc nổ súng vào một chiếc máy bay Mỹ, tình huống có thể trở nên tồi tệ rất nhanh. Và nếu một phi công Mỹ bắn vào máy bay Trung Quốc, phản ứng của người Trung Quốc có thể vượt mức để Bắc Kinh xử lý hợp lý.

 

Nếu Trung Quốc quyết định đi trước và tuyên bố vùng cấm bay trên Biển Đông, vấn đề có thể trở nên phức tạp hơn. Mỹ có thể bỏ lơ quan điểm đó của Bắc Kinh, nhưng Bắc Kinh có lợi ích lớn hơn và sự hiện diện lớn hơn ở Biển Đông. Một tuyên bố sẽ gần như chắc chắn gây ra phản ứng tương tự từ Mỹ, và máy bay của hai quốc gia sẽ gầm ghè nhau.

 

Tàu ​​ngầm va nhau

 

Trong Chiến tranh Lạnh, Liên Xô và NATO đã phải hứng chịu vô số tàu ngầm tên lửa, những chiếc thuyền săn nhau, và đôi khi va vào nhau, ở Đại Tây Dương, Bắc Cực và Biển Bắc. Mỹ – Trung có thể diễn ra theo cách tương tự, một phần vì Trung Quốc vẫn chưa chắc chắn thiết lập một cuộc tuần tra tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo (SSBN), và vì các tàu Trung Quốc không đi xa như Liên Xô. Nhưng khi lực lượng tàu ngầm của quân đội Trung Quốc trở nên phiêu lưu hơn thì sự cố tàu ngầm có thể gia tăng.

 

Nhiều nhà phân tích cho rằng quân đội của Bắc Kinh cần cho tàu ngầm đi ra khỏi quần đảo đầu tiên nhằm đe doạ Mỹ tiếp cận ‘vùng chủ quyền’ Trung Quốc. Chuẩn bị cho việc này sẽ đòi hỏi phải tăng các hoạt động đội tàu ngầm Trung Quốc, thường sẽ đưa các tàu Trung Quốc gần với tàu ngầm Nhật Bản và Mỹ.  Để chắc chắn, các tàu ngầm Trung Quốc đủ lớn để các tàu thuyền của Mỹ có đủ thời gian để tránh đường, nhưng điều tương tự cũng có thể diễn ra như từng diễn ra với các tàu của Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

 

Nếu một sự cố tàu ngầm Mỹ – Trung, bản chất của tàu ngầm này có thể tạo hy vọng cho sự xuống thang ( thường chúng ta thường không nghe về những tai nạn này ngay). Nhưng một sự cố như vậy cũng sẽ khiến nhân mạng và tài sản bị thiệt hại lớn hơn so với một vụ va chạm máy bay chiến đấu.

 

Kết

 

Chiến tranh (phát sinh) ngẫu nhiên hiếm khi xảy ra nhưng không phải là không có.  Điểm chung cho tất cả các kịch bản này là dư luận Trung Quốc có thể trở nên quá căng thẳng nhằm thúc ép quốc hội. Nếu Tập Cận Bình cảm thấy không thể lùi bước, thì chuyện sẽ rất khó lường.

 

Như Denny Roy đã lập luận, Trung Quốc đang tấn công ở Biển Đông. Bằng cách thiết lập các sự kiện nhằm khiến cho các hoạt động bình thường của Mỹ thành hành động can thiệp, gây bất ổn.

 

Nguồn: https://nationalinterest.org/blog/buzz/how-world-war-could-start-china-south-china-sea-131252

 

Tin bài liên quan:

VNTB – Dịch Vũ Hán và Tập Cận Bình: kẻ mạnh trở nên mạnh hơn ra sao?

Phan Thanh Hung

BBC – Biển Đông: Trung Quốc lại điều máy bay chiến đấu tới Hoàng Sa

Phan Thanh Hung

VNTB – Núp bóng Covid-19, Trung Quốc gia tăng gây hấn ở Biển Đông

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.