VNTB – Chấm phá đời tôi (19)

VNTB – Chấm phá đời tôi (19)

 

Ngụy Hữu Tâm

 

Kỷ niệm của tôi ở tư cách là Moritzburger và những vấn đề liên quan. 

Tôi viết bài này vào ngày 08 tháng hai. Hôm nay con gái tôi NGL từ Praha bay về HN, bởi vì bà bác nó, người có công giúp mẹ  nó rất nhiều, ốm nặng. Tôi đã định sang SB NB đón cháu, nhưng  sáng mai theo lịch phải vào BVHN tiêm Zoladex, nên đành để ngày kia gặp nó vậy.

Sau Tết thiếu giường, mất công đi xếp hàng từ 5h sáng mà đến 8h30 bác sĩ trực ở Phòng tiếp bệnh nhân của BVHN mới chính thức trả lời hết giướng rồi, bác phải chờ thôi, không thì vào viện mà nằm đất ư? Đành phải chờ một ngày mới có, may quá vì cuối tuần nhiều người bỏ về. Gặp anh S cũng vui, anh này trẻ, sinh 1951 chỉ thua tôi 7 tuổi nhưng trông như thua cả 2 con giáp, chưa về hưu. Anh người Thái Bình, cùng quê anh hùng Phạm Tuân nên kể lại chuyện con đường Trường Chinh với „đường cong mềm mại“ của các vị tướng Quân đội cộng sản. Anh bác sĩ Học viện Quân y 103 vốn học ở Odessa sau lại ra quân, làm trợ lý cho Bộ trưởng Thương binh xã hội, có 2 con gái lấy chồng người Mỹ, đang làm Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nên đang sống ở bang Washington, nên dĩ nhiên  biết nhiều chuyện hay, nói chuyện dí dỏm.     

…Hôm trước lên Viện có ghé thăm PGĐ mới đi chơi Tết trong Nam ra, gặp bạn Chanh, thí nghiệm viên VVL rồi sau chuyển sang Viện Hóa. Hắn nói tuy khai sinh 1945, nhưng thật ra là cùng tuổi với mình, sinh năm 44, nói vậy thì biết vậy thôi, đâu quan trọng nữa, cũng sắp ra đi cả rồi. Nhưng trông hắn trẻ, ai bảo cùng tuổi với mình được cơ chứ. Lại nhớ hồi sơ tán ở huyện Tam Dương ven bờ sông Lô với chợ Me, hay ra đó ăn „phở không người lái“. Chanh là người ở đấy nên nhớ hồi giáp Tết, mình có nhờ hắn mua mấy con gà mang về Hà Nội ăn Tết, quên sao được, hồi ấy thịt hiếm thế thì thịt gà đã là quý lắm rồi.

Còn những năm cuối thập niên 70 đầu 80 đó, dẫu đất nước đầy khó khăn, nhưng tôi mới TS về đã được nhận chức Q. Trưởng Phòng ngay nên tuy vất vả, thế nhưng với cuộc sống riêng tư thì cậu con đầu NHĐ cũng đã vào học trường tiểu học Lê Ngọc Hân là một trong những trường hay nhất Khu Hai Bà thành phố Hà Nội với Thầy Quý dạy chuyên Toán nên bà vợ đầu tôi ĐHS muốn sinh đứa thứ hai. Mà đã là phụ nữ, ai chẳng muốn „có nếp phải có tẻ“ nên rất quyết tâm sinh con gái. Bà ấy mê tín nên dùng phương pháp quay đồng xu hay tính chu kỳ kinh nguyệt, bà ấy áp dụng đủ cách để bắt tôi phải gặp nhau vào những ngày theo đúng lịch bà đã tính trước, bạn đọc chắc chắn qua những gì tôi đã viết, tôi hoàn toàn không gia trưởng, mà trái lại chính bà vợ mới quyết định nhiều việc trong nhà.

Hồi đó công nghệ laser mới phát triển, bên quân đội thiếu chuyên gia nên chúng tôi rất được trọng vọng, tôi rất hay sang làm việc với Khoa Chỉnh hình, BV QY 108,  của giáo sư Nguyễn Huy Phan. Và cũng hay đến sinh hoạt chuyên môn với Bộ môn Laser của Trường Đại học Kỹ thuật Quân sự ở ngôi villa rất đẹp tại ngã tư Hai Bà Trưng-Phan Bội Châu, thậm chí lên khu sơ tán của trường trên thị xã Vĩnh Yên. Tôi còn nhớ như in, hôm đó các anh ở trường báo cho tôi biết tối hôm đó sẽ có xe ghé đưa tôi lên Vĩnh Yên ít ngày. Thế mà theo lịch vợ tôi tính thì tối đó chúng tôi phải gặp nhau, thế là vợ tôi bắt tôi phải báo ốm không đi và… dĩ nhiên tôi phải chấp nhận.

Và thế là chúng tôi mới có cháu thứ hai là gái NGL sinh 1980, mà nay đã là phụ nữ thành đạt có hai trai đang học cấp hai bên Praha mà tuần này cháu cũng về Hà Nội 10 ngày dù mới cùng cả gia đình về nghỉ hè cả tháng, bởi vì bà chị vợ đầu tôi NTN, người chủ yếu giúp đỡ việc chăm sóc vợ đầu tôi ở Việt Nam, bị u đại tràng giai đoạn cuối đang trong cơn nguy kịch. May quá là bà đã thoát được cơn nguy kịch đó và cháu có thể yên tâm đầu tuần tới yên tâm trở lại Praha. Về cháu L rồi cũng phải kể lần sinh thứ hai cho cháu ở Berlin năm 1985, nhưng đó là câu chuyện quá ư ly kỳ và dài dòng mà tôi muốn để lại cho lần sau. 

Tờ Tạp chí Spiegel số 1 ra ngày 30 tháng 12. 2022 có những tiêu đề đầy hấp dẫn như sau trên bìa: 

Hatte Marx doch recht? Marx vẫn có lý ư? Warum der Kapitalismus so nicht mehr funktioniert – und wie er sich erneuern lässt Tại sao chủ nghĩa tư bản nếu cứ như thế chẳng còn vận hành được nữa – và liệu có thể đổi mới nó như thế nào. Và (tít in nhỏ hơn) Was 2023 bringt 30 Promi-Prognosen fürs neue Jahr 2023 sẽ mang lại những gì Tiên đoán cho Năm Mới 2023 của 30 người nổi tiếng Agenten-Krimi Putin’s Mann im BND Truyện trinh thám về gián điệp Người của Putin trong Tổng cục Hai của CHLB Đức Nahtod Was Sterbende am Ende sehen Cái chết cận lâm sàng Người trong cơn lâm chung cuối cùng sẽ nhìn thấy cái gì.

Bài đầu dài đến 12 trang, tôi cứ tưởng bài này phê phán Marx rất ghê, thế nhưng trái lại. Hết sức ủng hộ ông ta. Nhưng chủ nghĩa xã hội không phải à la Lenin vì không bao giờ nhắc đến tên ông ta chỉ một lần. Bài rất dài, quá chi tiết nên chỉ xin tóm tắt như sau.

Trang đầu là ảnh chân dung lớn của ông với tựa đề: Trên chuyến đi mềm mại hơn Karl Marx, đấy có phải là con người với những ý tưởng lệch lạc? Hoàn toàn không! Tất cả những biến động thời cuộc và khủng hoảng toàn cầu bất thần chứng tỏ rằng chủ nghĩa tư bản cổ điển không còn đưa ra những câu trả lời cho tương lai nữa. Điều đó mở ra cơ may cho một vận hội lớn: một trật tự kinh tế công bằng hơn, bền vững hơn. Phê phán chủ nghĩa tư bản là từ thời có chủ nghĩa xã hội, và những người có xu hướng ấy thì nhiều. Đến như Ray Dalio, nhà sáng lập Hedgefonds lớn nhất thế giới, có tài sản 22  tỷ USD và cuốn kinh thánh cho quản trị „Những nguyên tắc của thành công“, nay cũng phải ngồi đọc lại cuốn „Tư bản“. Theo ông, chủ nghĩa tư bản đã đi vào ngõ cụt, nó phải thay đổi, phải công bằng hơn, bền vững hơn, nếu không sẽ chết. Phải có một chủ nghĩa tư bản mềm mại hơn. Đặc biệt giới trẻ bất bình, thậm chí tức giận. Ở Mỹ, 49% người dưới 30 tuổi có ý kiến tích cực với chủ nghĩa xã hội. Nửa số người Đức được hỏi quy trách nhiệm về khủng hoảng khí hậu cho chủ nghĩa tư bản. Tờ báo Anh nổi tiếng „Economist“ và Carla Reemtsma, lãnh đạo phong trào Fridays for Future ở Đức đều mong „chủ nghĩa xã hội tiến công trở lại“. Tăng trưởng nhưng phải xanh, nghĩa là không hủy hoại môi trường.

Ý này đặc biệt là của Kohei Saito, giáo sư Triết 35 tuổi của Đại học Tokyo. Luận văn TS từ năm 2016 của ông đã là „Thiên nhiên chống lại Tư bản. Sinh thái học của Marx ở sự phê phán chủ nghĩa tư bản chưa hoàn thiện của nó“. Và năm 2020 ông viết một cuốn sách về chủ nghĩa xã hội kinh tế nới, ở đó ông giải thích khủng hoảng khí hậu ở tư cách là „sự biểu hiện của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa“ hoàn toàn theo nghĩa của Marx. Cuốn sách bán được nửa triệu bản, sắp được dịch ra tiếng Anh và Đức, và các cuốn sách của Marx, kể cả cuốn „Tư bản“ lại được bán chạy ở Tokyo. Liệu sự phê phán chủ nghĩa tư bản 150 năm tuổi của Marx khi máy hơi nước còn thời thượng, có thật sự đề ra câu trả lời cho khủng hoảng sinh thái hôm nay?

Tờ „Times“ bảo thủ của London gọi Mariana Mazzucato, giáo sư về các khoa học kinh tế ở University College London, là „nữ kinh tế gia gây sợ hãi cho toàn thế giới“. Bà đi gặp hầu như tất cả các tổng thống hay thủ tướng các nước. Trong khi những thập niên vừa qua, các kinh tế gia quan niệm rằng thị trường quyết định hướng đi, nhà nước chỉ gây rối và nên cố gắng tránh xa ra, thì bà nêu quan điểm ngược lại: thị trường đơn lẻ không có cơ may trong cuộc đấu tranh chống lại những thách thức của thế kỷ 21, đặc biệt là biến đổi khí hậu. Mazzucato đòi „nhà nước phải định hướng và đặt ra những mục tiêu đầy tham vọng“. Chính những thập niên các thị trường không được kiểm soát đã trực tiếp dẫn đến  khủng hoảng tài chính năm 2008, đồng thời cáo chung cho chủ nghĩa tân tự do, qua đó mở đường cho „chính sách quốc khố hướng theo nhiệm vụ“ như Mazzucato gọi nó như thế

Còn Jackson, kinh tế gia, triết gia, giáo sư của University of Surrey từ trên một thập nhiên đã viết cuốn tác phẩm chuẩn cho sự phê phán hiện đại chủ nghĩa tư bản „Thịnh vượng không cần Tăng trưởng“. Chủ nghĩa tư bản nhấn mạnh rằng con người hoàn toàn chẳng có thể khác gì hơn là luôn muốn có nhiều hơn: tiền, tài sản. Hơn, hơn, hơn nữa. Cho đến nay là thế, nhưng Trái Đất nóng lên nhanh chóng. Vì thế mà các tập đoàn lớn đã hứa, không chỉ chịu trách nhiệm trước người góp cổ phiếu, mà cả xã hội.

Redecker, triết gia Đức được đào tạo ở Cambridge yêu thích Marx và Shafik, kinh tế gia thực dụng Anh, giám đốc trường đào tạo các nhà tư bản „London School of Economics“, nguyên Phó chủ tịch Ngân hàng thế giới, ở 2 đầu chiến tuyến, nhưng lại cùng quan điểm „chủ nghĩa tư bản phá nát cuộc sống“. Để chung sống, phải có những quy tắc mới, những cải cách do con người nghĩ ra chứ không phải thị trường.

Họ đề xuất nhà nước không phân bố lại vì như thế đã thất bại rồi, mà „phân bố trước“: đầu tư rất mạnh vào giáo dục, hạ tầng cơ sở và tất cả các dạng của bình đẳng cơ hội.

Cũng phải hủy bỏ sự lệch lạc của hệ thống thuế tạo thuận lợi cho tư bản mà gây khó cho lao động.

„Vậy nên bây giờ là thời điểm phải tiếp tục phát triển toàn bộ mô hình, chủ nghĩa tư bản, có lẽ thậm chí triệt để“, theo Shafik.                 

Còn bài „Tiên đoán cho Năm Mới 2023 của 30 người nổi tiếng“ cũng gồm 12 trang là: Nhìn lại năm qua: dịch cúm corona 19, khí hậu, chiến tranh – cuối năm 2022 rõ ràng là, tất cả đều mệt mỏi. Nhưng tiếp tục sẽ ra sao? 2023 có lẽ sẽ hay hơn là mong đợi chăng? Spiegel hỏi những người (30 người) mà họ bắt buộc phải biết, quá nặng về những vấn đề của nước Đức nên chỉ xin lọc ra ít bài mà tôi thấy là hay nhất như sau. 

Bao giờ kết thúc khủng hoảng, Andreas Reckwitz (một trong số những nhà xã hội học nổi tiếng nhất ở Đức)?

Ở xã hội hiện đại, khủng hoảng chẳng phải là trường hợp cá biệt mà là trường hợp bình thường. Nên có thể gọi là, các xã hội hiện đại luôn ở trong trạng thái mất cân bằng. một động cơ gây khủng hoảng là sự kiện, ở các xã hội hiện đại luôn lại xuất hiện cái mới mà nó phá vỡ cái cũ: về mặt kinh tế nhiều ngành biến mất để ngành khác xuất hiện, về mặt công nghệ thì các kỹ thuật mới thay thế cái cũ, về mặt văn hóa thì những giá trị mới đẩy những giá trị đang có ra ngoài, về mặt xã hội có những giai tầng nổi lên và những cái khác tàn lụi. Quá trình hiện đại hóa làm xuất hiện kẻ thắng nhưng cũng cả người thua mà họ không nhất thiết thỏa mãn với những thất bại của mình. Kết quả là một quá trình bất tận những xung đột giữa những kẻ thắng và người thua do hiện đại hóa. Ở những năm qua cái đó đã khơi dậy chủ nghĩa dân túy trên toàn thế giới.

Mặt khác các xã hội đã kết mạng toàn cầu có xu hướng là những rối loạn nhỏ cục bộ lại gây ra những hậu quả cực lớn có tính thác lũ. Chúng ta đã thấy cái đó ở khủng hoảng tài chính và đại dịch. Cả khủng hoảng khí hậu cũng là sản phẩm của nhiều hoạt động sử dụng năng lượng nhỏ mang tính địa phương mà cuối cùng đã đạt tới một tipping point nguy hiểm trên toàn cầu mà chẳng ai đã chủ động nỗ lực vươn tới. Khi các xã hội càng kết mạng hơn thì xu hướng khủng hoảng càng cao hơn. Ở chừng mực đó thì quá trình toàn cầu hoá vào những thập niên vừa qua cũng là một động cơ gây khủng hoảng.

Khủng hoảng sẽ tiếp tục vô tận. Chẳng tránh được chúng hay diệt chúng mãi mãi. Cái đó đúng cho xã hội và cả cuộc sống cá nhân. Nhiệm vụ là giảm thiểu và làm nhẹ chúng để chúng không đưa đến tai họa. Niềm tin rằng, lúc nào đó loài người sẽ được sống trong một xã hội ở trạng thái cân bằng hoàn toàn với chính mình và luôn hài lòng, nghĩa là hoàn toàn không có khủng hoảng là một ảo tưởng. Chỉ có trong truyện cổ tích mới có ‚They lived happily ever after’.

Cái gì sẽ là cái lớn tiếp theo ở internet, Rezo (một trong số những YouTubern Đức nổi tiếng nhất)? Những mạng xã hội một thời lớn nhất rơi vào khủng hoảng nặng nề, nhà sáng lạp Facebook Mark Zuckerberg không thành công với việc làm mới metaversum, Twitter lắc lư sau khi Elon Musk tiếp quản.

Chắc chắn là AI, tức là trí tuệ nhân tạo và việc nó được ứng dụng như thế nào để sản xuất hay thay đổi hình ảnh, văn bản, video và băng ghi âm. Những tiến bộ vào những tháng qua là hết sức lớn và nên xuất phát từ điểm rằng, điều ấy sẽ không thay đổi. Những tác động là lớn đến mức ngay từ bây giờ, nhiều nhà sáng tạo nghệ thuật đã sợ mất việc vì các chương trình có thể hoàn thành miễn phí công việc của họ. Tôi cũng sẽ chẳng ngạc nhiên nếu như Spiegel số 2023 sẽ đưa ra bức ảnh bìa mà trên đó ít nhất cũng sẽ có nhiều phần do AI thực hiện. Có lẽ tác động lớn nhất sẽ là sắp tới, nói chung người ta sẽ không thể tìn vào video được nữa bởi vì chúng luôn cũng có thể được xây dựng một cách nhân tạo. Nếu chẳng hạn một video xuất hiện mà ở đó Donald Trump nói một cái gì đó chống lại dân chủ thì ông ta sẽ có thể đơn giản khẳng định ngay: ‚Đấy là một fake!’ Sẽ rất khó chứng minh điều ngược lại. Và với ý nghĩ hơi loạn này, tôi chúc tất cả bạn đọc vui vẻ bước vào Năm Mới!

Trong tương lai, phương Tây sẽ nhìn nước Nga một cách thực tế chăng, Olga Grjasnova (nữ văn sĩ gốc Aizerbajan tới Đức từ 1996)?

Có bao giờ nước Nga nhìn nước Nga một cách thực tế chăng? Sự đổ vỡ của Liên Xô, các tội ác của chế độ Stalin và cuộc chiến tranh chống lại Ucraina cũng là một cú sốc cho nhiều người Nga. Có lẽ cái đó là bài học cho năm 2023: đòi hỏi có một cái nhìn thực tế về các nước, các chính phủ và con người luôn rơi vào một ảo tưởng.

Tự do có phải là cái duy nhất đáng kể chăng, Marius Müller-Westerhagen (một trong số những nhạc sĩ thành công nhất Đức)? Khái niệm Tự do tạo dấu ấn cho cuộc tranh luận về chiến tranh. Một số người muốn trước hết phải kết thúc nhanh bạo lực, những người khác lại bênh vực Tự do cho Ucraina.

Tự do là một ảo tưởng. Một mục tiêu uy nghi mà nó lay động và thúc đẩy chúng ta nhưng lại luôn phải chứng tỏ ra mình chỉ là ảo ảnh. Tự do của một cá thể luôn tiềm ẩn mất tự do của một cá thể khác. Tự do duy nhất đối với tôi là có thể có được, là tự do của tư duy.

Phải loại bỏ tất cả các giải thưởng chăng, Kim de l’Horizon (Giải thưởng Sách Đức 2022)? Việc trao Giải thưởng Nobel Văn học luôn lại bị phê phán. Mới đây là những trách cứ chống Do Thái chống lại người nhận giải hiện nay là Annie Ernaux.

Có lẽ với mỗi giải thưởng cho một người sáng tạo nghệ thuật chúng ta lại phải trao một giải thưởng cho một sinh vật tạo sự sống – cho một trong số ít những sinh vật không phải là người mà (còn) sống sót trước loài người.

Năm 2023 chúng ta phải khước từ cái gì, Luisa Neubauer (nhà hoạt động khí hậu và bộ mặt của phong trào Fridays for Futur ở Đức)?

Ý tưởng rằng, nhất thiết xã hội và con người sẽ sống tốt hơn nếu họ hoang phí nhiều nguồn tài nguyên hơn. Ý tưởng rằng, trong cuộc khủng hoảng sinh thái vẫn có những kẻ không can dự. Bạn hoặc là một phần của vấn đề hoặc là một phần của giải pháp, chẳng có gì nằm giữa. Và điều vững tin rằng, mọi việc sẽ trở nên tốt hơn mà chẳng cần chúng ta can thiệp vào.

Ông còn tin vào tiến bộ đạo đức nữa chăng, Markus Gabriel (lý thuyết gia nhận thức, thuộc một trong số những triết gia hiện đại Đức gây tranh cãi nhiều nhất, cuốn sách nổi tiếng nhất của ông là „Tiến bộ đạo đức ở thời kỳ đen tối“)? Tình hình thế giới ảm đạm, người ta có thể nói, ngay trước đây thì tương lai cũng sáng sủa hơn.

Dĩ nhiên rồi. Chỉ có điều tiến bộ đạo đức xảy ra mà không có va chạm, và nó cũng không tự động đưa đến thiên đường trên Trái Đất. Năm 2022 đã đem đến tiến bộ đạo đức ở thời kỳ đen tối.

Cuộc chiến tranh Nga tấn công Ucraina, một cách rõ ràng là đáng sợ, cho thấy rằng, về mặt lịch sử thế giới vẫn có cái ác.  Nhưng phản ứng thận trọng của các nền dân chủ tự do và các nước Nato khi đó lại là nhận thức đạo đức – vậy là tiến bộ…

Nhưng chúng ta không nên quên rằng, rõ ràng là nhà nước Trung Quốc độc tài với việc cách ly quá dài trong cuộc đua chế độ ở việc chống dịch với các nền dân chủ tự do đã thấtbại. Các chiến lược giải pháp của các nền dân chủ tự do ở việc chống dịch dẫn đến ở đấy đã phát triển những thuốc tiêm chủng và những loại thuốc tốt nhất mà nhờ đó bây giờ chúng ta có thể tự do sống với virus. Hegel đã định nghĩa lịch sử rất đúng ở tư cách là ‚tiến bộ trong ý thức tự do’. Và người ta sẽ bảo: chúng ta đã trải nghiệm một năm lịch sử. 

Lược từ Spiegel số 1 ra ngày 30 tháng 12. 2022


 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)