Việt Nam Thời Báo

VNTB – Chấm phá đời tôi (20)

 

Ngụy Hữu Tâm

 

Kỷ niệm của tôi ở tư cách là Moritzburger và những vấn đề liên quan.

 

Tôi bắt đầu viết bài này vào ngày 17 tháng hai, ngày Trung Quốc đánh các tỉnh biên giới Việt Nam. Nhớ ngày này trước đây 7 năm chúng tôi biểu tình chống Trung Quốc ở Vườn hoa Lý Thái Tổ.

Con gái NGL lại chơi, cháu kể lại chuyện mà nó vừa thực hiện ở Praha làm vợ chồng tôi phục nể nó quá. Chuyện hơi riêng tư nên không tiện kể ra. Các bạn Séc của nó chắc chắn phải nể phục vợ chồng nó lắm. Thế mới thấy giới trẻ Việt Nam đã hoàn toàn hòa nhập với thế giới rồi, nhất là Séc thì quá rõ! Người Việt theo luật được coi là người thiểu số Séc y như Tày, Nùng ở Việt Nam, còn gì hơn thế nữa? Nhưng cũng phải có những người như cháu NGL và NBN mới có vị thế đó, chứ như Trịnh Xuân Thanh và các cựu quan chức CS, nếu có được ở Đức hay bất cứ nước văn minh nào khác thì cũng chỉ làm xấu hình ảnh người Việt chúng ta thôi.        

Tôi đi dự đám tang anh Văn Ngọc Hướng, giáo sư khoa Hóa ĐHTHHN và dự giỗ đầu anh Lê Thành Lân, nguyên Viện Tính toán&Điều khiển, người có công xây dựng bộ lịch riêng cho Việt Nam. Cô em tuy đi cùng đám đầu nhưng bảo ông em rể ngại đi vì dân ta nói người ốm không nên dự vì sợ quỷ? dữ làm ốm thêm. Mê tín quá đáng. Mà ông em là giáo sư TSKH ở Leningrad về cơ đấy nhé! Tôi chẳng sợ cả quỷ lẫn Thần Chết, chúng không sợ tôi thì thôi chứ có cớ gì tôi phải sợ chúng?

Trở lại kỷ niệm xưa, xin lui lại ít năm thời nghiên cứu sinh, tôi có bạn Đức rất quý là vợ chồng TS. Weidner, cả 2 đều TS, chồng TS luật, vợ TS Y khoa. Bà vợ thì như có lần đã kể, tôi vốn ham của ngọt nên đau răng, bà có mở phòng mạch riêng gần Adlershof nên tôi từ ZOS ghé gặp bà. Lần đầu tiên tôi đã ấn tượng ngay về bà vì bà có nét phúc hậu của Đông Âu như Nga ấy chứ không rắn như phụ nữ Đức. Giọng lại hơi trọ trẹ nữa. Thế là sau vài buổi đã quen quen mới đánh liều làm quen tán: „Bà không phải người Đức!“

Thế là bà như được cởi mở tấm lòng kể là dân Bắc Âu vùng Lettonia hay Estonia gì đó tôi không nhớ kỹ, chỉ sang Đức sau Thế chiến hai. Cũng có nét người nước ngoài ở Đức nên dễ nói chuyện lắm. Bà lại ở ngay gần ga Friedrichsfelde-Ost nên rất tiện cho tôi ghé thăm ông bà. Thế cho nên hầu như tối week-end nào tôi cũng ghé, không ông bà thì ông bà Faber, thế cho nên tuy thời gian nghiên cứu sinh gần 4 năm mà với tôi cứ như thoi đưa. Cha tôi khi qua Đức cũng có ghé thăm ông bà. Và nhất là cậu em tôi NHC mà sau này sẽ kể kỹ, khi bức tường gần đổ là năm 1989, thày König nhận sang làm nghiên cứu sinh tự túc vì thày có hợp đồng với ngoài, nhưng phải kiếm chỗ ở vì Berlin rất khó kiếm nhà thuê. Tôi nhờ vợ chồng TS. Weidner là xong ngay, cả vợ chồng và thằng con 5 tuổi NHM sang ở trọ một bà góa ngay gần chỗ họ, rộng rãi, thoải mái vô cùng, cũng gần ga S-Bahn, tôi cũng đã nhiều lần ghé đó khi nghỉ đông hay nghỉ hè từ Constantine sang. Về kỷ niệm ở nước ngoài thì nhiều lắm, hồi ký còn lai rai được, chỉ có bạn đọc có hứng thú xem hay không mà thôi!                   

******

Cuối cùng là phần điểm báo Đức. Tờ Tạp chí GEO số tháng 12/2022 với tiêu đề „Tôi có còn bình thường nữa hay chăng?“ Test lớn cho chính bản thân mình Gánh nặng do sợ hãi Rối loạn miễn cưỡng xuất hiện như thế nào và bắt đầu từ khi nào phải điều trị nó 

Đặc biệt:  Dirk Steffens thảo luận với Yuval Harari về tương lai loài người.

Bài hay nhất, là Phỏng vấn Yuval Harari, dài đến 7 trang khổ 22X27 nên chỉ xin dịch một nửa ở phía đầu và cuối, xin bạn học thông cảm: 

 „Thế giới mà chúng ta đang sống, do con người tạo nên chứ chẳng phải do số phận“

Con người chậm hơn con báo, yếu hơn đười ươi nhưng vẫn thống trị thế giới. Vì sao? Bởi lẽ chúng ta đã học cách hợp tác, Yuval Harari, một trong số những nhà tư duy đi đầu nổi tiếng nhất hiện nay. Khả năng này, theo Harari, có thể giúp chúng ta giải quyết các nhiệm vụ của loài người, nếu như chúng ta tiếp cận nó một cách thông minh.

GEO: Ở nhà tôi có đọc cho 2 cháu 9 tuổi nghe từ cuốn sách mới của ông. Chúng không hiểu vì sao không phải khủng long lãnh đạo thế giới. Hay hổ hay ít nhất là voi mamut. Hay bất cứ con vật thông minh, mạnh mẽ nào khác mà chính lại là con vật 2 chân ốm yếu là chúng ta.  

Harari: Đúng, đấy là vấn đề mấu chốt. Chúng ta rõ ràng là con vật thành công nhất tồn tại. Thế nhưng khi nhìn chúng ta ở tư cách là những cá thể, khi nhìn cơ thể chúng ta thì chúng ta lại chẳng gây ấn tượng gì. Chúng ta không to như voi, chạy không nhanh như báo, không có móng vuốt dài hay cơ bắp lớn. Đười ươi rất mạnh hơn người. Thành công của chúng ta dựa vào khả năng của chúng ta hợp tác theo số đông.

GEO: Thế nhưng sư tử, khỉ và voi cũng hợp tác theo đàn.

Harari: 10 hay 20 con voi có thể làm việc cùng nhau. Có lẽ đười ươi có thể hợp tác với vài chục con khác. Con người có thể hợp tác với hàng triệu và hàng tỷ người khác. Và khi chúng ta nghĩ tới tất cả những thành tựu lớn của loài người, từ xây kim tự tháp đến chuyến bay tới Mặt Trăng hay phân rã nguyên tử, thì đấy luôn là tác phẩm của nhiều người.     

GEO: Dĩ nhiên khi ấy xuất hiện câu hỏi cái gì tạo khả năng cho chúng ta làm việc đó. 

Harari: Và câu trả lời thật sự đáng ngạc nhiên là: Đấy là việc kể lại lịch sử! Khi chúng ta nhìn lại một sự hợp tác lớn của loài người thì cơ sở luôn là một câu chuyện mà nó liên kết tất cả, dù cho chúng ta xem các quốc gia, tôn giáo hay hệ thống kinh tế. Người ta chẳng bao giờ có thể thuyết phục một đám đười ươi đánh một đám khác bằng cách nói với chúng rằng phần thưởng cho việc đó là chúng sẽ có thể lên Trời của đười ươi mà ở đó có đủ thứ chuối và dừa và bất cứ thứ gì. Chẳng có con đười ươi nào tin vào những câu chuyện như thế. Thế nhưng con người lại tin vào những câu chuyện như thế, và một mặt thì đấy là lý do vì sao họ có quân đội và tiến hành những cuộc chiến tranh lớn này, nhưng cũng là nguyên nhân vì sao chúng ta xây bệnh viện và trường học.

GEO: Cái gì gắn kết người xưa, cái gì là lịch sử chung của họ? Phải chăng đó là những hội họa hang như ở Lascaux?  

Harari:  Đúng, nhưng không chỉ Lascaux mà cái ấy đã có từ sớm hơn nhiều. Chúng ta biết các bức tranh trong hang từ Indonesia, từ Sulawesi và Borneo có tuổi thọ hơn 40000 năm. Cái không thể là tác phẩm của một nhóm riêng lẻ, chẳng hạn, 50 người. Tôi tìm ra cách mới để bắt cá, anh phát hiện ra một loại lá cây giúp chữa vết thương. Như vậy chúng ta có thể phát triển nhanh hơn rất nhiều nếu so với cái có thể ở nhóm chỉ gồm 50 cá thể. Vấn đề không chỉ là phải nuôi những người không đi hái lượm dâu vì họ bận vẽ hang. Ngoài ra rất khó phát triển màu, bút vẽ và đặc biệt là kỹ thuật vẽ. Tôi muốn nói rằng nghệ thuật chẳng bao giờ là tác phẩm của một tài năng riêng lẻ. Hãy nghĩ tới Michelangelo hay nhà nguyện Sixtin. Nếu như chỉ có Michelangelo thì chúng ta lại không có nhà nguyện Sixtin, bởi vì ông ta xây trên công việc của hàng ngàn hay triệu người trước ông, trên truyền thống nghệ thuật mà nó truyền cho ông cách sáng tác một bức tranh thế nào, cách dùng một vài vạch chuyển động và cảm xúc để có thể mô tả như thế nào.

Nếu chưa bao giờ nhìn thấy một bức tranh của ai đó khác thì điều đó là không thể được. Vậy khi tôi nhìn nghệ thuật hang Sulawesi thì tôi rất rất rõ rằng đấy chẳng phải là tác phẩm của một nhóm riêng lẻ 50 cá thể. Đó là tác phẩm của một mạng xã hội lớn ở đó mọi người trao đổi kỹ thuật, công nghệ và lịch sử.                            

GEO: Có phải kỹ năng networking đặc biệt này là lý do, vì sao homo sapiens thắng những loại người khác, chẳng hạn Neanderthaler? Dẫu cho họ cũng thông minh và có lẽ cũng còn khỏe hơn?   

Harari: Đúng, về thân thể thì họ trội hơn. Họ có não mà ít nhất chúng cũng lớn như não của chúng ta, thậm chí có lẽ còn lớn hơn. Có thể thậm chí họ còn thông minh hơn chúng ta, nhưng rõ ràng là họ chưa làm việc cùng với người lạ. Chúng ta biết điều ấy vì các dụng cụ của người Neanderthaler luôn được chế tạo từ vật liệu từ vùng mà rồi ở đó cũng tìm thấy dụng cụ đó. Nhưng ở những địa điểm khảo cổ học của homo sapiens của trước, cứ cho là 40000 năm, người ta tìm thấy dụng cụ và vật liệu từ xa hàng trăm cây số. Tất cả các sapiens cổ này vậy là đã có thể buôn bán với người ở nhóm khác, bộ tộc khác hay trao đổi quà tặng hay bất cứ cái gì khác.    

GEO: Bởi vì chúng ta liên tục nói chuyện với nhau, kể cho nhau nghe, thông báo cho nhau những câu chuyện, đàm thoại với nhau và đơn giản là chẳng bao giờ nguôi miệng, nên chúng ta đã đi đến một cộng đồng giá trị và ý tưởng chăng? Đi đến một thể loại như trí tuệ bầy đàn chăng?     

Harari: Và cái quan trọng nhất ở đây là 500 người ở một mạng lưới thực hiện rất nhiều phát minh hơn là chỉ có 50 người. Tôi tìm ra cách mới để bắt cá, anh phát hiện ra một loại lá cây giúp chữa vết thương. Như vậy chúng ta có thể phát triển nhanh hơn rất nhiều nếu so với cái có thể ở nhóm chỉ gồm 50 cá thể.    

GEO: Dịch về ngày hôm nay: chủ nghĩa biệt lập, chủ nghĩa dân tộc, sự bài ngoại kìm hãm sự phát triển của một xã hội bởi vì khi đó người ta sẽ không còn có thể học hỏi của tất cả những người thông minh khác mà họ không thuộc về nhóm mình, thuộc dân tộc mình?  

Harari: Chính như vậy… Sau đây vấn đề xoay quanh chuyện bóng đá, trí tưởng tượng của loài người, doanh nghiệp, lịch sử nước Nga với Ucraina, Hoa Kỳ, Trump và Putin.  

…GEO: Khi người ta đọc các cuốn sách của ông, người ta có thể có cảm tưởng rằng, xe luôn tuột dốc không phanh đối với loài người. Và chính là ngay từ cuộc cách mạng đồ đá mới, nghĩa là từ khi bắt đầu nền văn minh của chúng ta. Chúa dành cho chúng ta sự diệt vong chăng?  

Harari: Lịch sử chẳng bao giờ hướng theo một phía. Mọi cái xảy ra đồng thời, tích cực lẫn tiêu cực. Vào những thập niên qua có gia tăng khủng hoảng khí hậu và đồng thời cuộc cách mạng chủ nghĩa nữ quyền chính là một trong số những thành tựu lớn nhất của loài người. Đấy là một chuyển biến xã hội và đạo đức sâu sắc sau hàng ngàn năm các xã hội gia trưởng làm thay đổi một trong những hình mẫu cơ bản của truyền thống loài người, dù cho chúng ta vẫn chưa có bình đẳng hoàn toàn. Và cái đáng ngạc nhiên: nó xảy ra phần lớn một cách yên bình. Khác với Robespierre ở cuộc cách mạng Pháp hay Lenin ở cuộc cách mạng bônxêvich, trông có vẻ cứ như cần phải có bạo lực để làm thay đổi cái gì. Rồi những người theo chủ nghĩa nữ quyền đến. Họ không gây chiến tranh. Không thực hiện những vụ ám sát Tổng thống. Không xây những gulag. Và họ đã thành công với việc làm thay đổi thế giới theo một cách lớn hơn và sâu sắc hơn Robespierre và Lenin hay là một trong số những nhà cách mạng bạo lực khác này. Đấy vậy là cái làm chúng ta hy vọng.                       

GEO: Ông là người lạc quan? 

Harari: Tôi không là người lạc quan mà cũng chẳng là người bi quan bởi vì cả 2 đều xấu. Khi chúng ta truyền bá chủ nghĩa lạc quan, cái đó làm cho người ta tự mãn: ồ, tất cả sẽ tốt lên! Chúng ta chẳng cần phải làm bất cứ cái gì cả. Và chủ nghĩa bi quan: rồi tất cả sẽ đáng nguyền rủa. Thế giới sẽ diệt vong, hoàn toàn chẳng có cái gì mà chúng ta có thể làm. Thông điệp chính của tôi là một thông điệp về trách nhiệm chứ không phải về chủ nghĩa lạc quan hay về chủ nghĩa bi quan.     

GEO: Đối với ông thì câu hỏi về trách nhiệm cũng rất quan trọng ở việc dinh dưỡng: ông chủ yếu ăn chay vì các lý do đạo đức. Vì sao?  

Harari: Một mặt thì cách dinh dưỡng của chúng ta là một vấn đề sinh thái, bởi vì công nghiệp thịt và sữa chịu phần lớn trách nhiệm cho khí nhà kính cũng như ô nhiễm nước, đất và không khí. Đồng thời nó gây ra một vấn đề đạo đức lớn. Người ta gây vô vàn đau đớn cho hàng tỷ sinh vật nhạy cảm. Về mặt thân thể, nhưng không chỉ có thế: khi người ta tách một con bò cái ra khỏi bê con, nó đau đớn vô cùng. Người ta chặt đứt sợi dây kết nối cơ bản nhất trong giới động vật có vú, sợi dây kết nối giữa mẹ và con. Mà công nghiệp sữa lại dựa trên đó. Đúng ra bò cái không sinh ra sữa cho người uống mà chúng sinh ra sữa để nuôi bê của chúng.

Vậy là có một vấn đề sinh thái học và một vấn đề đạo đức học. Nhưng bởi lẽ tôi chẳng tin rằng chúng ta có thể thuyết phục tất cả những người ăn thịt, nên chúng ta nên đặt hy vọng vào công nghệ. Vào thịt được sản xuất một cách nhân tạo. Khi người ta ăn một miếng steak, người ta có thể ăn tiếp một miếng nữa, nhưng cho cái đó người ta không đem một con bò cái ra và giết nó. Trước đây vài năm nghe còn như là science-fiction và chắc chắn còn cần vài năm nữa cho tới khi giá giảm và giải quyết được tất cả các vấn đề về sản xuất hàng loạt. Nhưng tôi tin rằng chúng ta có thể giải quyết được vấn đề này về mặt công nghệ.   

GEO: Vì sao những câu chuyện mà chúng ta kể về việc ăn uống lại đối nghịch và gây tranh luận đến thế? 

Harari: Con người ta thường thật sự bị ám ảnh bởi đề tài ăn uống. Hệt như ở những tôn giáo mà ở đó dinh dưỡng được coi đồng nghĩa với sự trong sạch nội tâm. Tôi thiếu tin tưởng cái loại phái ăn chay này, nó vùng vẫy trong cái bẫy của sự trong sạch. Tôi sẽ không trong sạch khi tôi chỉ sờ vào một miếng duy nhất dù đó là thứ gì. Nhưng đó chẳng phải là vấn đề của sự trong sạch mà là một vấn đề của đạo đức học. Tôi cố gắng hành xử thường xuyên nhất có thể sao cho loài vật không bị gây đau đớn không cần thiết. Thế nhưng khi người ta chỉ đam mê ăn uống, người ta sẽ quên tất cả mọi cái khác.           

GEO: Vậy là cuối cùng thì việc ăn chay cũng chỉ là một câu chuyện mà chúng ta kể cho nhau nghe, hệt như chủ nghĩa xã hội, Google hay thế giới như chính bản thân nó. Có phải cái đó thật sự là tất cả chăng? Đoi khi ông bị giới khoa học phê bình về việc quá ư đơn giản hóa.  

Harari: Đúng, cái ấy đúng. Và tôi đồng ý. Khi tôi biết lịch sử thế giới cho trẻ mười tuổi, dĩ nhiên tôi không thể viết chặt chẽ khoa học. Nhưng khi chẳng có nhà khoa học nào viết loại sách này thì trẻ em chỉ còn có Kinh thánh hay một câu chuyện khác ít mang tính chịu trách nhiệm hơn. Vậy cái quan trọng là phải cố gắng đơn giản hóa các lý thuyết và phát minh khoa học mới nhất sao cho chúng đồng thời dễ tiếp cận cho tất cả mọi người.         

GEO: Và vì sao chúng ta lại phải tin cậy khoa học hơn tôn giáo hay chính trị? 

Harari: Khoa học có một cơ chế tự điều chỉnh vốn đã được lắp sẵn, đấy là sự khác biệt giữa khoa học và tôn giáo. Tôn giáo đòi hỏi sự không thể sai sót. Không phải cứ 50 năm là người ta lại có một phiên bản Kinh thánh mới. Điều tương tự cũng đúng cho sự khác  biệt giữa dân chủ và độc tài. Các nền độc tài thường đòi hỏi sự không thể sai sót. Các lãnh tụ không bao giờ mắc sai lầm, bởi vậy người ta cũng chẳng bao giờ cần tới bầu cử để bầu một lãnh tụ mới. Họ không thể tự sửa chính mình. Thất bại không phải là sự lựa chọn, bởi vậy họ luôn đẩy sự thất bại vào người nào đó khác. Vào kẻ thù, kẻ phản bội, dù có là gì chăng nữa. Ở nền dân chủ có những cơ chế tự điều chỉnh mạnh này. Những cuộc bầu cử, các tòa án độc lập và giới thông tin.             

GEO: Để kết thúc. Chúng ta sống ở thời đại khó khăn. Khủng hoảng khí hậu, các nền độc tài, chiến tranh và bất công. Vì sao chúng ta vẫn nên bất chấp mà tiếp tục hy vọng.      

Harari: Tuy tôi không biết là cuối cùng thì tất cả mọi sự có tốt không. Nếu vào những năm tới chúng ta đi đến những quyết định dở thì cái đó sẽ có thể có những hệ quả có tính thảm họa cho loài người chúng ta và toàn bộ hệ sinh thái. Thế nhưng có hy vọng vì chúng ta có những phương tiện cần thiết để tránh một cuộc biến đổi khí hậu có tính thảm họa. và cũng có hy vọng theo nghĩa rằng loài người chúng ta có sự đồng cảm, chúng ta có sự thông thái, tuy không luôn luôn, nhưng đôi khi chúng ta cũng dùng nó. Chìa khóa thường nằm ở chỗ là chúng ta biết nhận lỗi. Chỉ khi người ta không biết nhận lỗi mới không còn hy vọng nữa.             

Dịch từ GEO số tháng 12/2022

*****

Anh MHT có giao tôi cuốn sách „Rainer Zitelmann Psychologie der Superreichen Das verborgene Wissen der Vermögenselite Tâm lý học người siêu giàu Kiến thức ẩn giấu của giới tinh hoa có tài sản lớn“ để dịch từ hơn tháng nay, một cuốn sách rất hay, vậy xin giới thiệu với bạn đọc. 

Rainer Zitelmann

Tâm lý học người siêu giàu 

Kiến thức ẩn giấu của giới tinh hoa có tài sản lớn

Chủ biên: Mai Huy Tân, Ngụy Hữu Tâm

Người dịch: Ngụy Hữu Tâm, Trần Kim Chi và Nguyễn Viết Dũng

NHÀ XUẤT BẢN  

Lời giới thiệu ở bìa trước, giữa và sau cuốn sách:

Sử gia TS.TS. Rainer Zitelmann hết sức thành công ở nhiều nghề. Cuối những năm 80 đến đầu những năm 90 ông làm ở Viện nghiên cứu Trung ương về Khoa học Xã hội thuộc Trường Đại học Tự Do Berlin FUB. Sau khi đã nhận những vị trí lãnh đạo của NXB Ullstein Verlag và Nhật báo Die Welt-Thế giới, năm 2000 ông thành lập công ty Dr. ZitelmannPB. GmbH mà từ đấy nó là người dẫn dắt thị trường cho việc tư vấn truyền thông cho các hãng bất động sản.  

Chính bản thân Zitelmann cũng là một nhà đầu tư bất động sản đầy thành công và ngày hôm nay đang hoạt động cho hai doanh nghiệp bất động sản hàng đầu của thành phố Berlin. Thêm nữa ông là người sáng lập ra „Bàn tròn bất động sản Berlin“, một nhóm tọa đàm dành cho lực lượng lãnh đạo ngành kinh tế bất động sản Đức, cũng như nhà báo và tác giả sách nổi tiếng. Ông đã viết và công bố 19 cuốn sách mà chúng đã được dịch ra nhiều thứ tiếng. Ở tuổi 59 ông bảo vệ luận văn TS lần thứ hai – với công trình này về những người siêu giàu.

Khác với nghiên cứu sự nghèo khó, nghiên cứu sự giàu có ở Đức còn đang ở bước khởi đầu. Đây là khảo cứu đầu tiên về những người có tài sản rất lớn mà họ nắm giữ ít nhất một tài sản ròng hàng triệu với hai chữ số. Tác giả tiến hành phỏng vấn họ nhiều tháng mà chúng chiếm trên 1700 trang.

Ở đây tâm điểm là câu hỏi về các đặc trưng nhân cách, kinh nghiệm và quan điểm mà chúng là cơ sở cho sự thành công tài chính bất thường của những người này. Những người mà họ thường thành công từ con số không, để xây dựng một tài sản đồ sộ?

Cả bản thân những người có cực nhiều tài sản cũng có điều kiện nói rất kỹ. Vậy cho nên người đọc thu được một cái nhìn sâu sắc và đích thực vào một thế giới mà nó là xa lạ đối với phần lớn mọi người.  

Thuyết lý nhiều về họ, nhưng chỉ ít người biết họ thật sự suy nghĩ và hành động như thế nào: những người siêu giàu. Cái gì làm thay đổi những người mà họ đã thu thập được một tài sản hàng chục triệu hay thậm chí hàng tỷ Euro?

Tác giả, bản thân cũng là triệu phú, đã tiến hành những cuộc tọa đàm sâu sắc với 45 người có tài sản cực lớn. Phần lớn họ là những triệu phú selfmade và nắm giữ một tài sản giữa 30 triệu và 1 tỷ Euro. Ông nói với họ về thời thanh niên, động cơ, quan điểm, chiến lược thành công của họ và cách ứng xử với thua lỗ. Thêm nữa tất cả số họ đều hoàn thành một test nhân cách. Kết quả là một cái nhìn có một không hai vào tâm lý của giới 

tinh hoa Đức có tài sản lớn mà trước đây chưa bao giờ có. Khảo cứu của Zitelmann được Trường Đại học Potsdam chấp nhận ở tư cách là luận văn TS, được cho điểm magna cum laude (giỏi, t. Latin) và lần đầu tiên cũng xuất hiện ở tư cách là sách với tiêu đề Tâm lý học người siêu giàu.   

„Rainer Zitelmann cung cấp Khảo cứu khoa học xã hội định tính đầu tiên về những người có tài sản cực lớn chiếm giữ tài sản có hai đến ba chữ số. Ông cho câu trả lời về những câu hỏi còn để mở về ‚việc nghiên cứu sự giàu có’, chẳng hạn về nguồn gốc tài sản, nhân cách người có tài sản lớn hay cách ứng xử với thua lỗ. Các kết quả được giới thiệu rất sinh động và dễ hiểu“.

GS.TS. Wolfgang Lauterbach, Trường Đại học Potsdam 

TS.TS. Rainer Zitelmann là sử gia và nhà xã hội học. Từ cuối những năm 80 đến đầu những năm 90 ông làm ở Viện nghiên cứu Trung ương về Khoa học Xã hội thuộc Trường Đại học Tự Do Berlin FUB. Sau đó ông đã là Trưởng phòng Nhân sự ở Nhật báo Die Welt-Thế giới. Năm 2000 ông thành lập một doanh nghiệp để tư vấn truyền thông trong ngành kinh tế bất động sản. Zitelmann đã viết và công bố 19 cuốn sách mà chúng đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. 


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Kỷ niệm tháng tư

Phan Thanh Hung

VNTB – Kỷ niệm 65 năm ngày đoàn học sinh trường Maxim Gorki Heim đặt chân lên thành phố Frankfurt/Oder, CHDC Đức

Phan Thanh Hung

VNTB – Chấm phá đời tôi (15)

Do Van Tien

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo