Việt Nam Thời Báo

VNTB – Chấm phá đời tôi (24)

 

Ngụy Hữu Tâm

 

Kỷ niệm của tôi ở tư cách là Moritzburger và những vấn đề liên quan. 

 

Tôi bắt đầu viết bài này vào ngày 21 tháng ba. Đêm 28 dậy sớm xem Talk Vietnam trên VTV 4, nữ văn sĩ Pháp gốc Việt Isabelle Müller viết hồi ký thời trẻ với mẹ, và cuốn sách „Loan“ cho trẻ em nói chung, nhưng đặc biệt cho trẻ em Việt Nam, rất hay.  

Ôn lại kỷ niệm xưa, xin nhắc lại, vì sao tôi chuẩn bị học tiếng Pháp cuối năm 1981, rồi 1982 sang Laboratoire de Spectroscopie Moléculaire, Đại học Paris XI, hay Đại học Paris-Sud cũng thế, ở thị trấn Orsay, ngoại thành nam Paris, zone 4 hay 5 bây giờ tôi quên mấtsớm vậy. Số là tôi may, sớm được theo ngành vật lý laser ngay khi tốt nghiệp đại học ở ĐHTHHN 1968, mà ngành laser thực nghiệm cũng mới chỉ phát triển từ 1960 mới chiếc laser Ruby đầu tiên do Maiman làm ra, 1954 còn là laser khí ammoniac rất ít ứng dụng, nên sau đó còn có laser He-Ne nhiều ứng dụng hơn nữa, các anh TĐA và CĐT từ Jena, CHDC Đức mang những ống laser He-Ne của Đại học Friedrich Schiller Jena về, và tôi cùng anh TCT lắp cho chạy. Khi sang làm TS ở ZOS, AdW d. DDR, Berlin-Adlershof, tôi cũng rất may mắn khi chuẩn bị thì tôi thích làm máy phát tần số OPO (Optical Parametric Oscillator), một vấn đề nặng về mặt lý thuyết – quang học phi tuyến, chứ thực nghiệm là trên tinh thể phi tuyến rất khó, hiệu suất rất thấp, nên 2 anh đề nghị anh H. cho tôi học dye laser-laser màu là ngành có nhiều ứng dụng hơn nhiều vì dễ làm. Anh TBC mà tôi có nhắc rồi, sau này làm lý thuyết rồi bảo vệ TSKH, ở ZOS, sau này về Việt Nam vẫn kẹt, kết quả đến đâu tôi không rõ, nhưng tất thế giới mà thế thì ở ta mong gì?

Tôi có nhắc ở bài trước, TS Pierre Flamant ở đại học École Polytechnique cùng nhóm trí thức cộng sản Pháp khi đó mang các máy laser rắn Ruby, Neodym và khí CO2  sang giúp, cũng chuẩn bị cho tôi sang địa điểm trên. Lại có chuyện nhỏ nhưng cũng vui là „trâu bò đánh nhau, ruồi muỗi chết“. Tôi được chuẩn bị từ 1981 đi học tiếng Pháp ở ĐHBKHN do Đại sứ quán Pháp tổ chức, mà thực tế là tôi đã tự học tiếng Pháp từ khi còn ở đại học vì tôi vốn mê và cũng có năng khiếu ngoại ngữ mà, nên khi thi lớp tiếng Pháp 6 tháng ở đó thì tôi đỗ ngay. Nhưng ở bản tự đánh giá, tôi lại ghi là tiếng Pháp cũng được nhưng cần cố gắng thêm. Thế là tôi trượt chuyến đi năm 1982. Vì sao?Anh H (viện trưởng VKHVN, kiêm viện trưởng VVL) bị 9 ông viện phó, trong đó có ông NVĐ kiêm viện trưởng Viện Cơ học, ghét nên phá thối, bảo anh Tâm còn kém tiếng Pháp thì ở nhà học thêm đã, dành suất đó cho anh em bên Toán đi. Nếu đi trước một năm có khi tôi đã ở lại Paris cùng ông X bên Toán (người đầu tiên của VKHVN ‚di tản’) thành ‚Việt kiều yêu nước’ rồi cũng nên. Bây giờ sau nửa thế kỷ nghĩ lại, mọi chuyện cứ như đùa. Hồi đó chúng tôi đi được sang Pháp nhiều thế là do sự vận động của các nhóm ‚Việt kiều yêu nước’ và trí thức cánh tả Pháp mà số khá đông là cộng sản nhưng là eurocommunism khác xa cái cộng sản Tàu thời nay mà ĐCSVN đang đưa đất nước càng ngày càng lụn bại.          

 

Tờ Spiegel số 4 ra ngày 21 tháng 01. 2023 666 với bức ảnh chân dung Elon Musk và tiêu đề: Tự hủy hoại của một siêu sao – Elon Musk mạo hiểm với sự nghiệp của mình như thế nào, và các vấn đề lớn sau: Họa sĩ Daniel Richter: “Trồng cây chuối, nát rượu và tự thương hại”, Dãy Anpơ không có tuyết – vì sao nghỉ đông để trượt tuyết trở thành xa xỉ, Thất bại ở sự học hành, trẻ khó dạy bị loại như thế nào. 

Trước nay chúng ta vẫn coi Elon Musk là người giàu nhất hành tinh không chỉ về tiền bạc mà cả về ý tưởng, là người đi tiên phong về mặt công nghệ, nhưng hóa ra ông quá liều và chủ quan nên bây giờ nhìn lại, có lẽ ông quá điên chăng? Thế thì buồn quá. Bài rất dài nói về thăng trầm của Musk, hay nhất là hiện ở Đức có doanh nhân Thelen vẫn coi Musk là thần tượng của mình, đặc biệt nhất là khi Musk đang đầu tư rất lớn vào xây một nhà máy sản xuất ô-tô điện ở Grünheide, Đông Đức. Cũng có một bài ca ngợi ông Bộ trưởng Quốc phòng mới Boris Pistorius với đề tựa rất kêu: Trong năm Con báo vì xe tăng Đức tên là Leopard-Con báo, số người Đức ủng hộ ông là 43%, trong khi đánh giá tiêu cực chỉ là 19%. Binh lính Đức gọi ông là Peter Struck 2.0 vì Peter Struck là Bộ trưởng Quốc phòng từ 2002 đến 2005 và không chỉ được kính trọng, mà còn yêu mến nữa cơ. Thế nhưng chắc chắn trước mặt Pistorius sẽ còn rất nhiều khó khăn bởi lẽ những người tiền nhiệm đã để lại một di sản quá ư nhọc nhằn, và số người Đức đồng ý và phản đối cung cấp xe tăng Leopard cho Ucraina vẫn chỉ ngang nhau: 47% và 43%, có nghĩa rằng vẫn chưa nhất trí. 

Những chuyện nội bộ nước Đức có: giáo dục, việc ứng xử với trẻ chậm phát triển để tạo công bằng xã hội về sau, vấn đề tội phạm, lịch sử với hậu quả của Nazi, phải tiết kiệm điện vì cuộc khủng hoảng năng lượng, những chậm trễ của đường sắt, nguy cơ hủy hoại môi trường, nợ công ở Đức đã là 6359 Euro/đầu người. 

Chuyện quốc tế là độc tài ở Iran, vụ rối rắm tham nhũng ở nghị viện EU, mà tâm điểm là Bruxelles mà những nước dính dáng nhiều nhất là Italia. Tây Ban Nha, Quatar và thậm chí là cả… Maroc và Mauritania, chính trị thế giới rắc rối quá. Còn có bài lên án Trung Quốc đàn áp người Hồi giáo ở Tân Cương, tìm hiểu về vụ án mạng ở một trong những nước an bình nhất thế giới là Na Uy, ai mà tưởng tượng được, công an hình sự bó tay hàng năm nay, mà ở đâu xa, ngay ngoại vi thủ đô Oslo!

Cũng còn bài hay về thiên văn học: Sao Kim với khí hậu độc hại cho sự sống trước kia lại có thể có khí hậu ôn hòa, thậm chí ngay ngày hôm nay vẫn đang tồn tại người ngoài Trái Đất chăng? Sắp tới sẽ có nhiều con tàu vũ trụ lên đường tiếp cận hành tinh láng giềng Trái Đất chúng ta. TS. Michael Way, chuyên gia khoa học hành tinh: „Chúng ta không nên sợ hãi trước những giả thuyết điên rồ“.           

                        

Tôi chỉ xin dịch bài hay nhất, về mỹ thuật hiện đại, của số này:

 

Từ 40 năm nay tôi vẫn trong cơn khủng hoảng triền miên tuổi dậy thì

Tọa đàm Spiegel: Họa sĩ Daniel Richter nói về „Tấm gương ghê tởm“ Emil Nolde của ông, số tiền quá nhiều ở thị trường mỹ thuật, về bất tuân dân sự và món quà gây ngạc nhiên nhân sinh nhật ông 60 tuổi. 

Daniel Richter nổi tiếng là nhờ ở nghệ thuật tranh vẽ khổ lớn và gốc rễ ông ở hoạt động chiếm nhà tại thành phố Hamburg (nhóm nhạc cánh tả Punk ’n’ Roll của TurbonegroBackyard BabiesThe Hellacopters und Gluecifer ở phố cảng thành phố Hamburg những năm cuối 70, đầu 80, N.D.) mà chúng luôn làm ông có tác động không thích hợp và đáng tin hơn các đồng môn. Richter, 60 tuổi mới đây, trước đây giữ phong độ nhờ môn vật nay là yoga. Trên sàn đấu giá, tranh ông được rao giá rất cao, thường hàng chục vạn Euro, bi kịch người tỵ nạn „Tarifa“ ông vẽ 2001 thậm chí 2020 đạt giá 1,3 triệu Euro. Ông được đại diện chủ yếu bởi phòng tranh Thaddaeus Ropac trú ở Salzburg và Paris mà họ cũng còn có hợp đồng với các họa sĩ George Baselitz và Anselm Kiefer. Từ 2006 Richter dạy ở Viện Hàn Lâm Mỹ Thuật Vienna. 2023 ông sẽ thuộc nhóm những họa sĩ nổi tiếng nhất: ngày 02.02. các rạp sẽ bắt đầu chiếu phim tài liệu về ông ở tư cách là „một trong số những họa sĩ cao giá nhất nước Đức“, do đạo diễn Pepe Danquart làm. Tháng 5 là triển lãm lớn ở Nhà triển lãm Mỹ thuật Tübingen cho cái nhìn khái quát về tranh và sức sáng tạo mạnh mẽ của Richter trong 25 năm qua, cùng như một cuốn sách chuyên khảo ở NXB Hatje Cantz.          

Spiegel: Ông Richter, cuốn phim tài liệu cho thấy một họa sĩ đôi khi đang trồng cây cuối suy tư nhưng thường vẫn vui vẻ. Phải chăng cuốn phim là món quà nhân sinh nhật ông 60 tuổi?

Richter: Có lẽ đạo diễn không nghĩ đến món quà nhân sinh nhật khi ông ấy hỏi xin quay tôi. Nhưng tôi thì có. Tuy nhiên vẫn có nguy cơ tôi xem phim, sau đó xem triển lãm rồi cuốn sách, sau đó đến đêm không ngủ mà suy tư, có lẽ ở nghệ thuật của tôi vẫn có gì sai đó, quá khuếch đại. Ý định thì tốt, nhưng thực hiện thì dở.   

Spiegel: Nghệ thuật của ông đầy tính tự tin, cá nhân ông cũng vậy. Đã bao giờ ông thật sự tranh cãi chưa? 

Richter: Dĩ nhiên đã. Ở đây với tư cách là họa sĩ tôi đã bị chôn chặt vào truyền thống lãng mạn Đức, mà niềm nghi vấn cũng thuộc vào đó. Tôi cũng cảm nhận được áp lực bắt tôi phải tự làm mới mình để  tiếp lửa của kẻ theo đạo Tin Lành hay còn hơn nữa là kẻ vô thần cho chính mình. Trì trệ gây trong tôi cảm giác buồn chán. Ta cảm thấy ta nắm chắc cái gì đó rất tốt nhưng rồi đến điểm ở đó ta hoàn toàn chẳng muốn làm gì nữa.         

Spiegel: Nghệ sĩ có thể thay middlife-crisis bởi khủng hoảng sáng tạo?

Richter: Từ 40 năm nay tôi vẫn trong cơn khủng hoảng triền miên của tuổi dậy thì. Nghiêm túc đấy, dĩ nhiên tôi biết các cơn khủng hoảng. Có người bảo, từ một mức thành công nhất định, nghệ sĩ có thể làm bất cứ cái gì mà họ muốn. Nhưng thật sự không phải thế. Có vô số chứng cớ phản bác, nghĩa là những người cứ nghĩ rằng họ có thể làm cái mà họ muốn, rồi qua đó tự mình loại mình ra khỏi lịch sử nghệ thuật.    

Spiegel: Và ông sợ điều ấy? 

Richter: Tôi sẽ chẳng đi xa đến thế. Đến một lúc nào đó tôi đã từ bỏ hội họa kể chuyện và hướng về một cái gì đó mà tôi hoàn toàn chưa có tên cho nó. Nhưng trước đấy là 2, 3 năm đau đầu. Giữa chừng tôi thử nghiệm, ở mối quan hệ ấy xuất hiện 2 nhóm tranh nhỏ, nhưng chẳng có ai muốn mua chúng. Cũng là minh chứng rằng chẳng ai bị tước đoạt hoàn toàn. Tôi vui là những bức tranh lại trở về với tôi. Ở đầu bước ngoặt này là sự ác cảm trước nghệ thuật mà cho đến lúc đó tôi đã làm.      

Spiegel: Nó thể hiện ra sao?

Richter: Tôi thường xuyên cảm thấy nó trên cơ thể. Khi ấy tôi đang vẽ những bức tranh về sáo ngữ nam tính mang tính đánh lừa tâm lý. Như những người đàn ông trông hệt như Taliban hay như cao bồi mà chúng cùng hút chung một điếu thuốc rồi sau đó sợ hãi bỏ chạy trước những người đàn bà đang đái. Hết hè tôi trở lại xưởng vẽ, ở đấy treo 3 bức tranh đang còn vẽ dở, đơn giản là tôi chẳng còn có thể chịu đựng chúng được nữa. 

Spiegel: Hè này xảy ra điều gì sau khi tất cả mọi cái đã khác đi? 

Richter: Hoàn toàn chẳng liên quan gì tới mùa hè cả. Cứ như là người ta gặp lại một cô bạn gái cũ mà với cô bạn ấy người ta vốn đã có một thời gian tuyệt đẹp – rồi bỗng nhiên người ta chẳng còn gì để nói nữa cả. Rồi đầu tiên là tôi đã làm cái mà người ta thường làm ở những hoàn cảnh như thế, trừng trừng nhìn lên trần xưởng vẽ, ngoáy mũi, trồng cây chuối, nốc rượu, tự thương hại chính bản thân mình. Tôi thấy mình đang chơi đàn gió ở Alexanderplatz (quảng trường trung tâm Berlin).   

Spiegel: Ông cười khi nói ra cái đó. Ông có lo lắng chứ?

Richter: Đúng. Khi ấy nhiều cái trùng hợp, về mặt nghệ thuật, cá nhân, tài chính, tôi chẳng muốn tiếp tục nói nữa vì nó sẽ là quá ư riêng tư, nhưng chính rồi lên đến đỉnh điểm ở khủng hoảng. Nhưng bây giờ cũng đã là vài năm trôi qua rồi.     

Spiegel: Đối với nhiều người, ông được coi như là người đã thành công để trở thành họa sĩ triệu phú từ giới hoạt động chiếm nhà tại thành phố Hamburg. Việc ông có lo lắng về mặt tài chính chẳng hề ăn nhập vào bức tranh.     

Richter: Kiếm được nhiều tiền có nghĩa là nộp thuế nhiều, điều mà tôi thích thú làm. Thế nhưng đôi khi người ta chạm trán với việc phải trả trước ở mức cao mà nó làm sửng sốt ngay cả một người vốn thích thú đóng thuế Khi ấy sẽ thấy hơi ngột ngạt. Ngoài ra ấn tượng mà người khác vốn có ở tôi cũng chẳng còn đúng với tình huống cảm xúc của tôi nữa. Vậy là chính tôi muốn vẽ những bức tranh khác đi. Nhưng thế nào? Cứ như ai đó quen thổi cơm suốt đời: anh ta biết phải làm thế nào. Nhưng bây giờ anh ta đứng trước một cái nồi với những sợi mỳ đáng ngờ trước mặt, đấy là vấn đề.  

Spiegel: Những bức tranh mới nhất của ông thuộc bộ tranh “Furor” có nguồn gốc từ một bức bưu ảnh từ năm 1916. Trên đấy ta thấy bức ảnh những thương binh Đức vốn được lưu hành ở các nước Scandinavia. 

Richter: Vào 2 năm vừa qua, thật sự là tôi đã thường biến đổi môtíp hay các phần từ đó. Hai người đàn ông ở trước bị mất một chân, họ thay chúng bằng những chiếc chân gỗ và qua đó trông như những con bọ khổng lồ buồn bã. Tôi đã vẽ hai người ấy.

Spiegel: Bao nhiêu trong số rất nhiều bức tranh rất sặc sỡ của ông được quy về bức bưu ảnh đen trắng này? 

Richter: Vào khoảng 50. Tôi đã quan tâm rất nhiều đến Thế chiến một và đã sưu tập những tấm bưu ảnh thời ấy như thế, kể từ khi lần đầu tiên tôi đã mua được vài tấm ở chợ trời. Đối với tôi số lớn trước hết liên quan tới một vấn đề cơ bản của thế kỷ 20, với quan niệm của Đức về văn hóa và văn minh.    

Spiegel: Ông phải giải thích cái ấy. 

Bức bưu ảnh từ năm 1916 và mẫu cho những bức tranh mới hơn cho Richter.

Richter: Khi tấn công nước Bỉ, các nhiếp ảnh gia của các tiểu đoàn Đức đã kiêu ngạo chụp những bức ảnh của binh lính họ đang đốt cháy nhà cửa và làng mạc. Người ta nhìn thấy những ngôi nhà đã bị cháy trụi hay binh lính trước các nông trại đang bốc cháy. Từ những bức ảnh người ta làm thành bưu ảnh. Những người lính đã viết: thưa mẹ, thưa cha, chúng con đã đi qua ngôi làng Bỉ này và chẳng gặp sự chống cự nào. Với Goethe trong vali, người Đức đã xâm chiếm những nước mà họ coi nền văn hóa của những nước này là nông cạn và thấp kém. Nhưng phải xếp bức ảnh với những thương binh, theo mô tả được chụp ở Thụy Điển,, ở một thành phố có ga ở gần Phần Lan khi ấy bị Nga chiếm, vào loại phản tuyên truyền. Nó đã gây ra cái gì đó ở tôi mà cho đến nay vẫn còn giữ lại được. Các bức ảnh có mối liên hệ nào với hiện thực, đó có lẽ là câu hỏi mà nó giữ tôi đi tới ở tư cách là là nghệ sĩ. Nhưng chúng cũng trở thành những bức ảnh về các khả năng của hội họa.       

Spiegel: Ở chừng mức nào?

Richter: Tôi đã thay đổi môtíp y như thay đổi những môtíp âm nhạc nhất định ở Jazz tự do, người ta trình diễn „Lonely Woman“ hôm nay chỉ với Ukulele và này mai với Bigband. Trên những bức tranh thấy những ảnh hưởng khác nhau mà chúng quan trọng đối với tôi. Tôi cũng muốn biết từ các nghệ sĩ khác, họ có mối liên hệ với những ai.   

Spiegel: Nghệ sĩ nào làm ông thay đổi? 

Richter: Một cách rắc rối, Emil Nolde thuộc về số ấy.

Spiegel: Từ 2019 người ta biết rằng, họa sĩ thuộc phái biểu hiện này là một kẻ chống Do Thái cực đoan.   

Richter: Chắc chắn Nolde là nghệ sĩ ghê tởm nhất của thế kỷ 20. Tuy nhiên đã biết điều ấy từ lâu rồi. Tôi đã cùng mở một triển lãm về ông năm 2004 ở Bảo tàng Louisiana Đan Mạch và khi ấy đã nói về việc, là fan hội họa của ông và ngắm nhìn nghệ thuật của ông độc lập với nhân cách ông, ra sao đối với tôi.

Spiegel: Ông đã khâm phục nghệ thuật của ông ta bao lâu?

Richter: Nói khâm phục cũng quá đấy, nhưng từ thời thanh niên tôi đã quan tâm đến họa sĩ này. Tôi xuất thân từ Schleswig-Holstein (bang Bắc Đức, giáp Đan Mạch và biển Bantích, N.D.) nên Nolde rất hiện hữu ở đấy, khi còn nhỏ người ta cùng lớp học đến Bảo tàng Nolde ở Niebüll. Và được dậy bảo rằng, họa sĩ là nạn nhân của Nazi. Tương ứng khi ở tuổi teen tôi đã sửng sốt rằng ông đã từng là đảng viên Đảng Nazi. Đối với tôi, ông là hình mẫu cho tính quy củ Đức, trước hết là của người nghệ sĩ Đức.       

Spiegel: Tại sao?

Richter: Ở thời Cộng hòa Weimar, ông là người có nhiều nhất triển lãm ở Bảo tàng và kêu ca nhiều nhất về điểm rằng bị lờ đi. Ông luôn bán được nhiều tranh nhưng lại than vãn rằng thiếu tiền. Đối với ông, Hitler là người vĩ đại nhất, nhưng sau chiến tranh ông tự thương mại hóa mình ở tư cách là chiến sĩ kháng chiến. Và giới tiểu tư sản Đức hân hoan tiếp nhận cái đó. Ít nhất thì ông cũng là một kẻ cơ hội: tham gia làm tất cả, luôn than vãn, luôn thắng. Chính tôi cũng biết thói kêu ca than vãn của các nghệ sĩ thuộc thế hệ tôi.          

Spiegel: Và ông thấy rằng, người ta phải tách biệt, nghệ thuật và con người.  

Richter: Đúng thế. Nhất thiết. Thật sự là không chỉ những người tốt mới làm được nghệ thuật đáng quan tâm. 

Spiegel: Có bao nhiêu Nolde trong hội họa của ông? 

Richter: Nhiều nhất là 0,7%. Tôi cho rằng, ít nhất đến 1923, đến những thành công khá lớn của mình thì ông vẫn là một nghệ sĩ mang tính mở đường. Ở tư cách là cá nhân thì ông có những mặc cảm, khi ấy ông là kẻ vụng về người tỉnh lẻ nói giọng Plattdeutsch (thổ âm Bắc Đức, N.D.)         

Spiegel: Chính bản thân ông, có lần ông bảo, không được tạo ra cho tỉnh lẻ, nhưng ông cũng sẽ chỉ sống ở Berlin một cách miễn cưỡng.

Richter: Đấy là chuyện lẩn thẩn đặc trưng cho tuổi tác. Nếu như bây giờ tôi đến Berlin ở tư cách là người Nam Hàn làng nhàng thì đối với tôi, đấy là thành phố hay nhất thế giới. Nếu so sánh với các thành phố lớn khác thì ở đây vẫn luôn còn thuận tiện. Vẫn còn bình đẳng. Anh có thể liên tục dùng ma túy, rượu cũng cả ở nơi công cộng, anh có thể có sex với người lạ, anh gặp những người từ nhiều nền văn hóa khác nhau. Đáng tiếc là tôi hoàn toàn không còn để ý đến những chuyện ấy nữa.   

Spiegel: Tại sao lại không?

Richter: Tôi hầu như chẳng nhận ra rằng tôi đang ở Berlin. Hàng ngày tôi đến xưởng họa, tối đến nhà hàng, đấy là một ngày của tôi. Nếu như tôi hoàn toàn chuyển đến ở Vienna, nơi tôi dạy học ở tư cách là giáo sư, chắc chắn là trong thời gian ngắn nhất tôi cũng bị stress. Nước Áo là nước Đức có phong cách Đức hơn Đức, thấp bé hơn, ngọt ngào hơn, kém cỏi hơn.      

Spiegel: Bà nhà là người Áo.

Richter: May mắn thay là ngay chính bản thân người Áo cũng ghét nước mình. Ít nhất thì đơn giản là một mối quan hệ căng thẳng với quốc gia cũng thuộc về vấn đề đó.

Spiegel: Khi vấn đề xoay quanh những cái cá nhân thì phim vẫn giữ kín đáo. Ngoài ra thì người ta biết được nhiều thứ. Một trong số đó là ông coi một số nghệ sĩ là superclowns, Nghe như khinh miệt. 

Richter: Chẳng hề có ý đó. Thế giới nghệ thuật vĩ đại, nó liên kết chàng sinh viên vô sản đầy tham vọng với nữ nghệ sĩ biểu diễn pêđê, với tỷ phú Trung Quốc, với cư dân ham học hỏi của thành phố Bonn và tất cả mọi người xung quanh, các người mẫu, các văn sĩ. Ở mỗi buổi tiệc đều có những người nghệ sĩ nghèo và những diễn viên nổi tiếng, những trí thức thú vị và những kẻ đần độn giàu có. Việc những lực lượng mâu thuẫn nhau đến thế va vào nhau thì tôi thấy đã đủ hấp dẫn khi tôi còn là sinh viên và bỗng nhiên được mời đến những biệt thự thành phố Hamburg. Đấy chẳng phải là thành phố của tôi. Thế nhưng tôi luôn đôi khi lại thích cái tính trong suốt dễ cảm nhận này.          

Spiegel: Liệu có bao giờ có cái đó chăng? Nhiều người vẫn hoàn toàn không đạt tới điểm được nhường bước vào thế giới này.  

Richter: Ở châu Âu người ta có nhiều cơ may, ở Mỹ ít hơn. Ở đấy nghệ thuật là một thế giới ảo, ở đấy nhiều người gậm nhấm thành công của các bậc tiền bối của họ, đấy là một giới quý tộc riêng của nó. 

Spiegel: Phải tưởng tượng họ ra sao? 

Richter: Con cháu của diễn viên hay nhạc sĩ nổi tiếng mở một phòng tranh. Ở đấy họ trưng bày nghệ thuật của cô em họ của vị quý tộc hay nhà sản xuất nọ mà mới gần đây họ đã cùng nhau nhảy xuống bể bơi ở Saint-Tropez. Ở cái xã hội kín này thì lẽ ra Vua Ludwig XIV. cũng cảm thấy thích thú, cái ấy điên loạn và cũng buồn chán đến phát điên. Ở Mỹ ngày hôm nay thì người ta chỉ còn có thể học nghệ thuật nếu như người ta từ giới sung túc đến. Điều đó thậm chí là không đúng đắn. Lời hứa Mỹ về bình đẳng chẳng còn đúng với nghệ thuật nữa. Và cái đó dẫn đến một sự thu hẹp nguy hiểm cho nghệ thuật.       

(Còn tiếp) 

 


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Vài nét chấm phá từ cuộc đời tôi (bis 33)  

Phan Thanh Hung

VNTB – Vài nét chấm phá từ cuộc đời tôi (bis 31)  

Phan Thanh Hung

VNTB – Chấm phá đời tôi (03) 

Trương Thế Tử

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo