VNTB- Chủ trương “chống dịch như chống giặc” bằng biện pháp “3 tại chỗ, 1 cung đường, 2 điểm đến” rối loạn

VNTB- Chủ trương “chống dịch như chống giặc” bằng biện pháp “3 tại chỗ, 1 cung đường, 2 điểm đến” rối loạn

Đan Tâm

 

(VNTB) – Người lao động chịu nhiều thiệt thòi nhất trong thời kỳ đại dịch cúm Vũ Hán Covid-19, do các biện pháp rối loạn của nhà nước Việt Nam

 

23/09/2021

 

Sau khi xuất hiện tại Vũ Hán – Trung Cộng (TC) cuối năm 2019, con virus Vũ Hán-2019 đầu tiên lan ra ngoài TC rất xa đến tận Italia vào đầu năm 2020. Italia là nước đầu tiên phải gánh chịu dịch bệnh Vũ Hán do công nhân TC về Vũ Hán ăn tết 2020 mang sang. Ngay sau đó virus Vũ Hán-2019 từ TC tiếp tục lan đi toàn cầu gây cho thế giới 1 tai nạn dịch bệnh lớn lao và kéo dài đến nay. Năm 2020, Nhà Nước VN (NNVN) chống đại dịch Vũ Hán Covid-19 được cho là thành công, nhờ biến thể Delta chưa xuất hiện tại VN nên nạn dịch chưa trầm trọng, do đó đời sống công nhân chỉ bị ảnh hưởng tương tự như quần chúng VN. Với thành công trong cách thức chống dịch năm 2020, NNVN tự đắc & kiêu ngạo nên không lo việc chuẩn bị vắc-xin cho gần 100 triệu dân, trong khi các khoa học gia đã cảnh báo trước là virus Covid-19 có khả năng biến thể rất cao để lây lan nhanh hơn sau 2020. Dự kiến khoa học nầy đã xảy ra trên toàn cầu vào năm nay 2021. 

 

Cuối Tháng 3 năm 2021, NNVN huy động hàng trăm ngàn người tụ tập nơi công cộng để vinh danh chiến thắng 30 Tháng Tư 1975 chiếm trọn VN, dù thời điểm nầy biến thể Delta của virus Vũ Hán-2019 đã xuất hiện lẻ tẻ tại VN. Hệ quả là giữa quý 2 năm 2021, biến thể Delta của Covid-19 tràn lan khắp nước VN làm cho NNVN ứng phó hoảng loạn gây nhiều khó khăn sống chết cho người lao động và nhân dân VN nói chung. Người lao động VN bị thiệt hại nhiều nhất do cách thức chống dịch hỗn loạn và chủ quan. Đặc biệt suốt 3 tháng 7, 8 và 9 của năm 2021 trên toàn miền Nam VN. Nguy hại nhất là việc “phong tỏa” (lockdown) Sài Gòn, thay vì “giãn cách xã hội” (social distancing)  như các nước Âu Châu đã làm thành công với biến thể Delta. Cách thức NNVN “chống dịch như chống giặcđã gây thiệt hại nặng nề cho toàn dân và đặc biệt cho lực lượng lao động hơn 65 triệu người từ tháng 7 năm 2021 cho đến nay. Cụ thể dẫn chứng là sau gần 100 ngày phong tỏa ở TP Sài Gòn và hơn 1 tháng ở Hà Nội, sức chịu đựng của nền kinh tế đã vượt ngưỡng giới hạn. Nguyên do là sự bất tài và kiêu ngạo của cán bộ cao, trung cấp NNVN, nên đã tạo ra tình trạng yếu kém suốt 3 tháng qua như sau:

Đến cuối tháng 8-2021, số liệu Tổng cục Thống kê ghi nhận có 85.500 doanh nghiệp đã rời bỏ thị trường, và các chuyên gia dự báo nếu tình trạng đóng băng tiếp tục diễn ra, thì sẽ có tới 100.000 doanh nghiệp phá sản. Nhiều doanh nghiệp FDI bị buộc phải chuyển đơn hàng sang các nước khác (20% đơn hàng đã chuyển ra khỏi VN, theo EuroCham). Các doanh nghiệp vừa và nhỏ Sài Gòn vừa đệ đơn kêu cứu với hơn 6.000 chữ ký của chủ doanh nghiệp và người lao động ngành hàng bán lẻ. Giãn cách theo kiểu “Ba tại chỗ, 1 cung đường, 2 điểm đếnnếu kéo dài còn làm đứt gãy chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng và FDI có thể rời đi làm cho nền “kinh tế thị trường định hướng XHCNthêm lạc điệu & lỗi nhịp với kinh tế thế giới. Hơn nữa, cũng không thể tận diệt virus, dịch có thể biến mất nhưng virus Vũ Hán-2019 thì vẫn ở lại dưới biến thể này hay biến thể khác. 

Tình hình dịch bệnh Vũ Hán-2019 vẫn còn đang diễn biến phức tạp trên cả nước do các biện pháp rối tung và chống chọi nhau: đã buộc các doanh nghiệp phải áp dụng biện pháp “3 tại chỗ, 1 cung đường, 2 điểm đến, buộc doanh nghiệp tổ chức “ăn, làm, ngủ tại doanh nghiệp rồi mới đây lại hủy bỏ biện pháp “3 tại chỗ, 1 cung đường, 2 điểm đến vì sau một thời gian triển khai thực hiện, một số bất cập nhất định đã nảy sinh, đặc biệt tại các tỉnh phía Nam. Các doanh nghiệp chia sẻ, khó khăn lớn nhất trong triển khai “3 tại chỗ” đó là cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp không đủ điều kiện đáp ứng công tác phòng chống dịch, chi phí thực hiện lớn. Bên cạnh đó quy định, hướng dẫn của các cơ quan liên quan chưa cụ thể, thiếu nhất quán khiến doanh nghiệp lúng túng trong suốt quá trình thực hiện. Khi bất cập xảy ra, thay vì tìm giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ doanh nghiệp, các tỉnh lại ra quy định dừng thực hiện “3 tại chỗ” làm ảnh hưởng đến những doanh nghiệp có đủ điều kiện triển khai phải chịu phí phạm tài nguyên, đặc biệt là phải vứt bỏ tất cả số lều đã mua sắm về cho công nhân ăn ngủ ngay trong doanh nghiệp, phí phạm bao nhiêu tài sản.

Nhu cầu các vật dụng phục vụ cho công nhân ăn ở, làm việc tại chỗ tăng cao đột biến, đặc biệt là mặt hàng lều lưu trú (ảnh: IT).  Source: https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/07/20/13/leu-luu-tru.jpg

 

Công ty Nidec Việt Nam tại Khu công nghệ cao TP Sài Gòn dựng lều cho công nhân ngủ nghỉ tại công ty từ ngày 15/07/2021. Source: https://cdnmedia.baotintuc.vn/Upload/pTMF1jgWpbjY1m8G1xWUsg/files/2021/07/doanhnghiepdich/doanhnghiep12.jpg

 

Nhiều Doanh Nghiệp  trong các Khu Công Nghiệp ở Bắc Ninh trang bị lều cho công nhân ngủ tại nhà máy vừa sản xuất, vừa chống dịch. Source:https://image.thanhnien.vn/2048/uploaded/anhdh/2021_06_03/anhbaichinh_ujuw.jpg

 

Công ty CP Thương mại Cơ khí Tân Thanh bố trí lều bạt cho người lao động ăn, ngủ, nghỉ ngơi ngay trong kho chứa hàng tại doanh nghiệp Ảnh: HỒNG ĐÀO https://nld.mediacdn.vn/291774122806476800/2021/7/14/10-tan-thanh-1-1626272123920598166337.jpg

 

 

Source: https://media.vneconomy.vn/w800/images/upload/2021/08/07/screen-shot-2021-08-06-at-133433-13352572-png.jpeg

Nhiều quy định thiếu nhất quán trong thực hiện “3 tại chỗ” khiến doanh nghiệp lúng túng. Source: https://media.vneconomy.vn/w800/images/upload/2021/08/07/screen-shot-2021-08-06-at-133433-13352572-png.jpeg

Thử tính xem tổng số chi phí lều cá nhân mà doanh nghiệp cả nước đã dùng suốt 3 tháng qua giờ vất đi thì nề kinh tế VN đã phí phạm bao nhiêu triệu mỹ kim?

Theo thông báo của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư CSVN qua màn ảnh trực tuyến hôm Thứ Ba, 14 Tháng Chín 2021, tăng trưởng kinh tế Việt Nam chỉ được 3.5% tức chỉ phân nửa chỉ tiêu đề ra vì hệ quả của dịch Vũ Hán-2019 vẫn còn hoành hành. Hồi đầu năm, nhà cầm quyền CSVN đặt chỉ tiêu tăng trưởng cho cả năm 6.5% nhưng đại dịch bất ngờ ập tới từ cuối Tháng Tư vừa qua trong khi Hà Nội không hề có kế hoạch nào đối phó với tác động về mọi mặt của nó. Hai thành phố lớn nhất nước là Hà Nội và Sài Gòn cùng 18 tỉnh, thành phố phía Nam đã dựng chốt canh, cấm dân ra đường để chận đà lây lan virus. Vì vậy mọi hoạt động sản xuất tại nhiều khu vực phải dừng lại, công nhân thất nghiệp trong khi xí nghiệp thì mất mối bán hàng. Nhiều công ty báo động họ không thể cầm cự thêm nếu tình hình chống dịch kiểu này tiếp tục.

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/09/VN-Samsung-5G-factory-BacNinh-LD-090921.jpg

Nhà máy Network sản xuất thiết bị 5G của hãng điện tử Samsung tại Bắc Ninh vắng hoe suốt 3 tháng qua. (Hình: Lao Động).

Source: https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/09/VN-Samsung-5G-factory-BacNinh-LD-090921.jpg

 

Theo dự báo của một ngân hàng ở Singapore, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ giảm xuống còn 3% ở quý 3 khi các xí nghiệp sản xuất vẫn còn khốn đốn vì dịch bệnh. Cuối tháng trước, báo tài chính Anh Quốc Financial Times trích lời bà Nguyễn Phương Linh, phó giám đốc công ty tư vấn Control Risks, nhận định: “Các biện pháp hạn chế (chống dịch) đang kìm hãm nặng nề khả năng sản xuất của Việt Nam. Một số doanh nghiệp nay không dám nhận đơn đặt hàng mới nữa, vì sợ không thể đáp ứng được, do tình trạng thiếu nhân công.” Mới đây, Phòng Thương Mại Âu Châu tại Việt Nam báo động nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang rục rịch chạy đi nước khác vì các biện pháp chống dịch rối loạn còn kéo dài, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của họ.

Mô hình chống dịch Vũ Hán-2019 của NNVN theo cách thức “3 tại chỗ, 1 cung đường, 2 điểm đến, buộc doanh nghiệp tổ chức “ăn, làm, ngủtại chỗ khiến người lao động bị áp lực tinh thần (stress) khá nặng, còn chủ doanh nghiệp thì mất thêm nhiều chi phí. Doanh nghiệp nước ngoài tại VN khi bị mất thêm chi phí thì lợi nhuận giảm. Tuy nhiên, ở hạn mức họ có thể chịu được một thời gian ngắn, càng về sau, họ càng phải tính bài toán lợi nhuận của họ. Lúc đó, họ di chuyển sang quốc gia nào có chi phí thấp hơn VN. Rõ ràng, khi liên kết lại với nhau, doanh nghiệp nước ngoài biết rõ họ cần làm gì để bảo vệ “đồng tiền” của họ một cách tốt nhất. Hiện nay, điều mà NNVN nên làm và có thể làm là cố gắng sửa đổi, thay đổi hợp lý để tạo điều kiện cho doanh nghiệp nước ngoài ở lại cùng hợp tác và doanh nghiệp trong nước phục hồi dần dần lên tình trạng trước năm 2019. 

Người lao động VN chịu nhiều thiệt thòi nhất trong thời kỳ đại dịch cúm Vũ Hán Covid-19, do các biện pháp rối loạn của NNVN, như sau:

1. Không hỗ trợ đủ phương tiện làm việc cho lực lượng lao động tuyến đầu gồm bác sĩ, y tá và công nhân trực tiếp cấp cứu bệnh nhân tại các bệnh viện & các cơ sở y tế trên toàn quốc, đặc biệt là Sài Gòn & Bình Dương từ đầu Tháng 7/2021 đến nay. Đến nỗi, bữa cơm hàng ngày của họ cũng phải nhờ vào cứu trợ của các tổ chức từ thiện Công Giáo Sài Gòn, các chùa Phật Giáo Sài Gòn và các hội đoàn từ thiện độc lập thuộc Xã Hội Dân Sự Sài Gòn. Không gia tăng bảo hiểm cho các thành phần nhân sự tuyến đầu khi xác suất rủi ro nhiễm phải virus Vũ Hán-2019 của họ cao nhất. “Mục tiêu kép” do nhà nước đề ra, rốt cục, chỉ là khẩu hiệu tuyên truyền theo mơ ước chứ không có kế hoạch thực hiện cụ thể.

2. Tại các địa phương bị chính quyền phong tỏa nặng nề như Sài Gòn & Bình Dương, công nhân các doanh nghiệp không được đến sở làm mà không hề được NNVN trả 80% lương như các quốc gia khác khi phong tỏa xã hội trong dịch Vũ Hán-2019 vào năm 2021. Các quốc gia này đã trả 80% lương cho người lao động của các doanh nghiệp bị đóng cửa và tài trợ thiệt hại cho doanh nghiệp trong các kỳ phong tỏa 2020 & 2021.

3. Người lao động nhập cư tạm trú tại Sài Gòn không được hỗ trợ của NNVN trong thời kỳ phong tỏa nên gặp khó khăn nhiều hơn công nhân thường trú, vì phải trả tiền thuê nhà trong thời gian bị phong tỏa mà không lương, không lợi tức nên phải bỏ chạy về quê xa tận miền Tây Nam Việt hay Cao Nguyên Trung Việt, thậm chí, cả Bắc Trung Việt, bằng cách đi bộ hay xe gắn máy, gây nên bao thảm cảnh dọc đường và sống nhờ cứu trợ tư nhân dọc quốc lộ từ Sài Gòn lên cao nguyên Trung Việt, ra đến tận Nghệ An & Thanh Hóa, hoặc từ Sài Gòn chạy về miền Tây lánh nạn. Thế giới nhìn cảnh tượng sơ tán lánh nạn đại dịch này để đánh giá khả năng ứng phó với đại dịch của NNVN. Vì vậy Việt Nam đứng cuối bảng (121/121) về khả năng phục hồi kinh tế sau dịch trên thang điểm của Nikkei.. Cần nhấn mạnh rằng Bảng Chỉ số Phục hồi hậu Covid-19 của Nikkei Asia đánh giá xếp loại hơn 120 quốc gia/vùng lãnh thổ dựa trên tình hình kiểm soát dịch bệnh, diễn tiến triển khai tiêm chủng vaccine Covid-19, mức độ thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội, cách ly phòng chống dịch tại các nước.

 

https://static.wixstatic.com/media/b38dce_7b2bb66bf4b641258462bcd2a6f47253~mv2.jpg/v1/fit/w_414,h_276,al_c,q_20/file.jpg

Lực lượng lao động rời Bình Dương về quê lánh nạn  ngay sau khi Sài Gòn bị phong tỏa. Source: https://static.wixstatic.com/media/b38dce_7b2bb66bf4b641258462bcd2a6f47253~mv2.jpg/v1/fill/w_580,h_386,al_c,lg_1,q_90/b38dce_7b2bb66bf4b641258462bcd2a6f47253~mv2.webp

4. Người lao động tự do như bán vé số, hàng rong, buôn bán trên vỉa hè Sài Gòn cũng lâm vào tình trạng như phần 3 nói trên. Đó là thảm họa của từng người lao động, từng gia đình của họ, và cả bối cảnh chung của toàn xã hội. Việc tiến hành tiêm chủng muộn, tỷ lệ tiêm chủng thấp” khiến các nước Đông Nam Á (chịu đợt bùng phát dịch Covid-19 nghiêm trọng) chứng kiến tỷ lệ lây nhiễm cao hơn”, Chỉ số phục hồi hậu COVID-19 cập nhật đã của Nikkei khẳng định điều này.

Người lao động di tản về quê tỵ nạn dịch Vũ Hán-2019. Source: https://nhacsituankhanh.files.wordpress.com/2021/07/228158918_5748843991853045_4005362343255915745_n.jpg?w=768&h=351&crop=1

 

5. Tổng Liên Đoàn Lao Động VN (TLĐLĐVN) là cơ quan NNVN chuyên thu tiền nguyệt liễm của hàng chục triệu công nhân suốt hàng chục năm qua, nhưng không hề trích quỹ bảo hiểm xã hội hay quỹ nguyệt liễm giúp cho công nhân đúng mức trong đại dịch Vũ Hán-2019 trong suốt hai năm 2020 & 2021.

6. Một bộ phận người lao động lên đến hàng chục ngàn người đã, đang và sắp bị mất việc làm vì 20% doanh nghiệp châu Âu (EU) đã dịch chuyển đơn hàng ra khỏi VN trong thời gian “phong tỏa” & “giãn cách xã hội” và 16% doanh nghiệp khác cũng đang chuẩn bị tương tự (theo công bố của EuroCham). Đây không còn là bài toán kinh tế đơn thuần giữa được và mất nguồn thu nhập, mà là vấn đề chính trị xã hội đáng quan tâm. Nếu không thể phục hồi chuỗi giao thông vận tải (cung ứng), sản xuất thì 2-3 tháng nữa, bao nhiêu người lao động sẽ mất việc khi quay lại công xưởng. Hôm 09/09/2021, ông Alain Cany, chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham Vietnam) cho biết ngày càng nhiều nhà đầu tư châu Âu tại Việt Nam đang xem xét chuyển các dự án sang nơi khác nếu các hạn chế về chống dịch Vũ Hán-2019 của đất nước cứ tiếp tục dây dưa. Theo hãng tin Reuters dẫn lời ông Alain Cany, cho biết trong một tuyên bố sau cuộc gặp với lãnh đạo Việt Nam: “Những gì các thành viên của chúng tôi cần bây giờ là một lộ trình rõ ràng cho các biện pháp hiện tại này, một lộ trình giải quyết các rào cản đối với hoạt động thương mại của họ và cung cấp cho họ một con đường có thể dự đoán được để lên kế hoạch mở lại hoạt động kinh doanh. Ông Cany nói thêm: “Nếu các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội và hạn chế đi lại tiếp tục kéo dài hơn nữa, các dự án đầu tư mới có thể gặp rủi ro và các công ty có thể xem xét di chuyển tới các nơi khác trong khu vực. Ông Erwin Debaere, Tổng thư ký EuroCham và Giám đốc Tài chính Công ty Perfetti Van Melle Việt Nam thì nêu rõ: “NNVN phải sửa chửa mô hình “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 điểm đến, vì nó đang khiến hầu hết doanh nghiệp khó khăn. Lãnh đạo doanh nghiệp châu Âu cho rằng việc chính quyền yêu cầu tổ chức “ăn, ở, làmtại chỗ khiến họ mất thêm rất nhiều chi phí, và xem đó là gánh nặng lớn.

7. Mô hình chống dịch Covid-19 có tên “3 tại chỗcủa CSVN, buộc doanh nghiệp tổ chức “ăn, làm, ngủtại doanh nghiệp khiến công nhân mất thêm nhiều chi phí, dễ bị lây nhiễm, bị áp suất tinh thần (stress) hàng ngày như ở tù. Do đó mô hình nầy vi phạm các công ước của Tổ Chức Lao Động Thế Giới (ILO), EVFTA, CPTPP mà NNVN đã ký kết, theo các điều khoản về Sức Khỏe và An Toàn (Health & Safety).

Tóm lại các biện pháp chống dịch của NNVN nguyên do từ các cấp lãnh đạo NNVN nên cố gắng tránh trường hợp: khi họ gặp ta, họ nghiêng người chào, còn ta khom lưng bắt tay – để rồi gặp phải những doanh nghiệp tệ hại như công ty bột ngọt Vedan đã giết cả dòng sông Thị Vải ở Vũng Tàu, hay Formosa của Đài Loan (70% vốn Trung Cộng) giết chết môi trường biển miền Trung trước đây. 

Bởi vậy:

– Dịch không thể dập bằng ý chí hay khẩu hiệu, mà phải chấp nhận sống chung với virus Covid-19, có nghĩa là phải chấp nhận nó như bệnh cúm mùa (Flu) như Úc, Pháp, Anh, Thụy Điển, v.v… đã làm, và xin/mua vaccine bằng mọi cách có thể, thúc giục các công ty có hợp đồng cung cấp vaccine giao hàng sớm hơn và nhiều hơn. 

– Nhà cầm quyền phải đưa ra lộ trình rõ ràng, thống nhất trên toàn quốc VN, tránh trường hợp “phép vua thua lệ làng” khi ứng phó với đại dịch nầy. Bao lâu có vaccine? Tiêm chích ra sao? Nếu chích được 20%, 50%, 70% thì ứng phó thế nào cho mỗi tình huống? Bao nhiêu % là đủ cho mỗi tỉnh thành? Những hoạt động giao thương, sản xuất sẽ được tổ chức ra làm sao cho hợp lý theo mỗi mức độ khác nhau? 

– Thay đổi cấp độ ưu tiên vaccine cho công nhân trong các khu công nghiệp. Vì công nhân cũng chính là dân và họ đang gánh trên vai cả bài toán kinh tế quốc gia lẫn an sinh xã hội rất lớn. 

– Các gói hỗ trợ doanh nghiệp cần được chuẩn hóa và công khai quy trình hành chính, sao cho mọi doanh nghiệp đều có thể tiếp cận. Cố gắng tránh tối đa và có biện pháp kiểm soát chặt chẽ “tham nhũng chính sách”. Phải biết, mình là ai, doanh nghiệp là ai trong thời khắc này. Nếu để xảy ra “tham nhũng chính sách” sẽ trở thành “giọt nước tràn ly” đối với doanh nghiệp và 65 triệu công nhân VN trên toàn quốc. Hãy mạnh dạn “trảm” hết những kẻ có hành vi tham nhũng chính sách, tham nhũng trên từng cơ chế chống dịch Covid-19, nhằm tránh tối đa thiệt hại cho đất nước vào thời điểm vô cùng khó khăn này. Chỉ cần trễ một chút nữa thôi, VN sẽ phải chịu đựng những thiệt hại khủng khiếp bội phần.


 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (1)
  • comment-avatar
    Trung Nguyen 3 years

    Bài phân tích rất sâu sắc và chính xác. Bọn lãnh đạo cộng sản VN là một lũ vô học, chỉ giởi chém giết (dao , mã tấu, súng đạn) và phá sập cầu đường. Chúng không có bất cứ khả năng để xây dựng bất cứ cái gì. Qua trận dịch Tàu cộng nầy, toàn dân VN từ Bắc tới Nam mới thấy một lũ bất tài đang cai trị đất nước, bây giờ dân chúng đã sáng mắt. Quá trễ.