Việt Nam Thời Báo

VNTB – Chức trách của Tổng bí thư là gì để người dân biết mà giám sát?

Trần Dzạ Dzũng

 

(VNTB) – Thực sự trong suốt hơn chục năm qua, người dân không biết về công việc cụ thể mỗi ngày của người đứng đầu Đảng là gì!

 

“Định kỳ hàng quý và khi cần thiết, Bộ Chính trị cho ý kiến về tình hình đất nước để tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, thường xuyên của Bộ Chính trị trên các lĩnh vực của đời sống xã hội”.

Khi cần thiết, Tổng bí thư sẽ ủy quyền cho một Ủy viên Bộ Chính trị chủ trì các hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương; Tổng Bí thư là Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng tham gia Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương.

Đó là những nội dung được Ban Tuyên giáo Trung ương phổ biến tại hội nghị báo cáo viên mới đây bằng hình thức trực tuyến tới 457 điểm cầu trên cả nước. Thông tin cho biết, trách nhiệm, quyền hạn của Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư được bổ sung thêm “chỉ đạo xây dựng các đề án báo cáo Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo sự phân công của Bộ Chính trị, Ban Bí thư”.

Cụ thể công việc của Thường trực Ban Bí thư gồm Tổng bí thư và Thường trực Ban bí thư là sẽ giải quyết công việc và cho ý kiến về các vấn đề vượt thẩm quyền của Thường trực Ban bí thư nhưng chưa tới mức phải báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư và những công việc được Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao, ủy quyền.

So với trước đây thì trách nhiệm, quyền hạn của Thường trực Ban bí thư được bổ sung thêm nội dung “định kỳ, thường xuyên nghe báo cáo và cho ý kiến về tình hình triển khai các kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng bí thư để kịp thời nắm bắt tình hình và lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan liên quan.

Đồng thời cũng bổ sung thêm trách nhiệm chỉ đạo công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, chỉ đạo cải cách hành chính ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng để cụ thể hóa trách nhiệm trong phân công”.

Về quy định đối với công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng, Ban Chấp hành Trung ương thống nhất ban hành quy định mới thay thế Quy định 30, với một số điểm đáng lưu ý: đó là quy định việc không được sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình, thu phát sóng khi làm việc với chủ thể kiểm tra, giám sát.

Quy định này nhằm phòng ngừa việc đối tượng kiểm tra sẽ ghi âm, ghi hình lại các nội dung trong quá trình kiểm tra chưa được phép công khai, đảm bảo giữ bí mật, danh tính người tố cáo; tăng trách nhiệm, thẩm quyền cho cấp ủy trong lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra, giám sát tổ chức đảng, đảng viên; quy định về giải quyết tố cáo đối với trường hợp cán bộ về hưu nhưng bị tố cáo về những việc đã làm trong thời gian đương chức;…

Có một tương đồng giữa quyền lực của người đứng đầu Đảng ở Việt Nam và Trung Quốc, đó là ông Tập Cận Bình và ông Nguyễn Phú Trọng đều có quyền triệu tập các ủy viên Bộ Chính trị, bao gồm cả ủy viên thường vụ. Tổng bí thư cũng phụ trách Ban bí thư, cơ quan của Đảng đảm nhiệm việc giám sát và kiểm soát ý thức hệ, công tác tuyên truyền, bổ nhiệm chức vụ cùng với đường lối chính sách của đảng.

Theo Điều 4, Hiến pháp năm 2013, Đảng Cộng sản Việt Nam “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”; “Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình”.

Hiến pháp cũng hiến định: “Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.

Tuy nhiên có một thực tế mâu thuẫn ngay trong Điều 4 của Hiến pháp, đó là Đảng nắm quyền lực tối cao “lãnh đạo Nhà nước và xã hội”, vậy thì Đảng chịu sự điều chỉnh của khuôn khổ pháp luật nào ở đây, khi Việt Nam chưa có luật về đảng chính trị?

Ông Nguyễn Phú Trọng là người giữ chức vụ Tổng bí thư liên tiếp 3 nhiệm kỳ. Thực sự trong suốt hơn chục năm qua, người dân không biết về công việc cụ thể mỗi ngày của người đứng đầu Đảng là gì!

Dân chúng có nghĩa vụ đóng thuế nên họ có quyền biết rõ chức trách công việc mỗi ngày của Tổng bí thư, và đồng thời nhằm tránh việc bị đe dọa của các điều luật hình sự như điều 117, điều 331, cần thiết công bố tường tận luôn về những quyền được giám sát của người dân đối với các ý kiến chỉ đạo từ cụ thể chức danh Tổng bí thư Đảng.


Tin bài liên quan:

VNTB – Khi kẻ cướp rao giảng đạo đức

Phan Thanh Hung

VNTB – Đảng cộng sản Việt Nam kết thân với Đảng Nước Nga Thống nhất

Phan Thanh Hung

VNTB – Nội bộ ĐCSVN có thật sự đoàn kết?

Trương Thế Tử

1 comment

Chí Quang 21.03.2022 7:21 at 07:21

Chắc là ký giấy khen và huân chương để ban tặng cho thuộc cấp, và nhận chỉ thị của bác TẬP rồi truyền đạt cho chính phủ thực hiện!

Reply

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo