VNTB – Có danh dự đâu mà rút!

VNTB – Có danh dự đâu mà rút!

Hạo Nhiên

 

(VNTB) – Ông Trọng quả hết sức ngớ ngẩn. Đảng viên kẻ đã tham nhũng còn có danh dự đâu mà ông bảo họ đem ra xài.

 

Không biết đây là lần thứ mấy Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắn nhủ các chí của ông, “Ai không xứng đáng thì nên ‘rút lui trong danh dự”

Sáng 13/5, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng đại biểu quốc hội đơn vị bầu cử số 1 tiếp xúc cử tri quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng trước kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV. Ông Trọng khẳng định phòng chống tham nhũng không phải chỉ là chống sự câu kết, móc ngoặc với nhau mà cái gốc là chống suy thoái về tư tưởng, chính trị. “Nếu anh có đạo đức, tư tưởng tốt thì tham ô, tham nhũng làm gì, phải biết khinh bỉ cái đó, biết cái đó là cái xấu, tránh xa ra”. Thì hẳn nhiên là vậy. Kẻ tham nhũng đương nhiên là kẻ vô đạo đức, có tư tưởng đồi bại, mặt dày không biết xấu hổ khi bị người dân khinh bỉ. 

Tham nhũng tại Việt Nam không ai lạ họ là ai. Toàn đảng viên đấy. Người dân không chức, không quyền không thể tham nhũng, chỉ có quan chức, chức nhỏ, tham nhũng vặt, càng chức cao, càng tham nhũng lớn mà các quan chức đều là đảng viên. Các đảng viên gây tệ hại tham nhũng tràn lan, triền miên đến hơn 70 năm nay không chấm dứt, càng ngày càng phát triển, nhất là từ ngày đảng sanh ra cái quái thai, lai căng, phân bón cho tham nhũng nẩy nở phát triển trên mảnh đất man rợ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, mang tên kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Từ ngày đảng cộng sản gieo cỏ dại tham ô theo chân đảng cộng sản mọc tràn lan, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã thống thiết nhiều lần kêu phải bỏ thói tham nhũng. Ông Hồ gọi tham ô là hành vi “ăn cắp của công, của riêng của người ta, hay của nhân dân”, “lấy của công làm của tư”, là “gian lận, tham lam”, “là không tôn trọng của công”. “Của công” chính là “mồ hôi nước mắt của đồng bào làm ra, do xương máu của chiến sĩ làm ra”[1] 

Ông Hồ tỷ mỉ chỉ ra từng loại tham nhũng trong đảng, từ kẻ có chức trong các hợp tác xã, ăn cắp bằng cách lừa nông dân từng hạt thóc, đến đục khoét của bộ đội, của nhân dân, chè chén bằng công quỹ, mua đắt, bán rẻ, khai gian, làm dối, thông đồng với những chủ thầu xấu, tham ô hàng triệu đồng của Chính phủ và của nhân dân ta,  làm việc chậm chạp, ăn cắp giờ của Chính phủ, của nhân dân”. Ông Hồ tưởng “nhiệt huyết, đạo đức” của đảng viên những ngày đầu cách mạng có thể đánh tan đồng minh của giặc ngoại xâm. 

Tham nhũng, tham ô có từ ngày đảng sinh ra thời đầu cách mạng vô sản từ Liên Xô. Có vẻ như ông Hồ muốn thanh toán tham ô như Lenin và Stalin, “nếu tìm ra, điều tra ra những vụ tham ô, Đảng sẽ thẳng tay kỷ luật và Chính phủ sẽ thẳng tay trừng trị” hay “tẩy sạch nạn tham ô như tiêu diệt những con sâu mọt rút lá, cắn hoa, khoét quả” hay “muốn lúa tốt thì phải nhổ cỏ cho sạch, nếu không, thì dù cày bừa kỹ, bón phân nhiều, lúa vẫn xấu vì lúa bị cỏ át đi”. 

Ông Hồ yêu cầu đảng phải học tập theo thái độ nghiêm khắc của Lenin trước sự việc tòa án Moscow xử nhẹ một vụ ăn hối lộ: “Không xử bắn lũ ăn của đút lót, mà xử một cách pha trò, mềm mỏng nhẹ nhàng như vậy, đó là một điều xấu hổ cho những đảng viên cộng sản, cho những người cách mạng. Cần phải nêu những đồng chí đã ăn hối lộ ra để cho dư luận quở trách và cần phải đuổi họ ra khỏi Đảng[2] 

Ông Hồ  trích dẫn quan điểm của Stalin trong xử phạt tội tham ô: “Stalin đã có lần ví bọn tham ô như những con lợn sục vào vườn rau của Nhà nước và ngoạm lấy ngoạm để một cách trơ trẽn. Làm thế nào để trừ cho hết những thứ ấy và không để một khe hở nào cho của cải dành dụm của chúng ta lọt ra ngoài?… điều quan trọng nhất – như Stalin đã nói – vẫn là phải “gây chung quanh chúng một không khí công chúng công phẫn và tẩy chay về mặt đạo đức”[3]

Theo ông  Hồ Chí Minh “chống tham ô là cách mạng”, và phải thẳng tay kỷ luật, trừng trị”. 

Nhiều thời tổng bí thư cũng nói chống tham nhũng như ông Hồ, nhưng hầu như không có vụ ăn cắp, ăn hối lộ nào bị đưa ra tòa, hoặc có cũng chỉ là những việc nhỏ, xử lấy lệ cho vui như dưới thời Lenin, Stalin, rồi đâu lại vào đấy. Ông Nguyễn Phú Trọng xây lò, tưởng rằng củi tươi củi mục gì cũng phải cháy, nhưng chỉ đốt được vài trự nguyên là đối thủ của anh em trong nhóm lợi ích của ổng, còn lại, không hiểu sao, không biết lần này là lần thứ mấy và sẽ còn bao nhiêu lần nữa, ông Trọng nại danh dự của đảng viên, nại cả lương tâm và viên dẫn cả cái triết lý vụn “tiền nhiều để làm gì” ra để năn nỉ đảng viên thôi tham nhũng, hay nếu đã lỡ nhúng chàm thì hãy rút ra trong danh dự. Ông Trọng quả hết sức ngớ ngẩn. Đảng viên kẻ đã tham nhũng còn có danh dự đâu mà ông bảo họ đem ra xài. Còn hỏi nhiều tiền để làm gì, Nếu tiền nhiều để làm gì ông tiến sĩ triết học Trọng cũng không biết thì ông nên nên hỏi mấy ông thầy tu kiểu như Thích Thanh Quyết, Thích Nhật Từ. Họ sẽ chỉ cho ông cách làm thật nhiều tiền, tích lũy hàng ngàn tỷ để mua rau, tương cà và đậu hũ chứ làm gì.

Cách diệt tham nhũng của ông Hồ Chí Minh chỉ bằng lời dọa dẫm, đến ông Trọng, dù có xây mấy cái lò bằng tôn hay lò bát quái cũng chẳng đi đến dâu, bởi mấy ông không biết nguồn gốc của tham nhũng chính bởi chế độ độc tài đảng trị.

Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy về mối quan hệ giữa tham nhũng và chế độ độc tài, đảng trị.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng chế độ độc tài, đảng trị có xu hướng tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc tham nhũng phát triển. Với quyền lực tập trung vào tay một số ít người, các quan chức có thể tìm cách sử dụng quyền lực của họ để lợi dụng và kiểm soát các nguồn tài nguyên của quốc gia một cách chủ quan, từ đó gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế, xã hội và chính trị.

Một số nghiên cứu khác cho thấy rằng tham nhũng có thể là một yếu tố thúc đẩy cho chế độ độc tài, đảng trị duy trì quyền lực của họ. Những người tham nhũng có thể được sử dụng như là một công cụ để đe dọa hoặc tống tiền các đối thủ chính trị, từ đó đảm bảo rằng họ giữ được quyền lực và kiểm soát trong nước.[4] 

1.“Corruption and authoritarianism” của Susan Rose-Ackerman và Bonnie J. Palifka là một cuốn sách nghiên cứu về mối liên hệ giữa tham nhũng và chế độ độc tài, đảng trị.

2.Corruption, democracy and dictatorship” của Jonathan R. W. Temple và Ludger Wößmann. Nghiên cứu tập trung vào mối liên hệ giữa tham nhũng, chế độ dân chủ và chế độ độc tài trên toàn cầu.

3.”Corruption and Autocracy: Evidence from Firm-Level Data” của Ruben Enikolopov, Maria Petrova và Ekaterina Zhuravskaya tập trung vào mối liên hệ giữa tham nhũng và chế độ độc tài trên cấp độ doanh nghiệp.

Việt Nam là một trong những ví dụ về các quốc gia có chế độ độc tài và từ đó tạo ra tham nhũng. Trong nhiều nghiên cứu về tham nhũng trên thế giới, Việt Nam cũng được đưa ra như một trong những ví dụ về nền kinh tế đang phát triển có vấn đề tham nhũng nghiêm trọng.

Chương 3 trong cuốn “Corruption and authoritarianism” của Susan Rose-Ackerman và Bonnie J. Palifka tập trung vào việc giải thích vì sao tham nhũng có thể trở thành một phần không thể thiếu của chế độ độc tài.

Chương này trình bày quan điểm của các nhà lãnh đạo độc tài rằng tham nhũng là một phần không thể thiếu của chế độ của họ và cũng là một phần không thể tránh khỏi trong việc quản lý một quốc gia; phân tích những lý do vì sao các quan chức trong chế độ độc tài cảm thấy tham nhũng là cần thiết.

trong các quốc gia độc tài đảng trị, tham nhũng trở thành một phần của hệ thống chính trị và kinh tế của quốc gia đó. Thường thì các chính trị gia và quan chức ở các quốc gia độc tài sẽ cố gắng sử dụng quyền lực của họ để kiếm lợi ích cá nhân, từ đó dẫn đến sự tham nhũng trong các hoạt động kinh tế và chính trị của quốc gia.

Với sự tham nhũng trở thành một phần của hệ thống chính trị độc tài đảng trị và kinh tế chỉ huy, nó  trở thành một phần của văn hóa và lối sống hưởng thụ của một số tầng lớp quan chức đảng, chính quyền và giới giầu có hưởng lợi từ chế độ. Tham nhũng đã trở thành một cách để các quan chức có thể tăng thêm thu nhập cá nhân của họ, tiếp cận các cơ hội kinh doanh và tiếp cận các dịch vụ công cộng. Điều này dẫn đến việc tham nhũng được xã hội chấp nhận và coi như là một phần không thể thiếu của cuộc sống.

Gia nhập đảng cầm quyền độc tài và tham gia chính trị liên quan đến động cơ tham lam và mong muốn giàu có. Điều này xảy ra khi đảng cung cấp cho các thành viên của mình quyền lợi và tiện ích đặc biệt, hoặc cho phép các thành viên của mình tham gia vào hoạt động tham nhũng. 

Cái vòng tròn cộng sinh, đảng sinh ra tham nhũng, tham nhũng vun đắp cho sự sinh tồn của đảng không thể nào chấm dứt. Danh dự không có chỗ trong cái vòng sinh tồn đó. Chỉ loại trừ cả vật chủ và ký sinh trùng thì tham nhũng mới chấm dứt.

________________

Tham khảo

[1] Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.2011, tr.296-297

[2]Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.2011, tr.288

[3]Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H.2011, t.12, tr.469

[4] https://vietnamthoibao.org/vntb-tham-nhung-trong-cac-che-do-doc-tai-dang-tri/

 


 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (1)
  • comment-avatar
    T Vy 11 months

    Xin lỗi, nếu VN có bầu cử tự do như Thái Lan, có ai bỏ phiếu cho một ông như vầy lên làm lãnh đạo không?