VNTB – Liệu có phải là hèn nhát không?

VNTB – Liệu có phải là hèn nhát không?

Tư Giang

(VNTB) – “Hèn nhát hỏi câu, ‘có an toàn không?’, Quyền nghi hỏi câu, ‘có sáng suốt không?’, Phù phiếm hỏi, ‘có được hoan nghênh không?’, nhưng lương tâm hỏi, ‘có đúng đắn không?’


Hai người lãnh đạo của Hội ‘nhập kho’ theo quy trình mở rộng vụ án của cơ quan an ninh điều tra Tp. Hồ Chí Minh.

Sáng lập và duy trì hội dù là nghề nghiệp nhưng mang danh xã hội dân sự thì cũng là rủi ro. Không có gì gọi là an toàn cho bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào hoạt động thúc đẩy những nhóm quyền mà nhà nước xem là nhạy cảm, mặc dù quyền đó được quy định rõ ràng trong điều 25, hiến pháp nhà nước.

Nhiều người đặt vấn đề, liệu có phải anh Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thuỵ và nhiều người khác đã thiếu sáng suốt khi dẫn dắt, tham gia công khai tổ chức hội trong bức tranh nhà nước toàn trị, nguy cơ bị đánh sập, tù đày chưa bao giờ nằm ở giá trị thiểu số. Họ đặt sinh mệt bao gồm thời gian tự do, sức khoẻ cả nhân, và mái ấm gia đình – quá nhiều thứ để đòi lại ba quyền: lập hội, báo chí, tự do ngôn luận. Công khai trong toàn trị liệu có phải là sự sáng suốt?

Khi lập ra hội và xây dựng nó thành sân chơi chung cho những người ưa dùng ‘ngòi bút’ để lên tiếng phản ánh, chỉ trích, phê phán chính phủ ở những góc cạnh mà họ cho là có ‘vấn đề’ liệu những bước đi đó của anh Dũng và anh Thuỵ có được hoan nghênh không?

Về mặt nhà nước thì họ không hoan nghênh rồi, nhưng về mặt công chúng trong ngoài nước, bao nhiêu người hoan nghênh? Lúc thì bị cho là tổ chức bình phong của nhà nước, khi thì bị áp đặt là chắp vá trong lĩnh vực mà hội đang theo đuổi, thô tục hơn là bị chụp mũ là bọn phản loạn, gây rối sự bình yên của tổ quốc. Không phải là sự tưởng tượng, thực tế là như vậy.

Nhưng thực hành điều 25 hiến pháp, lập hội và xây dựng hội có phải là điều đúng đắn không? Nếu dựa vào thuộc tính ‘an toàn’ thì vẻ như chưa đúng đắn cho lắm. Nhưng dựa trên lương tâm thì hoàn toàn đúng đắn.

Anh Dũng và anh Thuỵ có nhận thức rủi ro cao không? Có, họ sẵn sàng hành trang đi tù? Họ sáng suốt nhìn ra rủi ro khi lập hội nhưng đó là quyền, không thể để mãi ở điều 25 phủ kín bụi thời gian được. Cả hai anh cũng nhận thức được một tổ chức về viết báo ra đời là ‘dâu trăm họ’ nên số người không hoan nghênh xen lẫn những người ủng hộ. Bao trùm lên vấn để, là cả hai anh điều lựa chọn điều đó bởi lương tâm mách bảo: đúng đắn.

Nhà vận động dân quyền người Mỹ, Luật sư Martin Luther King trong một câu nói đã khái quát đầy đủ hàm trong ngoài của những người sáng lập, duy trì hội nhà báo độc lập Việt nam, tổ chức xã hội dân sự về nghề nghiệp.

“Hèn nhát hỏi câu, ‘có an toàn không?’, Quyền nghi hỏi câu, ‘có sáng suốt không?’, Phù phiếm hỏi, ‘có được hoan nghênh không?’, nhưng lương tâm hỏi, ‘có đúng đắn không?’

Và sẽ đến lúc mà một người phải chọn lập trường không an toàn, không sáng suốt, cũng chẳng được hoan nghênh, nhưng người ta phải chọn lựa điều đó vì lương tâm mách bảo điều đó đúng đắn.”

Anh Dũng và anh Thuỵ đã lựa chọn một điều mà lương tâm mách bảo, thôi thúc họ phải làm, thế nên dù về mặt pháp lý chưa công nhận tù nhân lương tâm, nhưng khi họ bị bắt giữ bởi những gì họ làm dựa trên lương tâm mách bảo thì họ xứng đáng nhận được danh xưng tù đó.

Một quốc gia có nhiều người tù lương tâm đồng nghĩa quốc gia đó bị bao vây bởi chuyên quyền và nịnh bợ. Những yếu tố không mang lại sự hạnh phúc cho đàn em nhỏ, hơi thở tự do cho giới trung lưu và bình yên cho người già trong tương lai.

 

 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)