Việt Nam Thời Báo

VNTB – Dân chủ đại diện thì dân có thực làm chủ không?

Ghi chép của Nguyễn Nam

 

(VNTB) – Thực tế vẫn là các vở diễn trên sân khấu chính trị, nên dân chủ đại diện kiểu này thì dứt khoát dân không thể làm chủ được

 

Dân chủ đại diện thể hiện thông qua các cuộc bầu cử định kỳ để lựa chọn các đại biểu thay mặt cho cử tri trong việc thực hiện các chức năng hoạch định chính sách, quản lý nhà nước và xã hội.

Tuyên giáo Đảng luôn nhấn nhá rằng, “Nhà nước ta hiện nay được khẳng định là nhà nước pháp quyền, nghĩa là tất cả các cơ quan nhà nước cho tới nhân dân đều phải sống và làm việc theo pháp luật”, thế nhưng ghi nhận ý kiến người dân qua những hội luận trên mạng xã hội, cho thấy nó vẫn chưa diễn ra như mong muốn của Đảng.

“Từ an toàn giao thông cho tới quản lý đất đai cũng chưa thực hiện sống và làm việc theo pháp luật, ngay cả từ chính quyền, nên vừa qua mới có hàng loạt các vụ đại án”, một ý kiến dẫn chứng, và cho rằng nếu tiếp tục diễn đạt theo mạch văn Tuyên giáo Đảng, thì đây cũng là trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc trong việc giám sát, phản biện việc thực hiện pháp luật của nhà nước trên tất cả các lĩnh vực.

Mặt khác, theo một ý kiến phản biện khác, việc tiếp xúc cử tri hiện nay mặc dù đã được cải tiến nhiều với hơi hướm dân chủ hình thức ít nhiều rõ hơn, song một số địa phương vẫn tiếp xúc kiểu dân chủ đại diện.

“Xây dựng nhà nước pháp quyền có một ý quan trọng là thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, nhưng đi tiếp xúc cử tri mà dân chủ đại diện như thế thì dân có thực hiện được quyền làm chủ không?”, một ý kiến phản biện đặt vấn đề, và yêu cầu đưa nội dung này vào báo cáo của Mặt trận Tổ quốc, để nhân dân biết Mặt trận Tổ quốc cũng đã nắm được và phản ánh kịp thời những nguyện vọng dân sinh.

Vẫn bám trục “tin vào Đảng” như cam kết của Tuyên giáo, một nhà báo đánh tiếng rằng ngay lúc này cần thực hiện đầy đủ quyền đề cử, ứng cử và bầu cử của người dân trong việc lựa chọn đại diện để hành động vì lợi ích của mình chứ không phải là mọi chuyện diễn theo một kịch bản soạn trước về nhân sự của Ban bí thư khóa XIII.

Việc lựa chọn được thể chế hóa và thực hiện bằng các cuộc bầu cử được tiến hành định kỳ dưới hình thức bỏ phiếu kín, và tất cả mọi công dân trưởng thành đều có quyền bầu cử.

Thông qua các quá trình đó, bảo đảm để người dân tham gia ở tất cả các khâu của quá trình, đưa ra những quyết định liên quan đến lợi ích, cuộc sống của họ, từ nêu sáng kiến, tham gia thảo luận, tranh luận đến giám sát quá trình thực hiện một cách minh bạch. Cũng qua đó, có thể làm giảm thiểu tối đa tình trạng xuyên tạc và nhiễu thông tin bởi các trang mạng, hay tin đồn thất thiệt.

Điều kiện để hiện thực hóa phương hướng trên – vẫn theo nhà báo ‘hết mực tin vào Đảng’, trước hết phải bảo đảm phát huy dân chủ trong Đảng với tư cách là hạt nhân để phát huy đầy đủ dân chủ trong xã hội.

“Đẩy mạnh dân chủ hóa xã hội để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường vai trò chủ động, sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Tổ chức thực hiện tốt Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội; Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội và nhân dân góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; Quy định về giám sát đảng viên là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý và các quy định, quy chế khác…

Thế nhưng tất cả những yêu cầu ở trên, thực tế vẫn là các vở diễn trên sân khấu chính trị, nên dân chủ đại diện kiểu này thì dứt khoát dân không thể làm chủ được như Điều 2.1 Hiến pháp ghi rất hay ho rằng Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân” – vị nhà báo kể trên, kết luận.


Tin bài liên quan:

VNTB – Thể chế có vấn đề?

Do Van Tien

VNTB – Những câu chuyện cũ rích nhưng vẫn lại hừng hực thời sự

Phan Thanh Hung

VNTB – Một câu hỏi gửi ngài Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.