Việt Nam Thời Báo

VNTB – Đảng: Thuyết tương đối chẳng là gì

 

Nguyễn Huyền

 

(VNTB) – Thể chế chính trị ở Việt Nam luôn khẳng định về tính tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam “mãi mãi là sao sáng dẫn đường”.

 

Chào mừng 92 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2022), tối 12-2, tại Trung tâm Phát thanh Quốc gia, 58 Quán Sứ – Hà Nội, Đài Tiếng nói Việt Nam thực hiện chương trình giao lưu chính luận nghệ thuật với chủ đề “Mãi mãi là sao sáng dẫn đường”.

Tham dự chương trình có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ban ngành, các tỉnh, thành phố…

Nói về vai trò dẫn dắt, lãnh đạo của Đảng, PGS-TS Nguyễn Mạnh Hà, cựu Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, cho rằng từ khi Đảng ra đời, đã lãnh sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đảng đã đề ra đường lối, cương lĩnh qua từng thời kỳ cách mạng để giành được những thắng lợi. Cùng với đó Đảng đã thể hiện bản lĩnh của mình trong quá trình dẫn dắt cách mạng Việt Nam.

Ông Hà khẳng định, “cơ đồ của đất nước ngày nay có được là thành quả của sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng ta, là thành quả được xây đắp bởi lớp lớp các thế hệ cha ông, là thành quả từ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Thành tựu đáng ghi nhận của 35 năm đổi mới và 10 năm thực hiện Cương lĩnh 2011 đã khẳng định rõ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam”.

Thử nhìn chương trình giao lưu chính luận nghệ thuật với chủ đề “Mãi mãi là sao sáng dẫn đường” nêu trên qua lăng kính thuyết tương đối nổi tiếng của Albert Einstein.

Tháng 11 tới đây sẽ đánh dấu 107 năm ra đời Thuyết tương đối rộng nổi tiếng của nhà bác học Albert Einstein.

Thuyết tương đối rộng hay còn gọi Thuyết tương đối tổng quát (General relative hay General theory of relative) là kết quả công trình nghiên cứu lý thuyết hình học của lực hấp dẫn do nhà vật lý Albert Einstein tiến hành từ năm 1907 đến tháng 11 năm 1915 thì được trình bày. Hiện tại Thuyết tương đối rộng được coi là lý thuyết mô tả thành công nhất lực hấp dẫn của vật lý học hiện đại.

Với các nhà nghiên cứu không chỉ riêng trong lĩnh vực vật lý, Thuyết tương đối rộng từ khi được công bố đã tạo nên một cuộc cách mạng thực sự trong nhận thức khoa học.

Để dễ hiểu hơn, tạm diễn giải vầy cho thắc mắc tại sao lại là tương đối mà không phải tuyệt đối: Hãy xét một ví dụ, nếu người ta đang lái chiếc xe hơi di chuyển trên đường với vận tốc 60km/h, thì có thể nói rằng vận tốc của xe so với trái đất là vận tốc thực tuyệt đối được không? Câu trả lời là ‘không hề’, vì đó chỉ là vận tốc trên sự quan sát của chính người đó mà thôi.

Giả sử khi người đó di chuyển, và một người khác đang ở mặt trăng nhìn xuống người đó, thì vận tốc của người đó sẽ phải tính cả vận tốc quay của trái đất quanh trục nữa, chắc chắn khác 60 km/h. Hoặc một chiếc UFO ở ngoài hệ mặt trời đang theo dõi, họ cũng sẽ phải tính thêm cả vận tốc quay của trái đất trong hệ mặt trời. Đó chính là sự tương đối trong vũ trụ này, kể cả không gian, thời gian và khối lượng… Chỉ cần thay đổi người quan sát hay hệ quy chiếu là hệ thống cần đo sẽ không còn tuyệt đối nữa.

Ở thuyết tương đối hẹp, Einstein khẳng định chuyển động ảnh hưởng đến không gian và thời gian, nên hấp dẫn cũng phải có có mối liên hệ tương tự. Nghĩa là theo Einstein, không gian và thời gian mới chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng hấp dẫn, chứ không phải là một “lực”.

Giờ thì rối rắm hơn chút.

Vào năm 1915 trong công bố về thuyết tương đối rộng của mình, Einstein cho rằng các vật có khối lượng sẽ uốn cong không – thời gian và gây ra sự hấp dẫn. Theo Einstein không có lực hút nào cả mà bản chất của lực hấp dẫn chỉ là một hệ quả của hiệu ứng hình học mà thôi. Nghĩa là chúng ta rơi vào một chiếc hố không phải vì dưới hố có lực hút, mà vì chiếc hố đó là một không gian cong.

Trong cơ học cổ điển, không gian và thời gian là 2 khái niệm tách biệt, 2 sự việc xảy ra trong 2 không gian khác nhau nhưng đều phải xảy ra cùng thời gian với nhau. Tuy nhiên Einstein đã hợp nhất chúng làm một, nghĩa là sự việc nào đó tác động đến không gian cũng có thể gây ra biến dị về thời gian, và thời gian cũng là một chiều của không gian vật lý, có thể thay đổi tùy thuộc vào hệ quy chiếu, tức thời gian tương đối.

Như vậy, nếu chấp nhận Đảng Cộng sản Việt Nam “mãi mãi là sao sáng dẫn đường”, có nghĩa những người cộng sản Việt Nam đeo đuổi “chủ nghĩa tuyệt đối” để cho rằng các tiêu chuẩn mà Đảng đưa ra luôn luôn đúng.

Trong khi đó thì “chủ nghĩa tương đối” cho rằng các tiêu chuẩn đạo đức phụ thuộc vào bối cảnh vì không có gì là đúng hay sai.

Tóm lại, nếu Đảng luôn tự cho mình “đúng trong mọi trường hợp”, và, “mãi mãi là sao sáng dẫn đường”, thì xem ra ví von này sẽ tác dụng ngược khi ai đó nhận xét về ngôi sao sáng ấy trong nhiều lúc, thì đó chính là “sao chổi” – và trong truyền thuyết cổ nhất mà con người được biết là “Sử thi Gilgamesh” (vị vua xứ Babylon năm 2.600 trước công nguyên) thì người ta từng đọc thấy những mô tả về bầu trời rực cháy, khí quyển đầy lưu huỳnh và những trận lũ lụt đi kèm sự xuất hiện của sao chổi…


Tin bài liên quan:

VNTB – Vì sao tôi ý kiến?

Phan Thanh Hung

VNTB – Bao giờ Việt Nam có luật về đảng chính trị?

Phan Thanh Hung

VNTB – Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có phải là người quân tử?

Trương Thế Tử

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo