Anh Khoa dịch
(VNTB) – Điều đáng ngạc nhiên, Tập Cận Bình đã sẵn sàng hưởng lợi chính trị từ những cái chết bùng phát ở trong và ngoài Trung Quốc.
Khi cả thế giới nỗ lực xây dựng chính sách ngăn chặn đại dịch Vũ Hán, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Đảng Cộng Sản Trung Quốc đối mặt với một thách thức: Làm thế nào để hưởng lợi từ tất cả những điều này? Tập Cận Bình có thể tìm thấy lợi lộc chính trị từ việc xử lý ổ dịch trong nước không? Ông ta có thể có, kể cả bên ngoài Trung Quốc.
Tập Cận Bình duy trì quyền lực bằng cách xóa bỏ giới hạn nhiệm kỳ Chủ tịch nước trong hiến pháp, thanh trừng quan chức tham nhũng (và các đối thủ chính trị), củng cố quyền kiểm soát quân đội. Nhưng ông ta vẫn có một nỗi sợ? Bóng ma dập dìu của nền kinh tế đang chậm lại khiến Bắc Kinh ăn ngủ không yên.
Khi tăng trưởng của nền kinh tế chậm lại, thì ổn định chính trị có thể đi xuống, do đó đòi hỏi phải tập trung quyền lực trong tay một cá nhân. Nếu sai sót trong kiểm soát gây ra tình trạng bất ổn ở cấp xã hội, một lãnh đạo quyền lực có vị thế tốt hơn để đối phó với tình trạng bất ổn và bất đồng trong nước, thường bằng cách đàn áp. Điều này không lạ gì với Trung Quốc. Từ Đại nhảy vọt thảm khốc đến Cách mạng văn hóa hay sự kiện Thiên An Môn, và giờ là hệ thống tín dụng ‘Trại súc vật’ đã phổ biến trên khắp Trung Quốc.
Dịch Vũ Hán lây lan nhanh chóng, nhưng phản ứng của Trung Quốc cũng rất kiên quyết: về cơ bản là đợt kiểm dịch lớn nhất trong lịch sử thế giới. Vũ Hán, một thành phố náo nhiệt với 11 triệu dân, đã trở thành một thị trấn ma chỉ sau một đêm phong tỏa.
Trung Quốc đã phân tích và giải mã bộ gen virus Vũ Hán, công bố ra toàn thế giới (mặc dù có chậm trễ ban đầu), lập bệnh viện dã chiến và cách ly hàng chục triệu người trong nhiều thành phố. Các biện pháp chặt chẽ khác cũng đã được thực hiện, và số liệu gần đây cho thấy Trung Quốc đã vượt qua đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng – với một trường hợp mới được báo cáo lây nhiễm ngay trong tâm chấn của đại dịch. Nói tóm lại, chiến thuật cứng rắn của Tập đã giành được chiến thắng.
Trung Quốc, mặc dù có một số lần mò mẫm ban đầu, nhưng về cơ bản đã dẫn đầu thế giới trong cuộc chiến chống lại đại dịch này. Các mô hình đối phó của Trung Quốc đã được áp dụng ở Hàn Quốc, Ý, Tây Ban Nha và Pháp và hiện ở Hoa Kỳ. Điều quan trọng là các quốc gia phương Tây và xã hội dân chủ sẽ áp dụng các chiến thuật nặng tay tương tự để bảo đảm sự an toàn. Việc sử dụng thiết bay không người lái đã được châu Âu áp dụng cũng như giám sát trở thành vũ khí chính trong đại dịch này. Tổ chức Y tế thế giới khen ngợi hết lời nỗ lực của Trung Quốc, và những sai lầm ngớ ngẩn ở phương Tây sẽ chỉ chỉ làm nổi bật sự thành công của Trung Quốc hơn.
Khi tình hình trong nước được kiểm soát, Trung Quốc bắt đầu tiến hành quyên góp các thiết bị y tế thiết yếu sang Tây Âu, trong khi người nước ngoài bắt đầu đổ về Trung Quốc, dường chấp thuận đi theo các biện pháp hà khắc được ban hành ở đó thay vì tự do kiểu phương Tây. Trái ngược hoàn toàn với cuộc khủng hoảng SARS năm 2003, khi ĐCSTQ bị chỉ trích vì phản ứng chậm trễ và thiếu minh bạch. Giờ đây, Trung Quốc đã tự coi là nơi trú ẩn an toàn mặc dù trước đó là tâm chấn của đại dịch, cũng như trở thành mô hình cần được nhân rộng. Đây có thể là bước chặng đường dài hướng tới sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế.
Ở trong nước, chính quyền ở cấp trung ương và địa phương được ca ngợi vì phản ứng kịp thời trong theo dõi bất kỳ dấu hiệu nào của virus. Tập Cận Bình đã có thể chứng minh một bàn tay sắt làm nên ổn định và quản lý khủng hoảng hiệu quả. Và chừng nào virus vẫn còn là mối đe dọa tiềm tàng ở nước ngoài, việc giám sát ngày càng tăng dường có thể là giải pháp chấp nhận được hoặc thậm chí được chào đón, trong khi các phương pháp quản trị của Trung Quốc cũng được nhìn nhận một cách cởi mở hơn ở nước ngoài.
Mặc dù trục lợi chính trị trong bối cảnh khủng hoảng là vô đạo đức, nhưng điều đó thường không thể tránh khỏi. Chiến thuật mạnh tay của Tập Cận Bình trong việc bảo vệ Trung Quốc đã giành được lời khen ngợi. Thời gian sẽ trả lời liệu cuộc chiến chống virus Vũ Hán chỉ là phút huy hoàng rồi chợt tắt, hoặc sẽ góp phần gia tăng đáng kể quyền lực của ông ta.
Thomas Reilly, giảng viên ngành Quan hệ quốc tế tại Đại học Rutgers.
Nguồn: https://thediplomat.com/2020/03/covid-19-and-xi-jinping-how-the-strongman-got-stronger/