VNTB – Đồng tiền vấy máu: Áp lực kinh tế khó có thể buộc chính quyền Myanmar phải nhượng bộ

VNTB – Đồng tiền vấy máu: Áp lực kinh tế khó có thể buộc chính quyền Myanmar phải nhượng bộ

Anh Khoa dịch 

 

(VNTB) – Áp lực kinh tế khó có thể buộc chính quyền Myanmar phải nhượng bộ, nhưng sự kém cỏi và vô cảm của quân đội có thể làm sụp đổ nền kinh tế

 

20 tháng 3 năm 2021

Việc giết người biểu tình không vũ trang dường như không làm nhụt chí quân đội Myanmar. Kể từ khi các tướng lĩnh phát động cuộc đảo chính vào ngày 1 tháng 2, quân đội đã giết chết hơn 200 người đồng bào của mình. Nhiều nạn nhân đã bị bắn vào đầu bởi các tay súng bắn tỉa khi họ biểu tình chống lại cuộc lật đổ.

Những người khác bị bắn bất ngờ khi binh lính tràn vào các khu dân cư được cho là ủng hộ người biểu tình. Người dân đang tháo chạy khỏi Hlaingthaya, một khu công nghiệp ở Yangon, thành phố chính của nước này, sau khi quân đội đáp trả các cuộc tấn công đốt phá các nhà máy cực kỳ tàn bạo.

Những người biểu tình vẫn chưa bỏ cuộc. Tuần này, mặc dù tất cả các nhà mạng internet di động đã ngưng hoạt động hoàn toàn và tình trạng thiết quân luật được tuyên bố ở một số khu vực của Yangon và thành phố lớn thứ hai, Mandalay, họ vẫn tiếp tục biểu tình.

Nhưng với sự không khoan nhượng của Tatmadaw hay lực lượng vũ trang Myanmar, nhiều người đang đặt hy vọng vào một hình thức kháng cự tinh vi hơn, diễn ra trong các siêu thị và cửa hàng nơi góc phố trên cả nước.

Các kệ tủ lạnh từng chứa đầy Bia Myanmar giờ trống rỗng, vì loại bia này được sản xuất bởi một công ty mà quân đội có cổ phần. Các sản phẩm khác có liên quan đến quân đội cũng đang bị xa lánh như một nhãn hiệu thuốc lá phổ biến và một mạng điện thoại di động lớn.

Các cuộc tẩy chay này đi kèm với những cuộc đình công làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của chính phủ, nhằm buộc chính quyền phải nhượng bộ bằng cách cắt nguồn cung tiền của họ.

Có một số dấu hiệu cho thấy chính quyền đang thiếu tiền mặt. Vài ngày sau cuộc đảo chính, ngân hàng trung ương đã cố gắng rút 1 tỷ đô la từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang ở New York. Nhà chức trách Mỹ đã chặn giao dịch này. Vào ngày 15 tháng 2, chính phủ đã tìm cách bán 200 tỷ kyats (tương đương 142 triệu USD) trái phiếu kỳ hạn 5 năm và chỉ có một đề nghị mua đấu giá, trị giá 1,7 tỷ kyats, với lãi suất cao hơn bình thường.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF ước lượng dự trữ ngoại tệ của chính phủ ở mức 6,7 tỷ đô la, kể cả 1 tỷ đô la ở New York. Số này chỉ đủ cho chưa tới 5 tháng nhập khẩu. Myanmar mua gần như toàn bộ nhiên liệu và dầu ăn từ nước ngoài, trong số các mặt hàng chủ lực thiết yếu khác.

Giá các mặt hàng này đang tăng và đồng kyat đang giảm giá. Ngoại tệ mạnh do đầu tư nước ngoài mang lại đã bốc hơi trong bối cảnh hỗn loạn. Các cuộc tấn công đốt phá gần đây nhằm vào các công ty Trung Quốc có khả năng làm nản lòng vài nhà đầu tư chưa bị chùn bước trước các hành vi của quân đội.

Ngoại hối không phải là điểm yếu tiềm ẩn duy nhất. Ngay cả trước cuộc đảo chính và các biến động kinh tế liên quan, Ngân hàng Thế giới dự kiến ​​thâm hụt ngân sách là 8,1% GDP trong năm nay. Kể từ đó, phong trào bất tuân dân sự đã khiến nền kinh tế gần như đi vào bế tắc.

Myanma Economic Holdings Limited (MEHL), tập đoàn chính do quân đội kiểm soát và là một trong những mục tiêu của phong trào tẩy chay, là công ty đóng thuế lớn thứ hai. Một công ty con của tập đoàn này, Myawaddy Bank, là tổ chức đóng thuế nhiều thứ năm. Do đó, việc cân đối thâm hụt ngân sách ngày càng tăng sẽ trở nên khó khăn hơn, đấu giá trái phiếu thất bại sẽ lại như vậy.

Đối với bất cứ một chính phủ bình thường nào, những số liệu thống kê đáng báo động này sẽ chắc chắn dẫn đến thay đổi. Nhưng chính quyền quân độ không phải là chính phủ bình thường. Họ biết rằng họ sẽ tiếp tục nhận được một khoản thu nhập ngoại hối tối thiểu từ xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là dầu và khí đốt, khoản thu này chiếm tỷ trọng lớn hơn trong doanh thu của chính phủ so với thuế.

Quân đội từ lâu đã tham gia khai thác, buôn lậu đá quý và gỗ bất hợp pháp ở các vùng xa xôi. Họ cũng được cho là bảo kê cho các băng đảng ma túy sản xuất ma tuý đá – methamphetamine, đặc biệt, ở các vùng biên giới không luật lệ.

Quân đội thậm chí không từ cả việc tống tiền của quân sỹ của mình. Những người lính được phỏng vấn vào năm 2018 bởi Gerard McCarthy thuộc Đại học Quốc gia Singapore cho biết họ được lệnh chi từ 1/10 đến 1/4 lương của họ cho cổ phiếu của MEHL. Chính quyền có lẽ sẽ gia tăng những nỗ lực gây quỹ như vậy nếu cần.

Quân đội cũng không phải lo lắng quá nhiều về việc điều hành nền kinh tế không tốt. Thực tế họ còn không ngại bắn vào chính công dân của mình, thì sẽ không ngại gì việc cắt giảm các dịch vụ công vốn đã thiếu thốn.

Hoặc họ có thể ra lệnh cho ngân hàng trung ương in tiền, bất chấp hậu quả lạm phát. Quân đội đã vui vẻ trục lợi từ tình trạng xáo trộn do các cuộc biểu tình gây ra. Một nhân viên tại một công ty làm thủ tục hải quan nói với Frontier, một tạp chí địa phương rằng, do phong trào bất tuân dân sự, các xe container thuộc sở hữu của MEHL gần như là những xe duy nhất còn hoạt động. Những chiếc xe tải này hiện tính giá 80.000 kyat một chuyến vận chuyển, gấp tám lần mức giá thông thường.

Tuy nhiên, sự tàn nhẫn không phải là một sự thay thế hoàn hảo để cạnh tranh. Có khả năng là tình trạng hỗn loạn bao trùm nền kinh tế sẽ lan ra đến mức quân đội không thể giữ cho ngay cả những lãnh vực kinh tế quan trọng hoạt động. Một số dấu hiệu về khả năng này khiến quân đội lo ngại.

Họ đã triệu tập một ủy ban để tìm ra cách giảm bớt sự phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu. Quân đôi ngày càng gay gắt về tình trạng tiếp tục đóng cửa của nhiều ngân hàng do nhân viên không đi làm, liên tục yêu cầu mở cửa trở lại nhưng không có kết quả. Trong khi đó, khoảng 200 nhân viên của ngân hàng trung ương đã bị đình chỉ công tác vì vắng mặt.

 That, in turn, will do far more harm to ordinary Burmese than to the junta and its cronies. And it will remind them of another reason, in addition to the army’s brutality, why they so dislike military rule: in its previous stints in power, the Tatmadaw has repeatedly run the economy into the ground. 

Không chắc chắn rằng tất cả những điều này có thúc đẩy  quân đội thay đổi chính sách hay không, nhưng chúng chắc chắn sẽ gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế. Điều đó sẽ gây tổn hại cho những người dân thường Miến Điện hơn nhiều cho chính quyền và đồng bọn. Và điều đó sẽ nhắc nhở người dân về một lý do khác, ngoài sự tàn bạo của quân đội, rằng tại sao họ lại không thích chính phủ: quân đội đã nhiều lần đưa nền kinh tế lao xuống vực trong những thời kỳ cầm quyền trước đây,.

Nguồn: The Econonmist 


CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)