Việt Nam Thời Báo

VNTB – Hà Nội có thể đoàn kết ASEAN chống lại yêu sách Biển Đông của Bắc Kinh?

Diễm Mi dịch

 

(VNTB)  – Sức mạnh kinh tế của Trung Quốc đã khiến nhiều quốc gia Đông Nam Á không muốn thách thức Bắc Kinh. Nhưng Hà Nội thì có thể khác…

Hà Nội đang giữ chức Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và ghế không thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Với nền tảng như vậy, Hà Nội có thể sử dụng ảnh hưởng mới này để thúc đẩy lợi ích an ninh khu vực, đoàn kết các bên khiếu nại, và  lãnh đạo bảo vệ chủ quyền hàng hải.

Andrew Chub, Tiến sĩ cao cấp tại Đại học Lancaster, nói rằng Hà Nội “có thể khiến Trung Quốc cảm thấy khó chịu về mặt ngoại giao Hà Nội có khả năng làm cho Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc khó chịu về mặt ngoại giao khi đưa ra ý kiến khu vực chống lại các hành động cụ thể của Bắc Kinh.”

Bonnie Glaser, cố vấn cấp cao châu Á tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) cho biết điều này cũng có thể “thúc đẩy việc đưa tiếng nói mạnh mẽ hơn vào Cộng đồng ASEAN và tạo điều kiện thảo luận về các hành động phi pháp của Trung Quốc tại vùng biển Malaysia, Việt Nam và Indonesia”.

Vì sức mạnh kinh tế của Bắc Kinh, hầu hết các nước đều không muốn đối kháng với họ. Manila khởi xướng vụ kiện ở tòa án The Hague nhưng sau đó rút lui. Tuy nhiên, Hà Nội dường như cam kết đối đầu với Bắc Kinh.

Năm ngoái, tàu Việt – Trung đối đầu nhau trong nhiều tháng sau khi tàu Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hà Nội cho biết trong Sách trắng Quốc phòng được công bố vào tháng 11 rằng, nếu Trung Quốc tiếp tục xâm lấn, quốc gia này sẽ tăng cường quan hệ với Hoa Kỳ. Năm ngoái, Việt Nam cũng đã nâng cấp cơ sở vật chất trên quần đảo Trường Sa.

Cũng trong tháng 11, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Lê Hoài Trung cho biết, Việt Nam đang xem xét viện dẫn Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển đối với Trung Quốc. Với khả năng trả đũa kinh tế đến từ Bắc Kinh trong những trường hợp như vậy, các chiến lược gia nói rằng đây có thể là biện pháp cuối cùng.

Các quốc gia khác có vẻ đang được khuyến khích bởi các hành động ở Hà Nội. Malaysia, một quốc gia có truyền thống giữ im lặng ở Biển Đông, đã đệ trình một văn bản vào tháng 12 trong một nỗ lực xác định ranh giới thềm lục địa của mình trong vùng biển tranh chấp. Trong khi đó, Indonesia đã đổ lỗi cho Bắc Kinh vào tháng trước khi một tàu Trung Quốc xâm chiếm vùng đặc quyền kinh tế của Jakarta gần quần đảo Natana và sau đó nước này đã triển khai các máy bay chiến đấu để tuần tra khu vực, đồng thời Tổng thống Joko Widodo cảnh báo, “Sẽ không có cuộc đàm phán về chủ quyền của Indonesia.” .

Các chuyên gia cho rằng, nếu Hà Nội, Kuala Lumpur và Jakarta có thể hợp tác chống lại sự xâm lược của Trung Quốc, nó có thể gây áp lực lên Chính quyền của Tập Cận Bình.

“Trung Quốc không thích bị các nước ASEAN chỉ trích tập thể. Vì điều đó sẽ phá vỡ hình ảnh  một quốc gia đang trỗi dậy hòa bình mà Bắc Kinh đang cố gắng định hình … và vì ASEAN hoạt động trên cơ sở đồng thuận, nên họ đe dọa cô lập [Trung Quốc] trong khu vực.”

Năm nay, ASEAN sẽ bắt đầu đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) và Hà Nội dự kiến sẽ đưa ra một số ngôn từ cứng rắn vào tài liệu.

“Campuchia, được cho là đối tác ASEAN gần nhất của Trung Quốc, né tránh vấn đề COC hàng năm, nhưng năm nay Việt Nam có thể sử dụng mối quan hệ lịch sử đặc biệt với Campuchia và vị thế của chủ tịch ASEAN để đạt được thỏa thuận”, Brian Eller trong nhóm chuyên gia cố vấn của Mỹ bày tỏ.

Tuy nhiên, COC không ràng buộc về mặt pháp lý và do đó không thể ngăn chặn Bắc Kinh. “Nếu nó có một cơ chế giải quyết tranh chấp và các điều khoản cụ thể ngăn chặn hành vi cưỡng ép, nó có thể có tác dụng kiềm chế [sự trỗi dậy của Bắc Kinh]”, Glasser nói. Nhưng cô cũng nói thêm rằng, cô không lạc quan lắm về viễn cảnh này.

Đồng thuận ngay cả cho mộ một văn bản thôi cũng không phải là một việc dễ dàng đối với ASEAN. Campuchia là một đồng minh của Trung Quốc, đã từng ngăn chặn Tuyên bố chính thức của ASEAN về phán quyết của tòa án Hague năm 2016 với Bắc Kinh, đây là một ví dụ về cách thức “chia để trị” của Trung Quốc nhằm ngăn chặn sự đoàn kết ở ASEAN.

Zachary Abuza, giáo sư chính trị và an ninh Đông Nam Á tại Đại học Chiến tranh Washington cho biết, ông hoài nghi về lập trường cứng rắn hơn của Malaysia, lưu ý rằng Malaysia “không thể ngăn chặn Hải cảnh Trung Quốc neo đậu tại bãi cạn Lucania, khu vực Biển Đông thuộc chủ quyền của  Kuala Lumpur. Về Indonesia, Abuja cảnh báo: “Về mặt công khai, họ đã đưa ra một tuyên bố, nhưng tôi không nghĩ họ đã làm bất cứ điều gì khiêu khích.”

Một số người tin rằng sự hỗ trợ của Washington có thể giúp Hà Nội hợp nhất ASEAN.

“Tiếng nói của Hà Nội chỉ có thể mạnh mẽ khi có sự hỗ trợ của các đối tác phương Tây”, Eller nói. “Nâng cấp mối quan hệ với Hoa Kỳ thành  tác chiến lược sẽ tăng cường đáng kể tiếng nói và vai trò hiệu quả của Việt Nam trong khu vực.”

 

Nguồn: https://www.scmp.com/week-asia/politics/article/3045604/can-vietnam-unite-asean-against-beijings-south-china-sea-claims

Tin bài liên quan:

VNTB – Trung Quốc không phải là cường quốc kinh tế số 1

Do Van Tien

VNTB – Đài Loan triển khai tàu, máy bay khi tàu sân bay Trung Quốc đi qua đảo Đài Loan

Phan Thanh Hung

VNTB – Thượng nguồn tích nước, hạ nguồn khan

Do Van Tien

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo