Việt Nam Thời Báo

VNTB- Hiện tượng CSGT – côn đồ: Cướp ngày hợp tác cướp đêm?

Hiền Như (tổng hợp)


(VNTB) – Báo Tuổi Trẻ số ra vào ngày 12/02 đưa tin về vụ ông Nguyễn Văn Chín (44 tuổi, ngụ Q.Gò Vấp, TP.HCM) bị chết sau khi cự cãi CSGT và kết luận chính thức của cơ quan điều tra.

Sử dụng côn đồ trong việc răn đe người dân là không lạ, nhất là ở ngành CSGT. Ảnh minh họa: internet

Theo đó, nguyên thượng úy công an Phạm Sỹ Hoài Như (thuộc đội CSGT Công an Q.Tân Bình, TP.HCM) cùng bốn bị can khác đã nhờ Nguyễn Minh Chung (đối tượng có tiền án về tội cướp giật tài sản, vừa ra tù không lâu) “xử lý” người cự cãi.

“Quần chúng bức xúc”?

Việc sử dụng côn đồ dưới mác “quần chúng bức xúc” để dằn mặt người dân của ngành công lực không phải là hiếm hoi, nhất là trong những ngành mang tính nóng như CSGT.

Mới đây, một thành viên có nickname F1racer đã chia sẻ câu chuyện côn đồ hóa CSGT ở tuyến đường Lý Thường Kiệt (Tp. Hồ Chí Minh) trên diễn đàn otosaigon.com và nhận được nhiều sự đồng tình của rất nhiều thành viên.

Vào lúc 7h tối (8/02), khi anh đang đi trên đường Lý Thường Kiệt, đoạn nhà hàng Vườn Lan, dù đúng làn đường lưu thông nhưng vẫn bị tổ công tác CSGT thuộc PC 67 chốt tại đây rọi thẳng mặt và yêu cầu dừng xe, đậu sát vào trong lề. Khi thành viên này trình bày theo luật, thì có một CSGT đã yêu cầu kiểm tra giấy tờ.

Do yêu cầu này quá vô lý, và trái luật (Điều 14 Thông tư số 65/2012/TT-BCA, CSGT buộc phải chứng minh lỗi vi phạm trước khi kiểm tra giấy tờ), thành viên này đã đòi hỏi phía CSGT đang làm nhiệm vụ phải chỉ ra lỗi. Ngay lập tức, một CSGT quy cho anh tội say xỉn và bắt “thổi kiểm tra”. Ngay lập tức, anh bị bốn CSGT bao vây xung quanh, bất ngờ, lúc đó, một CSGT tên Khánh đã giật ngay chiếc Iphone 6 của anh và cho vào túi.

Dù liên tục đòi hỏi trả lại, nhưng CSGT tên Khánh vẫn không chịu trả, đồng thời đe dọa là sẽ gặp chuyện khi chạy lên trên.

CSGT thản nhiên nhìn côn đồ hành hung người vi phạm. Nguồn: báo Thanh Niên


Ngay sau đó, Khánh đã gọi điện thoại, và 2 thanh niên lạ mặt xuất hiện, liên tục tìm cách gây sự với anh. Trước tình hình đó, anh buộc phải bỏ xe, bỏ hàng đang chở, bỏ luôn cái điện thoại iphone 6, chạy vào nhà dân đối diện xin trú nhờ.

Anh (F1racer) thừa nhận: “Lúc trước mình vẫn nghĩ bọn nó không nguy hiểm như vậy, nhưng sự thật là đã có người chết vì tụi nó. Mình xác định mất cả xe, điện thoại cho bọn này để giữ an toàn tính mạng.”

Quần chúng bức xúc theo sát đội công tác CSGT chốt đường Lý Thường Kiệt (TP.Hồ Chí Minh), dưới là đá thủ sẵn để gây sự với người vi phạm. Ảnh: F1racer

Qua đó, anh chia sẻ kinh nghiệm khi có dấu hiệu va chạm với CSGT, đó là tránh không tranh cãi hay gây hấn với CSGT, bởi theo thành viên này, chỉ một sơ xuất nhỏ là bản thân bị kết tội đánh người thi hành công vụ ngay. Và khi xác định có côn đồ: quan sát xung quanh – luôn giữ khoảng cách, không cho “quần chúng” tiếp cận.

Cướp ngày hợp tác cướp đêm

Ngoài bài viết phản ánh của thành viên F1racer ra, còn rất nhiều bài viết khác trên diễn đàn otosaigon về trường hợp làm tiền, có liên kết với côn đồ như một quan hệ cộng sinh của đội CSGT khu vực Lý Thường Kiệt (Tp. Hồ Chí Minh).

Trước tình cảnh đó, hầu hết ý kiến bên cạnh sự đồng cảm, còn có cả phẫn nộ với hành vi ăn tiền trắng trợn của CSGT tuyến đường này, một thành viên có biệt danh Athuytrinh cho hay: “Có người bảo đùa là cướp ngày cướp đêm, cả hai là chiến hữu đồng bọn… Nói đùa nhưng bây giờ mới thấy thật. CSGT, công an, vốn là những người có nhiệm vụ thi hành pháp luật để bảo vệ người dân thì nay lại trở thành những tên côn đồ cướp bóc, ức hiếp dân.

Một thành viên khác là tsaigon cho hay: “Đối với CSGT, cũng như phần lớn các quan chức của xứ thiên đường ta, chuyện ăn hối lộ là một phần của công việc và điều đó không có gì đáng xấu hổ cả. Thậm chí họ rất tự hào về điều đó. Trong trường hợp này nhân cách hay đạo đức là một thứ gì đó xa xỉ và không có trong từ điển.”

Một hình ảnh quần chúng tự phát dùng đá xanh tấn công người vi phạm giao thông. Ảnh: báo Thanh Niên

Năm 2013, trên báo Thanh Niên cũng đưa tin về trường hợp có những người đàn ông “lạ” đi theo CGST, đuổi đánh người vi phạm ở đường Nguyễn Hữu Cảnh (Tp. Hồ Chí Minh). Những quần chúng tự phát này theo sát tổ công tác CSGT, khi gặp người vi phạm nào cự cãi, liền tự giác tìm đến gây sự, cự cãi, sau đó tiến hành đánh người vi phạm. Điều lạ là những “quần chúng bức xúc” này dù bám đuôi đội CSGT nhưng lại không gặp bất kỳ phản ứng nào từ phía tổ công tác.

PC67 nâng cao văn hóa ứng xử đến đâu?


Như vậy, cùng với việc sử dụng lực lượng “quần chúng bức xúc” vào trong nhiệm vụ tuần tra kiểm soát (quan hệ cộng sinh), làm tiền trắng trợn (không ghi biên bản, gợi ý đút lót, tìm cách va chạm – gây sự với người dân, uy hiếp người dân bằng lời lẽ vô văn hóa) đã dẫn đến nhiều trường hợp như ném đèn pin vào người vi phạm, bỏ người vi phạm là nữ trong đêm khuya vắng, đánh học sinh, bắt chẹt người vi phạm trên cung đường Lý Thường Kiệt… Tất cả, khiến cho uy tín, hình ảnh của lực lượng cảnh sát nói chung và CSGT TP. Hồ Chí Minh ngày càng xấu đi trong mắt người dân.


Thượng tá Trần Thanh Trà, Trưởng phòng CSGT đường bộ-đường sắt (PC67), Công an TP.HCM, trong một lần trả lời phỏng vấn báo Pháp Luật TP.HCM, khẳng định đã triển khai nhiều biện pháp, và “biện pháp triển khai chúng tôi sẽ hoàn thiện văn hóa ứng xử, nâng cao hình ảnh của chiến sĩ công an trong mắt người dân.”

Vậy thì việc “cướp cạn” người tham gia giao thông của nhóm công tác CSGT trên cung đường Lý Thường Kiệt đó có phải là “văn hóa ứng xử” mà phía lãnh đạo PC67 mong muốn?

Trước vấn nạn CSGT ngày làm tiền trắng trợn, người dân thường phải tự bảo vệ mình bằng cách ghi âm, quay hình cảnh làm luật của các vị công bộc này. Nhưng vào tháng 8/2013, Cục cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt (C67) cho ban hành văn bản số 1042/C67-P3. Trong đó, CSGT “kiên quyết đấu tranh làm rõ với những đối tượng có lời nói đe dọa, lăng mạ hoặc có hành vi chống đối CSGT đang thực thi công vụ, hoặc quay phim, chụp ảnh hoạt động tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm khi chưa được phép của CSGT đang làm nhiệm vụ.”

Ngay khi báo chí và dư luận lên tiếng phản đối, ông đại tá Trần Sơn Hà, phó Cục trưởng, Cục CSGT đường bộ – đường sắt, người ký văn bản trên cho biết, đây là văn bản chỉ đạo nghiệp vụ nội bộ.


Tin bài liên quan:

VNTB – Tính kiểu chén cơm: “Bao giờ dân nổi can qua”

Phan Thanh Hung

VNTB- Tại sao cần luật biểu tình?

Phan Thanh Hung

VNTB – Cấp phép 70 năm cho Formosa: Buôn gì lời nhất?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.