Việt Nam Thời Báo

VNTB – Hợp tác công – tư trong việc nhập vắc xin ngừa Covid: sự cần thiết cấp bách

Trường Sơn

 

(VNTB) – Công ty VinaCapital thực hiện hợp tác công tư với Công ty Sapharco, tổ chức thu phí tiêm vắc xin theo cơ chế ‘mua 5 liều vắc xin sẽ tặng xã hội 1 liều’.

 

Đề xuất này của chính quyền TP.HCM, cho đến nay vẫn chưa nhận được sự đồng ý của Bộ Y tế, mặc dù nhu cầu nhập khẩu vắc xin ngừa Covid đang rất cấp bách để các địa phương có thể chích ngừa đại trà trong dân chúng, qua đó kỳ vọng về khả năng tìm kiếm miễn dịch cộng đồng.

Trong vấn đề tìm mua vắc xin, bắt đầu từ tháng 3 năm nay, Tập đoàn VinaCapital và các bên có liên quan, thông qua các nội dung dự thảo Biên bản ghi nhớ giữa UBND TP.HCM, Công ty Sapharco, Công ty TNHH Zuellig Pharma, Tập đoàn VinaCapital về việc mua vắc xin Moderna.

Tăng khả năng huy động nguồn lực của xã hội qua cơ chế hợp tác công – tư ở đây là UBND TP.HCM đề nghị cần có chủ trương chính thức cho phép Công ty VinaCapital thực hiện hợp tác công tư, tổ chức thu phí tiêm vắc xin theo cơ chế “mua 5 liều vắc xin sẽ tặng xã hội 1 liều”. Tuy nhiên đến nay phía Bộ Y tế chưa có hướng dẫn cụ thể về việc tổ chức tiêm cho các đối tượng có nhu cầu và tự chi trả chi phí tiêm chủng.

Theo Luật Đầu tư, thì phương thức đối tác công tư năm 2020 (sau đây gọi là Luật PPP) có hiệu lực thi hành kể từ 01-01-2021, “đầu tư theo phương thức đối tác công tư” (Public Private Partnership, viết tắt là PPP) là phương thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp tác có thời hạn giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân thông qua việc ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP, nhằm thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia dự án PPP.

“Hợp đồng dự án PPP” là thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan ký kết hợp đồng với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP về việc Nhà nước nhượng quyền cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP thực hiện dự án PPP theo quy định của luật chuyên ngành tương ứng.

Áp dụng vào dự án vắc xin ngừa Covid có tình trạng pháp lý y khoa là sử dụng của thủ tục “phê duyệt khẩn cấp”, cho thấy vắc xin ngừa Covid có hạn dùng phổ biến chỉ 6 tháng, thời gian sản xuất, vận chuyển về đến Việt Nam có thể đã mất 1,5 tháng, khâu kiểm định, thủ tục cho vắc xin mất nửa tháng, nếu tiêm chủng chậm có thể dẫn đến hết hạn vắc xin, khoản chi phí này do ai chi trả?

Giải thích về ‘điểm vướng’ hiện tại của yêu cầu cần Bộ Y tế có hướng dẫn cụ thể về việc tổ chức tiêm cho các đối tượng có nhu cầu và tự chi trả chi phí tiêm chủng, có ý kiến, phía khách hàng có nhu cầu là các tập đoàn, họ yêu cầu mua vắc xin tiêm cho nhân viên của tập đoàn, hiệp hội nghề nghiệp của họ. Vậy thì nếu không có hành lang rõ ràng về chuyện các khoản chi trả chi phí hợp lý để tiêm chủng cho nhân viên,… thì phía nhập khẩu vắc xin sẽ cân đối vốn liếng trên cơ sở pháp lý nào khi quyết toán thuế?

Họ bỏ tiền ra mua, đem về chích, nếu có biến chứng, có được loại trừ trách nhiệm? Doanh nghiệp cũng tính đến liên kết với bệnh viện để tiêm, nhưng liệu bệnh viện vốn tuân thủ quy định ngặt nghèo của ngành y có nhận chích từ nguồn vắc xin “hàng nhà mua”, dù vắc xin được Bộ Y tế cấp phép…?

Phải nhìn nhận rằng khi đặt ra mục tiêu “công bằng vắc xin”, Nhà nước muốn điều tiết trong tiêm vắc xin Covid-19, đảm bảo an toàn khi tiêm và tránh bị lừa đảo khi mua vắc xin là cần thiết. Tuy nhiên thời gian qua, khi quy định chưa rõ ràng, ít nhiều ảnh hưởng đến tinh thần chung tay cùng tìm mua vắc xin của doanh nghiệp.

Vì vậy, ngoài việc vận động tiếp nhận nguồn đóng góp tài chính từ mọi cá nhân, doanh nghiệp để mua vắc xin, cần sớm có hành lang pháp lý để mở ra cơ chế “cùng nhập vắc xin” theo nguyên tắc công bằng và an toàn cho người được tiêm vắc xin.

Khi doanh nghiệp mua được vắc xin, họ tiêm cho người lao động, nguồn vắc xin của Nhà nước được dành cho các đối tượng khác.


Tin bài liên quan:

VNTB – Đơn  xin  đừng  mua vaccine  cận “đát” 

Phan Thanh Hung

VNTB – Những câu hỏi đặt ra với chính phủ tiền nhiệm

Phan Thanh Hung

VNTB – Biến thể Delta lây lan gây áp lực cho vắc-xin Trung Quốc

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo