Việt Nam Thời Báo

VNTB – Lá Phiếu của ngày mai

Tôn Trọng Dân (VNTB) “Không thích đổ máu người nữa. Thích quyền người” – Trần Đĩnh (1930), trích hồi ký “Đèn cù” (2014)

Chống cộng và những nghịch lý

Bên cạnh nghịch lý: “CS thoái hoá thì đáng khinh, CS chân chính thì đáng sợ, càng chân chính càng đáng sợ cho lý tưởng tự do, dân chủ” như bạn Nguyễn Chánh phát hiện trong bài Vạch mặt ABH, kẻ thù dân tộc – Tán gẩu với đồng hương (September 3, 2013), tôi nhận ra thêm ít nhất 3 nghịch lý thú vị của tình thế Việt Nam đương đại.

Nghịch lý về vấn đề giai cấp: Chính cộng sản sinh ra “giai cấp”/tầng lớp tư sản Việt, để lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam tư sản Việt sinh sôi.lớn mạnh, đang hình thành tiếng nói toàn trị mới (hoặc, có thể là dân chủ, nếu), của mình. Cùng lúc, chính Cộng sản ‘thủ tiêu’ giai cấp công nhân-nông dân Việt qua ngã đường: càng hội nhập sâu vào các thiết chế thế giới,vấn đề giai cấp trong đất nước do cộng sản toàn trị càng nhạt nhoà và chuyên chính giai cấp càng trở nên vô nghĩa, phi lý dẫn tới phi pháp;


Nghịch lý trong mối tương quan TA-ĐỊCH: ‘Dân chủ’ có định hướng chống Cộng/hướng về ‘quốc gia’ thực chất là anh em chung 1 bào thai tư duy nhất nguyên với Quý vị cộng sản có định hướng giai cấp: họ đồng mộngcùng nhau trong khát khao xoa đầu.cắp nách dân tộc, ngáng trở xu thế phát triển của đất nước;

Nghịch lý trong cục diện tương tranh: càng chống Cộng, Cộng sản càng mạnh;càng cấm cạnh tranh chính trị, Cộng sản càng yếu.

Thấy, và Hiểu các nghịch lý này, và qua nét ghi nhận của tác giả Nguyễn Hưng Quốc:. . . “một trong những đóng góp nổi bật của Lý Quang Diệu là đưa ra khái niệm bảng giá trị Á châu (Asian virtue) với nội dung chính, là: khác với Tây phương nơi các bảng giá trị được xây dựng trên chủ nghĩa cá nhân, ở châu Á, dưới ảnh hưởng của Nho giáo và các nền văn hoá bản địa, tinh thần tập thể cao hơn hẳn, ở đó, người ta tìm kiếm sự đồng thuận hơn là cạnh tranh, nhắm đến cái chung hơn cái riêng, đặt quyền lợi của đất nước cao hơn quyền lợi của gia đình và quyền lợi của gia đình cao hơn quyền lợi của bản thân [1], không ai có thể khó nhận ra: khi cạnh tranh vẫn còn là một yếu tố cần cân nhắc bên cạnh sự đồng thuận – như là một giá trị cao cả của tinh thần tập thể Á châu (vốn được thế giới trân trọng xem là một trong những đóng góp nổi bật của ông Lý Quang Diệu), thì liệu các quan điểm/thái độ/tư thế chống đối, thậm chí đánh phá (hơn thế: đánh phá một cách cuồng nhiệt) trong một xã hội mà pháp quyền là “luật chơi đương đại” được toàn thế giới văn minh ủng hộ (và cũng luôn nhận được cổ vũ chủ yếu từ chính các tổ chức dân chủ) sẽ nhận được thiện cảmvà ủng hộ nhiệt thành từ người dân Việt yêu nước, muốn làm ăn và phát triển?

Bên cạnh thực tế này, để chống nhà cầm quyền hiện nay (tuy về bản chất giống hệt mọi chế độ chuyên chế, song lại là thứ chuyên chế không…dễ mến như đảng PAP mà ông Lý Quang Diệu từng ra công giáo dưỡng) – một nhà cầm quyền đã có đủ thời gian trong hơn 30 năm học tập kinh nghiệm của các đảng cầm quyền tư sản danh tiếng trên thế giới [2], liệu Quý vị dân chủ Việt (cả ‘quốc nội’ lẫn ‘hải ngoại’) sẽ chọn điểm dừng & bước ngoặt nào cho mình? – Vào rừng lập “khu chiến”? dùng..nước bọt Đánh phá tiếp? hay “Hợp tác”? hay Cạnh tranh? hay, ngồi yên theo sự dắt dẫn của thời cuộc, và chờ đợi đảng Cs hồi tâm chuyển ý, quỳ xuống trao.dângquyền lực?

Lập tức, ngay sau bài của ông Nguyễn Hưng Quốc là một loạt bài trấn áp ngay: Nguyễn Hưng Quốc & Huỳnh Ngọc Chênh viết về “nhà độc tài” Lý Quang Diệu, hoặc, Lý Quang Diệu Là Một Nhà Độc Tài? … trong bài sau, tác giả HOAI LINH DUONG nghiêm khắc cảnh tỉnh ngay “xuất hiện một luận điểm nguy hiểm” để lập luận rất căng thẳng và đích cuối, là hùng hồn viện dẫn “Cũng tương tự ở Việt Nam là Ngô Đình Diệm“.

Tôi có kha khá bạn người Singapore là đảng viên PAP, thậm chí giữ những cương vị cũng kha khá tại đất nước vừa bàn. Suốt gần 20 năm giao dịch.quen biết.vỗ vai.’chia lửa’, tôi nhận ra sự khác biệt của các đảng viên này với quý đảng viên cộng sản “nhà mình”: họ hành xử bình thườngnhư mọi người, không căng cứng và tỏ ra đạo đức phi phàm. Cái khác biệt của họ ở chỗ: họ .. bình thường. Không có vết hằn của kỷ nguyên Bạo lực tranh hơn.đoạt thắng căng thẳng trong..mọi chuyện. Vậy, làm sao họ cạnh tranh nổi với các chính đảng khác muốn lôi tuột Singapore “của” PAP sang tay các thế lực khát khao quyền lực này? – Cũng rất bình thường, đảng viên PAP đi cạnh tôi sẽ cúi xuống nhặt rác do ai đó vứt ngoài phố, thay vì, những người dân đi ngang qua vội vã. Rất bình thường, họ chủ động đứng dậy nhường ghế cho những vị không trông khỏe khoắn hoặc phụ nữ đìu bíu con trẻ v.v.. Làm việc cùng họ, thấy: các đề án, kế hoạch được chuẩn bị đến từng chi tiết và dự báo không chỉ vài năm. Vậy thôi hẵng. Điểm khác biệt đó, cả người cộng sản lẫn dân Việt TA đầy ắp dòng máu Thua.Thắng trong huyết quản, chưa có được. Vẫn cứ phải nêu một cái gương cũ (chưa hẳn đã phù hợp hiện nay, song chắc chắn không phù hợp với quá khứ nên đã bị gạt bỏ) làm đích ngưỡng vọng cho bước đi tới.

Việt Nam TA nghèo dự phóng đến vậy sao?

Tác giả HOAI LINH DUONG đã đúng khi nhận định: “đặc điểm của ‘độc tài cá nhân’ thường không buông tha quyền lực”, và Lý Quang Diệu đã buông bỏ quyền lực đúng lúc khi đất nước không cần ông phụng sự thêm nữa ở vị trí Thủ tướng, mà họ cần “thay đổi” cách nhìn khác, từ những người khác, trẻ hơn. Bình thường. Nhìn thử theo góc độ “độc tài” là để hình dung ảnh hưởng của Lý Quang Diệu đối với người dân trong một xã hội mở như Singapore, chứ hoàn toàn không để cho ai đó níu kéo lại một cách nhìn “kép”: “Do vậy, cần phải đặt Lý Quang Diệu, Ngô Đình Diệm…trở lại đúng với tên gọi của họ” …

Người dân Việt, già & trẻ, đều nghèo nàn về kiến thức, heo hút về dự phóng đến độ quẩn quanh chỉ có mỗi nhà Ngôhay triều Hồ là vài chọn lựa xứng đáng cho tương lai?

Vậy thì, vận động tiến trình Dân chủ để làm cái gì? Ai, muốn phục hoạt các loại chế độ cũ, nên hì hụi gom đủ quân nhằm chiến đấu/giành quyền với cộng sản. Người dân tại sao phải cứ dây dưa giữa ‘Vàng’ và ‘Đỏ’?

Định hướng một chiều: Dân chủ tập trung / Dân chủ chống Cộng

Thực ra, tư duy đa nguyên đã len lỏi, hiện diện ở những ai không đặt “lính biên phòng.đặc vụ.biệt kích” cho tư duy của mình. Nó cũng đến sớm chỉ với những ai thường xuyên có nhu cầu tự thẩm định lại các thứ trong “chiếc rương thần dĩ vãng” đã vàng thau của mình.
Chính nó dẫn dắt thái độ mà người ta thường nhầm với và quen gọi là “trung lập”. Nó tôn trọng những cái đã qua nhưng không để cho mọi thứ ấy trì kéo hướng bước tới với những giá trị khai phóng hơn, thừa kế lẫn tích hợphiệu quả hơn. Hoài vọng mãi về “trên tầng Chí Sĩ bàn tay vẫy” hay “tim Bác mênh mông mọi kiếp người” để an thần.định hướng cho cả một tương lai Việt trong thế kỷ XXI là những niềm hoài vọng đã có tuổi. xin Kính ngưỡng kèm.. bái Biệt.

Thế hệ những đảng viên mang tinh thần xây dựng Xã hội Công dân khác-biệt-hẳn với cộng sản và các thể loại đảng viên trĩu mang tư duy nhất nguyên của kỷ nguyên Bạo lực, xem Thắng.Thua là nền tảng. Họ, là những “viên gạch” khác hẳn. Những vật liệu xây dựng theo chuẩn thế giới, phù hợp với kích cỡ quy ước chung của một World Standard, tất nhiên khác hẳn gạch “việt cộng” và gạch “việt quốc-gia”. Quý vị nào đó vẫn quyến luyến, muốn dùng các loại gạch cổ này, cứ thoải mái dùng cho nội thất nhà mình. Xã hội “dân sự” không cấm, và không thể cấm, vì đây là chuyện ‘dân sự’, hoàn toàn không dính dáng đến ‘hình sự’. Song, Xã hội Công dân thì tích cực hơn thế: các công dân sẽ đặt chúng, các viên gạch cổ ấy, vào viện bảo tàng, không phải để chiêm bái.ngơ ngẩn.trầm trồ, mà để ngẫm lại một thời trầm uất nên xa.

Từ một góc độ nhìn nhất định nào đó, lại cũng có thể nói: trong khi phía Cộng sản đang mất đi phần tinh, đang bám.níu.víu.giữ phần đa; phía “Dân chủ” đang cô đúc phần tinh, nên gạn.gạt.thải.loại phần tạp. Những ai đang rướn người nửa đêm thức giấcvỗ gối quên ăn [3], lấy tâm ý của anh hùng hào kiệt thời xưa làm chăn/mền quấn ấm châu thân, kêu gào vùng dậy lật đổ /“đoạt quyền” trong khắc khoải mộng mị có lẽ nên lưu ý:

dù là cuộc tình, hay là cuộc chiến, việc thành hay bại cuối cùng đều cần có phần tham gia từ 2 phía tương tác lẫn nhau. Chớ nên xem phía “TA” đã làm quá nhiềucho dân cho nước – mà, nên xem kỹ.nhìn rõ: phía “Cộng sản”, do cần giữ địa vị thống soái, đang nỗ lực ra sao để thu phục lòng dân. Quý vị trưởng thượng chỉ mới hô hào.phán dạy. Quý vị ‘quan quân’ chỉ mới ra “thực địa” phần lớn trong những cuộc biểu tình ‘kém’ chuẩn bị và với những định hướng chuệnh choạng, xem thường ‘đối thủ-lớp 3-trường-làng’ lẫn nhận thức của người dân (khoan nói tới nhu cầu thiết yếu của dân). Trong một bối cảnh như vậy, ủ ê.than van vì nhìn thấy “tiến trình Dân chủ” dậm chân tại chỗ – quả là đúngvới Quý vị ấy, phù hợp với thực tế, nhưng là lạ so với xu thế tiến hóa.

Thực sự, tiến trình dân chủ hoá đất nướcđã đi được những bước rất dài, rất cơ bản. Chỉ có điều, ‘nó’ không vội vã đáp ứng nhu cầu riêng tư của bất cứ ai. Càng Không đối với những ai miệt thị người dân chân đất mắt toét rằng họ nguvà hèn [4]. Vừa xa dân, vừa ngất nghễu trên dân mà phán.phả xuống – hội chứng đồng mộng với cộng sản những thuở hồng hoang  sao mãi còn di.nhiễm đến tận ngày nay?

Trong một tinh thần thực sự đa nguyên khi xem xét các vấn đề, bằng hình thức như một lá thư gửi cho Cha mình, tác giả Nguyễn Chánh đã có những dòng nhận xét đẫm hơi thở cuộc sống thực: người theo lý tưởng Cộng sản chống lại ‘Cộng sản thoái hoá’ có gì thiếu lương thiện đâu. Và ai dám nói họ ngu mà không biết ngượng khi những nước Bắc Âu như Thụy Điển, Phần Lan, Na Uy không đổ máu, không súng đạn mà xã hội càng lúc càng tiến gần tới lý tưởng Cộng sản một cách tự nhiên và dân chủ. Một trăm năm trước, ai dám nói rằng không cần bạo lực để chống lại tệ nạn xã hội. Dân trí thức nửa mùa ngày nay cũng khôi hài như mấy em sinh viên mới bập bễnh cơ học lượng tử đã dám cười là Newton sai lầm. Newton sai thật, nhưng mấy em không đủ tài để chê. Người ‘Cộng sản chân chính’ Việt Nam hôm nay có ai còn kêu gọi vô sản chuyên chính, hay quyết tiêu diệt người không cùng quan điểm không? Con nghĩ là không[5].

Từ một góc nhìn khác, bạn trẻ Hà Thủy Nguyên trong Quyền lực của phe trung lập bày tỏ: Nếu ý thức được sức mạnh của kẻ đứng ngoài các cuộc chiến của mình, những người trung lập sẽ nhận thấy rằng chính họ là người quyết định xu hướng của xã hội chứ không phải nhà nước hay các tổ chức lãnh đạo. Sự trung lập cả trong tư tưởng và vị thế sẽ khiến họ biết cách lựa chọn thật sự những quyết sách đúng đắn và thiết thực thay vì bị dẫn hướng theo các quyết sách mang tính chất lợi ích nhóm”.

Có sai chăng khi cùng sát cánh với người dân, cụ thể như phong trào bảo vệ cây xanh mà không nhờ vả một màu cờ sắc áo nào khoét tấy lại vết thương thù địch. Có phạm luật chăng khi nghiền ngẫm và kiên tâm cùng người dân xây dựng một cách chính danh phong trào chống tham nhũng, với từng trường hợp có danh tính, tội trạng cực kỳ cụ thể, gạt bỏ mọi kiểu ‘vẽ rắn thêm chân’ ba hoa lồng lộn, sổ toẹt mọi kiểu chụp mũ những người cộng sản lương thiện (tức là…không ‘thông thái’). Nên chăng chống chuyên chế  theo kiểu “Tôi không chống Cộng[6]. Cộng sản/Độc tài chỉ là cách gọi, còn Kẻ thù chung là chuyên chế giai cấp-chuyên chế vì lợi ích của thiểu số, chúng là Kẻ thù chung cả của những người đang đi xuôi về hướng tự hoá hồng. Không có gì ở đó ngoài quyền lực một chiều: quyền lực tuyền cho một ‘liên minh Công-Nông’ chỉ còn trên giấy tờ xác xơ và tả tơi rơi rụng dần vào dĩ vãng. Không có gì ở đích cuối của “cờ Vàng”, vì ở đó cũng chỉ có lợi ích của một vài nhóm người, của vài cộng đồng người đang muốn quay trở lại thuở vàng son xưa cũ. Vì thế, Quyền lực một chiềulà Kẻ thù chung cả của những người đang trôi xuôi về hướng tự hoá vàng.

Ai nên Làm gì, và, Ai nên Làm như thế nào – đó là chuyện của những ai đang muốn hiện thực hoá tiến trình dân chủ bằng kỹ năng chính trị chuyên nghiệp. Và, sản phẩm cuối cũng sẽ trao về cho người dân thẩm định. Người Dân là người tiêu dùng cuối.

Một đảng của công dân, một đảng hành động của nhân dân Việt Nam, một Tập hợp Dân chủ Đa nguyên .. là những chọn lựa MỞ, tự thân dung chứa khả năng liên kết nhiều “môđun”/modules trỗi lên từ quảng đại “dân ngu khu đen-chân đất mắt toét” – Họ sẽ là những đối trọng cụ thể, hiên ngang, nghiêm túc đối diện với Chúng – lũ cường quyền một chiều, bẻ gãy mọi mưu toan thống trị nhân dân một lần nữa theo định hướng một chiều: Dân chủ tập trung / Dân chủ chống Cộng. Quyền lực một chiều vì lợi ích của một nhóm, của một đẳng cấp, một cộng đồng, của một hoặc hai giai cấp..đều giống nhau, đều phi pháp và vô luân trước Quyền lực đại đoàn kết toàn dân Việt Nam. Nhân dân Việt Nam không ủng hộ mọi chia rẽ, phân ly, cát cứ, ích kỷ, chống lại mọi thứ “tinh hoa.thông thái.ưu việt.kiệt xuất” đặt trên đầu dân tộc nhằm xoa đầu Tổ quốc.

Những loại định hướng một chiều đó chắc chắn không cần cho tương lai người dân Việt. Chúng đã quá thừa mứa  trong lịch sử cận đại Việt. Người dân Việt cần một Nhà nước tập hợp mọi nguồn lực để có thể đập tan/bẻ gãy bất kỳ kẻ xâm lược nào, cả kiểu xâm lược cứng lẫn kiểu xâm lược mềm cùng với những kẻ mưu toan mượn sức mạnh từ bên ngoài về cưỡng chế bên trong, để Việt Nam thực sự là bạn của tất cả các nước, không phân biệt ý thức hệ, chính kiến. Nhà nước thay mặt toàn dân đó nhất định sẽ phải luân phiên theo Hiến định, sẽ là không-thể-của-bất-kỳ-một-giai tầng/một-quyền-lực-biệt-đãi nào.

Hoàn toàn có thể cảm nhận được, người dân Việt không cần một Nhà nước-một chính thể bạo liệt.trí trá, càng không cần một Nhà nước-một chính thể đa đoan.ranh mãnh, mà là cần một Nhà nước-một chính thể uy dũng.công minh. Cách hình dung về hình dạng, chân dung của một Nhà nước-một chính thể hậu cộng sản như vậy, ắt không vừa lòng với phe này/phái nọ, nhưng là khát vọng của không ít con người Việt.

Chú thích:


[1] xem Lý Quang Diệu, nhà độc tài được yêu mến và ngưỡng mộ nhất thế giới của Nguyễn Hưng Quốc, Blog VOA Posted on 24/03/2015 

[2] Có lẽ nên biết: hàng năm, đảng cộng sản Việt Nam vẫn thường xuyên cử các đoàn cán bộ chuyên trách công tác đảng đi học tập, trao đổi kinh nghiệm với rất nhiều đảng cầm quyền/đối lập ở nhiều quốc gia, trong đó: Nhật Bản, Hàn quốc, các nước Bắc Âu, Canada, Pháp, Anh quốc và Hoa Kỳ không hề là ngoại lệ. 

[3] câu trong Hịch Tướng Sĩ (Dụ chư tỳ tướng hịch văn-諭諸裨將檄文) do Trần Hưng Đạo viết cuối thế kỷ 13 trước cuộc chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 2, là “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” … 

[4] xem Hung hãn và hèn nhát của Tuấn Khanh’s Blog, và Đúng là dân Việt Nam vừa hèn vừa ngu theo FB của bạn trẻ Hoàng Thị Nhật Lệ 


[6] xem “Tôi không chống Cộng” bài chính luận của tác giả Nguyễn Hưng Quốc 30.3.2015.

* Bài “Lá Phiếu của ngày mai” được VNTB trích đăng từ chỉnh thể loạt bài gồm 8 phần: “Net-People” & HẤP LỰC của tác giả Tôn Trọng Dân gửi đến báo”
* “Tòa soạn VNTB chúng tôi đặt thêm tiểu tựa, hoặc chỉnh sửa tiểu tựa đã có sự thống nhất với tác giả.”
* Bài viết phản ánh quan điểm và cách viết của tác giả Tôn Trọng Dân.

Tin bài liên quan:

VNTB – Giản dị là đồng bào giữa những Nhân Dân

Phan Thanh Hung

VNTB – Có nên ‘vẽ rắn thêm chân’?

Phan Thanh Hung

VNTB – Dân Việt vô cảm?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.