Việt Nam Thời Báo

VNTB – Lẩy Kiều

[ot-caption title=”Bàn về mối quan hệ giữa đức và tài, Tổng bí thư dẫn Truyện Kiều của Nguyễn Du: “chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”; “có tài mà cậy chi tài/chữ tài liền với chữ tai một vần” và cho rằng đây là đúc kết rất hay. ” url=”https://vietnamthoibao.org/wp-content/uploads/2020/04/Ông-Nguyễn-Phú-Trọng-tại-Hội-nghị-cán-bộ-toàn-quốc.jpg”]

Nguyễn Nam

 

(VNTB) – “Ngài đã bày tỏ phản ứng rất mạnh mẽ với đám lãnh đạo Bắc Kinh khi trích dẫn 2 câu thơ Kiều trong phát biểu của mình: “Có tài mà cậy chi tài/ Chữ tài liền với chữ tai một vần”. Ý ngài bảo Tập Cận Bình và đám lãnh đạo Bắc Kinh đừng có mà cậy mạnh cậy tài xâm lược nước Nam ta ắt sẽ gặp tai họa liền tay đó nha. Lời răn đe bọn giặc bành trướng rõ ràng và mạnh mẽ đến thế còn gì!”

Nhà báo Nguyễn Khắc Nhượng, cựu tổng thư ký báo Thanh Niên kể câu chuyện vui có đoạn trích như trên mà ông gọi đó là ‘kim khẩu’ (*).

Trên kênh VTV lên sóng chương trình thời sự tối 23-4 về Hội nghị cán bộ toàn quốc nghe đâu nhiều câu thơ trong truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du, được dẫn như một hình thức văn chương của ‘lẩy Kiều’ từ vị chính khách đứng đầu đảng chính trị.

Không ít ý kiến thắc mắc rằng vì sao trong một hội nghị đầy nghiêm túc như vậy về công tác cán bộ, mà lại mang những câu thơ Kiều ra để ví von xa gần cho “phận mỏng cánh chuồn”?

Ca dao Việt có câu: “Đàn ông chớ kể Phan Trần. Đàn bà chớ đọc Thúy Vân Thúy Kiều”. Thúy Vân, Thúy Kiều là trong truyện Kiều của Nguyễn Du. Còn truyện Phan Trần có gốc từ truyện Trung Quốc là Ngọc Trầm Ký do tác giả Cao Liêm viết dưới thời Vạn Lịch, nhà Minh (đầu thế kỷ 17). Một tác giả Việt Nam (chưa rõ là ai) chuyển thành chuyện Nôm và phổ biến trong dân gian. Với một số nguyên tắc đạo đức, truyện Phan Trần bị xếp vào loại dâm thư.

Những ai từng là học trò lớp 12 ở Việt Nam hồi chưa phải nghỉ học dài ngày vì dịch cúm Tàu, chắc đã phải ngồi ‘luyện thi’ với kiểu đề bài: Người xưa có câu: “Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều”. Anh (chị) hãy nói rõ ý kiến của mình về quan niệm trên.  

Như vậy, có thể thấy rằng việc dân gian từng hàm ý chê trách về nàng Kiều là có thật. Ở đây nghệ thuật văn chương trong truyện Kiều – hơi quá lời một chút, đó là ‘trác tuyệt’, thế nhưng nếu mang mang nàng Kiều sắc nước khuynh thành với tài cầm – kỳ – thi – họa, đặt bên cạnh Kiều Nguyệt Nga cũng là một cô gái khuê các gặp nạn, có lẽ đấng tu mi thời nào cũng sẽ nghiêng chọn tri kỷ đời mình là Kiều Nguyệt Nga.

Dĩ nhiên khi chọn cho mình mẫu người Kiều Nguyệt Nga, người ta cũng thầm ví mình như chàng Lục Vân Tiên của “Trai thời trung hiếu làm đầu, Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình” mà cụ Đồ Chiểu đã nhấn mạnh cho chủ đề xuyên suốt ở truyện thơ Lục Vân Tiên.

Có người nặng lời chê trách Kiều giống như ‘con điếm chính trị’, khi cô sẵn sàng bán luôn người ơn của mình là Từ Hải cho vị quan đại diện triều đình khi ấy là Hồ Tôn Hiến.

Chê trách vì ở đây Từ Hải chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh rất đàng hoàng “Tiền trăm lại cứ nguyên ngân phát hoàn”. Từ Hải đã cưới Kiều làm vợ, con người giang hồ quen thói vẫy vùng này đã ‘sửa chốn thanh nhàn’, sống trong mái ấm hạnh phúc lứa đôi “Đặt giường thất bảo, vây màn bát tiên”. Từ Hải là một anh hùng rất đa tình. Kiều như được cởi lốt thanh lâu trở thành một gái thuyền quyên. Cuộc tình duyên giữa Kiều với Từ Hải mang đậm màu sắc lãng mạn. Thật đẹp đôi với thi pháp của Nguyễn Du: “Trai anh hùng, gái thuyền quyên/ Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng”.

Thế rồi kết cuộc Từ Hải đã phải chết đứng vì bị chính nàng Kiều ‘thuốc’. Nguyễn Du kể rằng Hồ Tôn Hiến biết Thúy Kiều “cũng dự quân trung luận bàn” nên ngoài lễ vật cho Từ Hải, Hồ Tôn Hiến “lại riêng một lễ” với nàng Kiều gồm: “Hai tên thể nữ, ngọc vàng nghìn cân”. Cách làm này của Hồ Tôn Hiến đã tỏ ra có tác dụng rõ rệt: “Lễ nhiều, nói ngọt, nghe lời dễ xiêu”.

Trong hai thứ: “lễ nhiều” và “nói ngọt”, thứ nào có ý nghĩa quyết định? “Nói ngọt” mà nói suông thì chẳng có giá trị gì. Vấn đề quyết định là “lễ nhiều”. “Lễ” là “lễ vật”, “lễ vật” nhiều đưa đến kết quả là “dễ xiêu”. “Xiêu” là “xiêu lòng”, là ngả theo ý người khác. Nói như cách bây giờ là nàng Kiều “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” theo chiều hướng thuyết hàng của triều đình. Rõ cái ‘chước’ của Hồ Tôn Hiến tỏ ra bước đầu có hiệu lực.

Trông xưa ngẫm nay. Chính khách đứng đầu đảng chính trị như ngài tổng bí thư rất có thể mượn ‘lẩy Kiều’ để cảnh báo về mê hồn trận ‘chiêu’ mà người ta sẽ tung ra để tìm thế thượng phong trong kỳ Hoa Sơn luận kiếm sắp tới.

Dĩ nhiên ở đây nếu ngài tổng bí thư nhắc luôn đến nhân vật văn học rặt Nam bộ là Lục Vân Tiên cho bày tỏ ý chí chống giặc ngoại xâm của “Làm trai trong cõi thế gian/ Phò đời giúp nước, phơi gan anh hào”, có lẽ sẽ ‘thuyết phục quần hùng’ hơn trong kỳ ‘tranh bá võ lâm’ dự kiến diễn ra quý đầu năm 2021.

***

Chú thích:

(*) https://www.facebook.com/nhuong.nguyen.1804/posts/1540453136117218

Tin bài liên quan:

VNTB – Đảng công bố việc ‘trảm’ nhiều cựu quan chức Bộ Tài chính

Bùi Ngọc Dân

VNTB – Chờ – chờ và… chờ

Baraju T. Ogelefecejo

VNTB – Cái khó của chấp bút soạn thảo sửa đổi Luật Công đoàn là gì?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo