Việt Nam Thời Báo

VNTB – Lệnh tiêu hủy tranh có phải là dấu hiệu của vi phạm quyền sở hữu trí tuệ?

Trần Dzạ Dzũng

 

(VNTB) – Họ thay thế toà án, thay thế cơ quan điều tra, tự cho mình quyền huỷ hoại tài sản riêng của một nghệ sĩ.

 

Giới hội họa Việt Nam nhận một tin được cho là ‘chưa có tiền lệ’ từ năm 1975 tới nay: 29 bức tranh trong triển lãm Improvisation tại Alpha Art Station của họa sỹ Bùi Chát vừa có lệnh phải tiêu hủy, và rồi trước phản ứng của công luận, phía nhà chức trách nói thêm rằng đó là chuyện “tự xử lý” của tác giả.

Trước hết, tiêu hủy tranh còn vi phạm đến quyền tài sản của người sở hữu số tranh bị tiêu hủy đó; và ở đây còn có quyền sở hữu trí tuệ của tác giả, tức họa sỹ Bùi Chát.

Nói đến quyền sở hữu trí tuệ là nói đến sự công nhận từ phía nhà nước đối với một quyền dân sự là quyền nhân thân, quyền tài sản của tổ chức, cá nhân đối với tài sản sở hữu trí tuệ nhất định và có chế độ bảo vệ tài sản đó như bất kỳ tài sản nào khác.

Do vậy, nếu có tranh chấp xảy ra thì biện pháp dân sự thường được áp dụng trước tiên để giải quyết. Vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự đã và đang rất được quan tâm tại nhiều quốc gia trên thế giới, do đây là biện pháp có nhiều ưu điểm mà pháp luật về sở hữu trí tuệ cần đề cao. Với tư cách là một quyền dân sự cần phải được bảo vệ bằng nhiều biện pháp trong đó cần chú trọng biện pháp dân sự.

Theo pháp luật Việt Nam, quyền sở hữu trí tuệ là chế định trong pháp luật dân sự, là lĩnh vực thuộc quan hệ pháp luật dân sự, trong đó các yếu tố cấu thành bao gồm chủ thể, khách thể và nội dung.

Quyền sở hữu trí tuệ là một phạm trù pháp lý trong quyền sở hữu nói chung, do vậy, giống như các quyền dân sự khác, quyền sở hữu trí tuệ cũng bao gồm các nhóm quy phạm liên quan đến các hình thức sở hữu, căn cứ phát sinh, chấm dứt quyền sở hữu, cách thức, biện pháp chuyển quyền sở hữu, các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, trong đó, xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là một nội dung quan trọng.

Với cách hiểu từ lập luận trên của lý thuyết về quyền sở hữu trí tuệ, cho thấy quyết định hành chính buộc họa sỹ Bùi Chát phải tiêu hủy 29 bức tranh mà ông sáng tác với lý do là “triển lãm không giấy phép”, điều đó cho thấy nhà chức trách ở TP.HCM đã ngang nhiên cho mình cái quyền xâm phạm về quyền sở hữu, trong đó có sở hữu trí tuệ.

Rất có thể một tiền lệ xấu xí đang bắt đầu từ chính quyền của đô thị từng được vinh danh là “hòn ngọc viễn đông”, đó là, “Tôi lấy ví dụ một người từ nước ngoài về mang theo bộ sưu tập tranh Đông Dương quý, và mở triển lãm tại nhà, vì không biết thủ tục nên không xin phép. Không lẽ chính quyền đến xử phạt, lập biên bản, rồi tiêu hủy toàn bộ tranh? Trong khi đó tranh đó có thể được xem là quốc bảo, và giá có thể tới vài chục triệu đô-la?

Họ không quan tâm đến nội dung tranh là gì, giá trị ra sao, mà chỉ quan tâm đến hình thức là xử phạt. Tôi cho rằng đây là vấn đề nghiêm trọng. Về văn hóa, đây là một hình thức hủy hoại tương lai văn hóa, gây tội ác cho văn hóa” – họa sỹ Bùi Chát, ý kiến.

Một liên tưởng về “Hào” của họa sỹ Dương Bích Liên (1924 – 1988).

Dương Bích Liên là một trong nhóm tứ kiệt của làng hội họa Việt Nam: Nghiêm, Liên, Sáng, Phái. Lịch sử hội họa Việt Nam cho biết, giai đoạn sáng tác sung sức nhất của Dương Bích Liên là vào thập niên 70. Trong thời gian này, ông đã gửi các tác phẩm của mình tham dự triển lãm nhưng chúng sớm bị loại, như bức “Hào” và bức “Bác Hồ nói chuyện với Vệ Quốc Quân”.

Riêng bức thứ 2, sau khi bị loại, người ta không còn thấy tăm tích tác phẩm này nữa. Bức tranh mô tả cảnh Hồ Chí Minh đang nói chuyện với người lính Vệ Quốc Quân ở trong Chiến khu Việt Bắc. Lý do bức tranh bị loại là họa sĩ đã vẽ người lính nhắm mắt trong khi vị lãnh tụ đang nói chuyện.

Nguồn tin hành lang cho biết hồi ấy, họa sỹ Dương Bích Liên đã phải chịu sự “sinh hoạt tư tưởng” vì là tác giả của hai bức tranh trên, may mắn là khi đó không có lệnh “tiêu hủy” được ban ra nên giờ mới có chuyện bức “Hào” của danh họa Dương Bích Liên, hiện trong bộ sưu tập của ông Ngô Tấn Trọng Nghĩa, chủ của Gallery Apricot nổi tiếng ở phố Hàng Gai, Hà Nội.

(Xem thêm: https://vietnamthoibao.org/vntb-hoa-si-bui-chat-bi-danh-nguoi/)


Tin bài liên quan:

VNTB – Đảng tiếp tục ‘giơ cao đánh khẽ’ với đảng viên Phạm Thị Thanh Trà

Do Van Tien

VNTB – Nhiều tù nhân bị kết án oan – sai bởi điều luật hình sự 109, 117

Do Van Tien

VNTB – Ai hưởng lợi từ chênh lệch giá vàng?

Trương Thế Tử

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo