Việt Nam Thời Báo

VNTB – Người cộng sản… đi chùa đầu xuân

Ngọc Lan

 

(VNTB) – Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đi lễ Phật đầu Xuân Giáp Thìn tại chùa Pháp Giới (TP.HCM).

 

Trong dịp đầu Xuân Giáp Thìn, mồng 1 Tết, sau khóa lễ đón giao thừa, trì tụng kinh Dược Sư và vía Đức Bồ-tát Di Lặc, chùa Pháp Minh (huyện Đức Hòa), truyền thông Phật giáo đưa tin về việc đón tiếp ngài Trương Tấn Sang, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước CHXHCNVN, phu nhân (bà Mai Thị Hạnh) và gia tộc họ Trương thăm viếng, dâng hương đầu năm.

Vài hôm sau, sáng ngày mồng 4 Tết (13-2), Trưởng lão Hòa thượng Thích Huệ Văn, Thành viên Hội đồng Chứng minh, Cố vấn Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM đón tiếp ngài Trương Tấn Sang đến dâng hương lễ Phật đầu năm tại chùa Pháp Giới (quận Tân Phú, TP.HCM).

Thắc mắc đặt ra: ngài Trương Tấn Sang được thực thi nét đẹp văn hóa lễ chùa đầu năm của người Việt; hay đây là chiêu thức mị dân của người cộng sản với tôn giáo?

Trước hết, người Việt tin rằng, đi lễ đầu năm không đơn giản chỉ để ước nguyện, mà đó còn là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại phía sau bao vất vả trong cuộc mưu sinh. Mỗi người đi lễ với những mục đích khác nhau, người thì cầu tài, cầu lộc, cầu duyên; người thì cầu bình an, sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Vậy thì người cộng sản từng trên đỉnh cao quyền lực như ngài Trương Tấn Sang đã nghĩ gì khi lễ chùa đầu năm?

Về lập luận thì pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định quyền tự do, tôn giáo, tín ngưỡng của công dân. Tôn giáo, tín ngưỡng còn là niềm tin của con người vào những giáo lý mang tính nhân văn, hướng con người vào những điều nhân ái, vị tha, từ bi, bác ái, tu thân, hướng thiện. Trong thực tế, “Tôn giáo vẫn có thể tiếp tục tồn tại với tư cách là một hình thức trực tiếp, nghĩa là một hình thức cảm xúc của thái độ con người đối với lực lượng xa lạ của tự nhiên và xã hội, chừng nào con người còn chịu sự thống trị của những lực lượng đó” như Các Mác đã nêu từ những thế kỷ trước (*)

Trong thâm tâm, ai cũng biết Chủ Nghĩa Cộng Sản là học thuyết duy vật, vô thần, không thừa nhận sự tồn tại của linh hồn, thần linh. Những người cộng sản cho rằng “tôn giáo là thuốc phiện của quần chúng” ru ngủ nhân dân trong bất công áp bức và trong cuộc “đấu tranh cách mạng” của họ, tôn giáo là một “đối tượng” phải thủ tiêu, phải xóa bỏ Phật, Chúa để toàn xã hội chỉ tin vào, chỉ đi theo một thứ “tôn giáo” là chủ nghĩa cộng sản.

Bàn luận về việc người cộng sản đi chùa dịp đầu năm – Đại đức Thích Tuệ Nhật – Phó Văn phòng Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương, cho rằng, “nói chung đi chùa lễ Phật là truyền thống tốt đẹp của người Việt. Mọi người đến với cảnh thiền thanh tịnh cầu nguyện một năm sức khỏe, tốt đẹp, may mắn, thành đạt, hòa bình – thể hiện ước muốn ‘chân, thiện, mỹ’ đối với mình, người thân, đất nước, đó là điều tốt đẹp, cần gìn giữ.

Đồng thời đi chùa lễ Phật đầu năm cũng là thể hiện lòng kính ngưỡng của Phật tử, người dân đối với những ngôi báu cao quý (Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng). Do đó, khi hướng về Tam bảo, đồng nghĩa hướng về những gì tốt đẹp nhất. Qua đó tiếp cận được những lời hay ý đẹp, lời dạy Đức Phật, sự chúc phúc của chư Tăng Ni – có thể xem là năng lượng tích cực cho khởi đầu một năm mới. Với tâm thế đó, một năm sẽ đạt được sự bình an hơn bởi đã hướng đến điều tốt đẹp trong ngày đầu năm”.

Hiểu theo ý nghĩa nhân văn trên với một chính khách đã “rời” đỉnh cao quyền lực như ngài Trương Tấn Sang, xem chừng chỉ đơn giản “lễ chùa” như trở về với giá trị nhân bản, xa rời thị phi thế sự.

Gia đình ông Trương Tấn Sang tại chùa Pháp Giới

 

_____________

Tham khảo:

(*) C.Mac, Ph. Ăng-ghen tuyển tập, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội 1984, tập 5, trang 448.

 


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Bảo hiểm y tế thương mại sẽ ‘vào’ dự luật bảo hiểm y tế

Baraju T. Ogelefecejo

VNTB – Việc xây dựng chùa Tam Chúc có vi phạm pháp luật hay không?

Do Van Tien

VNTB – Quản lý thùng công đức, quản “công” hay quản “đức”?

Bùi Ngọc Dân

1 comment

Nguyễn Tuấn Anh 14.02.2024 10:44 at 10:44

Trương Tấn Sang mà là Cộng Sản … Hahaha. Chỉ nói thế này, có người chê ỏng chê eo Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, về mặt Cộng Sản hổng bằng 1 góc của Cố Tbt Trường Chinh . Nếu so với Trương Tấn Sang thì Tbt NPT có thể xem như Trường Chinh, và TTS là Tbt NPT

Thoái hóa tới cỡ đó đi chùa chả là gì cả

Reply

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo