Việt Nam Thời Báo

VNTB – Người miền ngoài trong chính trị: một vấn đề từ lịch sử

Lữ Hành Gia (VNTB) Bản thân tác giả bài viết này qua kinh nghiệm thì biết được rằng tại thủ đô Hà Nội thì đến người chạy xe ôm cũng có thể nói được chuyện chính trị và cũng đã từng nghe một người làm nghề đấm bóp giác hơi dạo tại TP.HCM mà có quê quán tại Hải Phòng bàn luận về chủ đề lịch sử, chính trị không thua gì một Đảng viên, chứng tỏ họ có tố chất bình luận về đề tài này vì họ đã sống tại nơi mà đề tài này đã được bàn luận khá sôi nổi. Tất nhiên tác giả bài viết chỉ xin có chút phân tích xung quanh về người miền ngoài đối với chính trị Việt Nam chứ không có bất cứ dụng ý nào đả kích vùng miền.

Ảnh minh họa
Nhìn từ lịch sử thì có thể thấy rằng từ thuở xa xưa thì các nhân vật làm cho lịch sử Việt Nam có thêm những diễn biến mới hoặc có những nhân vật mà họ có hành động, quyết sách làm ảnh hưởng đến lịch sử của đất nước thì phần lớn là gốc gác là từ người miền ngoài ít nhất là đến thế kỷ 17,18.

Có thể nói rằng tại nơi nào thường xuyên là nơi hội tụ chính trị của một quốc gia thì nơi đó sẽ ảnh hưởng đến phần lớn diễn biến của đất nước, bằng chứng là ngay cả những cuộc chiến tranh nhằm mở rộng hoặc chấm dứt tình trạng phân chia cát cứ trên lãnh thổ Việt Nam từ xưa đều có xu hướng từ Bắc vào Nam (chỉ riêng có vua Quang Trung nổi tiếng là người hiếm hoi từ Đàng Trong tiến quân ra Bắc nhưng ông cũng có nguồn gốc quê quán là từ Nghệ An) và ngay cả cuộc chiến tranh giữa hai chính thể VNDCCH và VNCH trước đây có lẽ cũng không nằm ngoài cái diễn tiến xu hướng đó, đều là từ Bắc vào Nam. 

Bởi lẽ như thế là vì miền ngoài (miền Bắc và miền Trung) về cơ bản là nơi có lịch sử về chính trị xã hội khá lâu đời (đối với người Việt) và đa số những kinh đô – vốn là biểu tượng chính trị cho một thể chế cai trị của một đất nước mà nếu nói ở Việt Nam thì phần lớn nằm ở miền Bắc và miền Trung trong suốt chiều dài lịch sử -có thể thấy từ thời Hùng Vương thì là Cổ Loa (Phú Thọ) đến thời Lý Trần thì là Thăng Long (Hà Nội) và nhà Hồ thì là Tây Đô (Thanh Hóa) đến triều đại cuối cùng là nhà Nguyễn thì đóng đô Phú Xuân –Huế ngày nay.

Điều này cũng thể hiện ra rằng những sĩ phu nhân sĩ miền ngoài chắc chắn đã sớm tiếp xúc với những thiết chế quyền lực trung ương, trực tiếp sống dưới ảnh hưởng quyền lực chính trị trong một thời gian khá lâu dài ngay từ thời phong kiến và trong bối cảnh như vậy thì bầu không khí chính trị chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tư duy của họ vậy nên quan niệm về quyền lực và chính trị trong tâm thức của họ là một vấn đề rất quan trọng hay nói cách khác là họ rất quan tâm yêu thích và kể cả tham vọng về các vấn đề chính trị và thời cuộc.
Còn một điều quan trọng nữa đó là, về văn hóa giáo dục tư tưởng cũng làm cho chính trị luôn là một đề tài hấp dẫn của giới sĩ phu Bắc Hà từ thời xa xưa khi sống trong khu vực địa lý là trung tâm về chính trị và đồ sộ như vậy nhưng giới sĩ phu tất nhiên cũng phải có một hàm lượng giáo dục khoa cử tương đương mới có thể dám bàn luận chính sự và ước mong đến một ngày được đội mũ mão mặc quan phục vinh quy bái tổ mà cái nét ấy là đến phần nhiều từ lĩnh vực giáo dục tư tưởng có nguồn gốc từ Trung Hoa du nhập vào nước ta, chính là những tư tưởng Khổng Nho những đã được chính trị hóa phục vụ cho hệ thống tập quyền vua quan phong kiến vậy nên sinh đồ thuở ấy khi đi học cũng sẽ thấm nhuần tư tưởng nền tảng ấy mà dẫn đến yêu thích chính trị và xem việc dấn thân vào đó là một việc được xem là có chí lớn.

Câu “Một người làm quan cả họ được nhờ” là một câu nói quen thuộc mang tính phổ biến trong đời sống xã hội Việt Nam nhưng nếu xét từ xa xưa thì nó chắc hẳn phải bắt nguồn từ một xã hội mà ở đó con người có tính cộng đồng cao và có sự quan tâm đến việc quan trường và chính trị nói chung và nếu vậy thì câu ấy ắt phải từ quan niệm của những sĩ phu Đàng Ngoài trước tiên. Chưa kể là còn có câu “Vua xứ Thanh, thần xứ Nghệ” cũng là câu nói thể hiện rất rõ xuất thân của những người đã từng dấn thân vào chốn quan trường, triều đình làm việc cho hệ thống chính trị vào thời xưa.
Qua đó cũng thấy được vì sao hiện nay lại có rộ lên cái chuyện “Bắc Trung Nam” trong chính trị Việt Nam hiện nay bởi lẽ vì dù thời nay vua chúa không còn nhưng nếp cũ thì vẫn còn, quyền lực vẫn chỉ tập trung vào một chóp đỉnh của hệ thống chính trị như từ xưa đến nay nó vốn dĩ đã vậy mà chẳng những thế còn thấy thêm là đến cả nhân sự có vẻ như cũng phải được tập trung tại một vùng địa lý nhất định là vì có những nguyên nhân lịch sử xa xưa như trên, chính vì sự yêu thích quyền lực chính trị từ thời ông đồ – nho sinh xa xưa mà đã đóng góp cho việc tạo nên cái tư duy như thế và phải chăng nó còn tạo nên tính gia trưởng quyền lực của một bộ phận địa phương vùng miền nào đó.
Dù sao đi nữa thì từ những cái tiền lệ xa xưa như thế thì cũng không thể phủ nhận là chúng sẽ dẫn đến tỷ lệ xuất thân chênh lệch vùng miền trong chính trị Việt Nam hiện nay, các vị trí đứng đầu về chính trị của quốc gia thì phần lớn sẽ luôn thuộc về những người miền ngoài (có khi còn ưu tiên) vì vốn dĩ họ đã quen với việc tự thân quyết định các vấn đề chính trị trong thời gian rất dài trong lịch sử.
* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Tin bài liên quan:

VNTB- Sợ hãi toàn trị là bi kịch của người Việt

Phan Thanh Hung

VNTB – Những “việc cần làm ngay” từ 25 năm trước giờ “vũ như cẩn”! 

Do Van Tien

VNTB – Báo Đảng gián tiếp nhìn nhận lâu nay Đảng làm không như nói

Do Van Tien

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo