Việt Nam Thời Báo

VNTB – Pháp luật quy định gì về “tu sĩ Phật giáo”?

Hoài Nguyễn

 

(VNTB) – “Nhà tu hành là tín đồ xuất gia, thường xuyên thực hiện nếp sống riêng theo giáo lý, giáo luật và quy định của tổ chức tôn giáo”.

 

Nói theo kiểu dân gian, Phật tử là người đã, đang hay bắt đầu tu tập cho tâm tính thiện lành hơn, để trở thành người tốt hơn đối với bản thân mình và mọi người xung quanh. Họ cố gắng giảm bớt những tâm tính xấu trong tâm như tham lam, sân hận. Họ cũng đang tập sống  theo những giới hạnh đạo đức theo như lời khuyên dạy của Đức Phật.

Một số Phật tử khác thì có tâm nguyện cao hơn, họ chấp nhận gác qua những nỗi buồn và lo lắng khi xa gia đình, họ rời xa gia đình, cha mẹ, thậm chí vợ con để xuất gia trở thành một tu sĩ, cống hiến toàn bộ cuộc đời để tu tập theo giáo lý của Đức Phật với mong muốn giác ngộ và giải thoát sớm hơn. Họ thường gia nhập vào những Tăng đoàn (nam) hay Ni đoàn (nữ), và việc này mang tính tự nguyện, không bắt buộc.

Về kinh sách của Phật giáo, cụ thể Mahavagga, chương trọng yếu, thứ nhất, tụng phẩm thứ tư, Câu chuyện về Trưởng lão Assaji, đoạn 64, diễn giải tu sĩ Phật giáo là người từ bỏ đời sống thế tục, nên cũng còn gọi là người xuất gia, sống trong những chuẩn mực đạo đức và hành trì theo những pháp môn đã được Đức Phật thiết định. Sự hiện hữu của hình bóng tu sĩ đúng nghĩa là sự hiện hữu của Phật pháp.

Đó là câu chuyện của ngài Xá Lợi Phất khi trông thấy đạo phong trang nghiêm của Tôn giả Assāji đã cảm sinh lòng quy ngưỡng Phật pháp, làm nhân duyên ban đầu để được Phật hóa độ. Trang nghiêm tự thân đôi khi cũng là nhân duyên để đưa người quy ngưỡng Tam bảo.

Qua nhiều giai đoạn, và khi du nhập vào mỗi quốc gia, vùng văn hóa khác nhau, cũng như các tôn giáo khác, Phật giáo có sự thay đổi, và có cả xu hướng thế tục hóa, khác với hình thức ban đầu.

Thế nhưng cách hiểu về “tu sĩ Phật giáo” như ở Công văn số 151/HĐTS-VP1, thì “tu sĩ Phật giáo” lại là một tên gọi “độc quyền” của những ai tu hành trong tổ chức có tên Giáo hội Phật giáo Việt Nam: “Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định người đàn ông này không phải là tu sĩ Phật giáo, không tu tập và không là nhân sự của bất cứ ngôi chùa, cơ sở tự viện nào của Giáo hội Phật giáo Việt Nam” – trích Công văn số 151/HĐTS-VP1 thông báo về việc người được mạng xã hội gọi là “Sư Thích Minh Tuệ” không phải là tu sĩ Phật giáo.

Công văn này gửi đến Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành phố thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Ban Tôn giáo chính phủ; A02 Bộ Công an.

Trong văn bản thể khẳng định trên, chỉ đúng ở việc “Sư Thích Minh Tuệ” không là nhân sự của bất kỳ ngôi chùa, tự viện nào thuộc tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Hoàn toàn không cơ sở căn cứ cho việc xác định đây là “tu sĩ Phật giáo” hay không?

Tu sĩ hay nhà tu hành, theo định nghĩa của Luật tín ngưỡng, tôn giáo, thì “Nhà tu hành là tín đồ xuất gia, thường xuyên thực hiện nếp sống riêng theo giáo lý, giáo luật và quy định của tổ chức tôn giáo”.

“Tổ chức tôn giáo” ở đây không cụ thể là một đặc quyền trao cho tổ chức nào, do vậy việc tự cho mình cái quyền phủ nhận ai đó là một “tu sĩ Phật giáo” như Công văn số 151/HĐTS-VP1 nêu ở trên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, là hành vi lạm quyền.

Ngoài ra Công văn số 151/HĐTS-VP1 còn mang tính suy diễn khi cho rằng việc “đi bộ qua các địa phương đã có nhiều người dân và Phật tử tập trung với số lượng đông, cúng dường vật phẩm, thức ăn (một văn bản khác cùng số phát hành, nội dung, người ký ban hành, thì có thêm dòng chữ “và cả tiền”) tạo ra nhiều hình ảnh, clips gây ra nhiều dư luận trái chiều làm ảnh hưởng đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam” (trích).

Ở đây có tình tiết cần nhấn mạnh với Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, là duyên cớ dẫn đến “dư luận trái chiều” vì Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã im lặng quá lâu trước các thông tin về những diễn thuyết Pháp thoại như Thích Chân Quang mà công luận đã lên tiếng phản ứng trên các diễn đàn mạng xã hội.

Sự minh bạch thông tin, bao gồm cả thông tin phản hồi cần được tôn trọng theo pháp luật hiện hành chứ không thể chủ quan, phiến diện như Công văn số 151/HĐTS-VP1 của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Trong một diễn biến liên quan, ngày 17-5, cơ quan chức năng tỉnh Phú Yên cho biết đã có kết quả xác minh về nội dung nêu ở Công văn số 151/HĐTS-VP1, là người được mạng xã hội gọi là “Sư Thích Minh Tuệ” từng làm công tác địa chính tại tỉnh Phú Yên: “Ông Lê Anh Tú sau khi từ bỏ công việc đo đạc địa chính tại tỉnh Phú Yên đã thực hiện một vài lần đi bộ hành từ Khánh Hòa ra các tỉnh phía Bắc và ngược lại” (trích).

Theo cơ quan chức năng tỉnh Phú Yên, qua xác minh cho thấy từ trước đến nay, chưa có cán bộ địa chính nào từ xã đến huyện, đến tỉnh có tên Lê Anh Tú, quê Hà Tĩnh. Và trước đây có 1 người tên Lê Anh Tú, quê Hà Tĩnh làm công tác đo đạc địa chính cho 1 công ty tư nhân có trụ sở tại tỉnh Phú Yên. Thời gian người này làm việc, công ty tư nhân này đang thực hiện 1 dự án tại tỉnh Đắk Lắk, nên người này chủ yếu làm việc tại tỉnh Đắk Lắk, thỉnh thoảng mới về trụ sở công ty tại tỉnh Phú Yên.

 


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Thầy Thích Pháp Hoà: “Quê hương tôi đất rộng, cò bay thì được, tôi về thì không…”

Do Van Tien

VNTB – Thích Nhật Từ: ảo thuật gia ngôn ngữ tay mơ

Do Van Tien

VNTB – Bộ Chính trị là một siêu bộ quyền lực?

Trương Thế Tử

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo