Việt Nam Thời Báo

VNTB – Phóng sự ảnh: Gốm Chăm Ninh Thuận – lát cắt của quá khứ

Phượng Vỹ

(VNTB) – Lát cắt này của quá khứ hiện mờ nhạt dần vì đầu ra sản phẩm gần như vô vọng trong tìm kiếm thị trường…

 

Gốm Chăm hiện nay còn hiện diện chủ yếu ở hai làng là Ligok (Trì Đức, tỉnh Bình Thuận) và Hamu Crok (Bàu Trúc, tỉnh Ninh Thuận). Trong số đó, bắt đầu từ khoảng cuối thế kỷ 12 đến nay, Bàu Trúc được xem là một trong số rất ít những làng gốm cổ ở Đông Nam Á còn giữ lại cách sản xuất thô sơ từ ngàn xưa.

Đất, mỏ cát riêng biệt chỉ phù sa sông Quao mới có. Ðất mịn, dẻo; cát cũng rất mịn, hạt nhỏ li ti. Theo truyền thuyết của người Chăm, nghề gốm do vợ chồng ông tổ Poklong Chanh dạy cho phụ nữ trong làng từ ngàn xưa. Bởi vậy, ở Ninh Thuận, phụ nữ người Chăm ai ai cũng biết làm gốm, còn đàn ông chỉ tham gia vào những việc như đập đất, nung gốm.

Với các nhà nghiên cứu, người Chăm và các di sản văn hóa mà họ để lại luôn bí ẩn và độc đáo đối với hậu thế.

Nhìn những hình ảnh trong bộ ảnh được giới thiệu ở đây, khi chú ý kỹ người ta sẽ thấy rằng với việc không bàn xoay, nặn bằng tay, mỗi sản phẩm là một tác phẩm độc lập, không cái nào giống cái nào, đó là sự khác biệt giữa gốm Chăm với các dòng gốm khác.

Người Chăm ở Bàu Trúc còn làm các loại tượng bằng gốm, chủ yếu là họ sao chép hoặc sáng tác mô phỏng từ tượng đá truyền thống của người Chăm như tượng Apsara, Siva; một số tượng sáng tác về chủ đề con người như tượng Bà Mẹ Chăm, tượng Phụ nữ đội nước và tượng động vật như trâu, dê, rắn, rùa… Đặc biệt các tượng Phật ở đây được nhiều chùa chiền đến đặt hàng với số lượng lớn, phần dôi ra được bày bán cho du khách đến thưởng lãm.

Một số hình ảnh gốm chăm Bàu Trúc ở Ninh Thuận.

 


Tin bài liên quan:

VNTB – Đêm nay, Phan Rang đợi sáng

Phan Thanh Hung

VNTB – Phóng sự ảnh: Tháng tư, về thăm nhà ông Thiệu

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo