Việt Nam Thời Báo

VNTB – Sài Gòn hãy mở cửa thay vì cứ tiếp tục ‘cài then’ kéo dài

Thới Bình

 

(VNTB) – Sài Gòn đầy nắng và gió cớ sao phải sợ COVID-19!

 

Khá nhiều ý kiến rằng nếu cứ xem ‘dịch’ là ‘giặc’, thì có lẽ Việt Nam còn phải trường kỳ kháng chiến chưa biết đến bao giờ mới tàn cuộc binh đao. Nhìn đâu xa, kể từ cột mốc tháng tư 1975 đến nay, người ta vẫn nói về bên này và bên kia bờ Bến Hải.

Chung sống hòa bình với SARS-CoV-2 như với bệnh cảm cúm, bởi ngay cả ‘giặc Mỹ’ hồi nào, giờ Hà Nội vẫn nhìn nhận đây là ‘người bạn tốt’ cần có kia mà.

Một chút về chuyện cần thay đổi khẩu hiệu “Chống dịch như chống giặc” mà Đảng và Nhà nước đang ra sức cổ súy cho cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc. Bởi rất đơn giản, hầu như mọi vi khuẩn đều có thuốc đặc trị – như vi khuẩn lao có thuốc chống lao, vi khuẩn Coli, tụ cầu, liên cầu… đều có kháng sinh đặc hiệu.

Virus thì khác, không có thuốc diệt virus mà chỉ có các loại thuốc hy vọng ức chế phát triển, bao vây cô lập, ngăn được virus phần nào không nhân lên mà thôi.

Kiến thức trường y dạy rằng nhiễm khuẩn thì có thuốc chữa. Dưng cơ mà, bệnh nhân nặng quá, mắc bệnh nền nhiều, già yếu vẫn chết như bình thường, chết nhiều là đằng khác khi nhiễm khuẩn.

Còn vi sinh vật có trong cơ thể con người là chuyện bình thường. Con người và vi sinh vật có các mối quan hệ như sau: Cộng sinh, hai bên cùng có lợi. Nếu là ký sinh, thì vi sinh vật ký sinh gây hại vừa vừa cho cơ thể. Còn đối với hoại sinh, thì gây bệnh ồ ạt, hủy hoại cơ thể gây suy kiệt, nhiễm độc, tử vong.

Mối quan hệ đó tùy thuộc cả hai bên, một ngày, quan hệ trở chứng do: Cơ thể suy yếu, nhiễm độc, do dùng thuốc, rượu quá đà, do sức miễn dịch thay đổi hạ thấp..  sẽ vùng lên như giai cấp không tiền bỗng nhiên được quyền phá phách.

(Ở xã hội, thì gọi là ăn cướp, thắng thì thì gọi là cách mạng thành công!).

Trở lại với tình hình dịch Covid hiện tại ở Sài Gòn.

Không cần là giới tinh hoa, ai cũng dễ dàng nhận thấy Sài Gòn là một siêu đô thị đặc biệt, với chục triệu dân nhưng có tới 3,5 triệu dân sống bám vào lề đường, hè phố. Họ không có tài sản tích lũy, ráo mồ hôi là hết tiền.

Giãn cách xã hội kéo dài vượt quá sức chịu đựng của tầng lớp yếu thế. Họ sẽ phải tìm cách xoay xở, theo lẽ đương nhiên, để vượt qua kiểm soát thì họ phải trốn tránh. Một người nhiễm bệnh, họ có thể truyền qua tiếp xúc cho một người khác, trong khi giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 có bản chất như ‘lockdown’, thì người khác ấy phần lớn thời gian bị “nhốt” trong nhà sẽ truyền bệnh cho những thành viên cùng gia đình.

Dĩ nhiên ở đây người viết không hướng đến lập luận của cách chống dịch đúng hay sai. Bởi đại dịch, nên cách nào thì cũng phải có sự trả giá cùng với hiệu quả thu được, nhưng lại có việc cách này sự trả giá ít hơn cách kia, trong khi hiệu quả lại cao hơn.

Xin lưu ý, ở đây là nói về Sài Gòn.

Học trò cấp 2 khi học môn thể dục được thầy cô giáo giảng rằng tự đề kháng cũng là yếu tố then chốt để chống virus. Thế nhưng nhà chức trách lại không cho người dân tập thể dục ngoài trời, vậy thì sao thể chất và tâm lý tốt lên được, trong khi có phải ai cũng có đủ không gian trong nhà để tập.

Một điểm nhỏ đã thấy nhiều sự bất cập trong chính sách nặng về hành chính, mệnh lệnh của cái gọi là “cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc chiến chống dịch Covid” được tuyên truyền ra rả trong rất nhiều diễn văn của quan chức vốn i-tờ kiến thức y khoa lẫn môn thể dục thường thức cấp trung học.

Giãn cách xã hội bằng một công thức áp cho tất cả, như Chỉ thị 16, với siêu đô thị như Sài Gòn cùng với biến thể Delta lây nhiễm rất nhanh, thì mục tiêu dập dịch được đánh giá sẽ giống như cả khu rừng bị cháy được kiểm soát chỉ khi đã có số lượng lớn cây cối bị cháy rụi.

Những người trực tiếp chống dịch vẫn đang rất lạc quan, tin rằng số ca nhiễm còn tăng trong tuần tới, sau đó giảm dần và kiểm soát được nhất là cả miền Tây và miền Đông Nam bộ cũng buộc phải ‘lockdown’ theo Chỉ thị 16.

Nghe đâu nhà chức trách ở TP.HCM đã thu ngoài mười lăm tỷ đồng tiền phạt người dân vi phạm Chỉ thị 16. Đó là con số rất đáng suy nghĩ, nó lượng hóa phần nào sức chịu đựng của dân chúng trong ‘của để dành’, qua đó để những lãnh đạo tham chiếu mà lựa chọn các chống dịch ít thiệt hại hơn.

Gác qua mọi kiến thức hàn lâm hay đao to búa lớn của bề trên lúc cả hệ thống chính trị vào cuộc, có thể tóm gọn vầy từ giới y khoa ở Sài Gòn: Virus Corona không lây bệnh qua không khí, mà lây bệnh qua giọt bắn có mang virus.

Giọt bắn là nước bọt, dịch mũi, hắt hơi, ho. Giọt bắn nặng hơn không khí nên khi văng ra khỏi đường hô hấp trong khoảng cách khoảng 2m, nếu không bám vào tay, mặt của ai hoặc bề mặt nào đó sẽ rơi xuống đất, chớ không lơ lửng bay để rồi gọi là lây qua đường không khí như tin tức mới đây từ một bề trên ở Bộ Y tế.


Tin bài liên quan:

VNTB – Vắc xin Trung Quốc: kẻ phá bĩnh chính quyền TP.HCM?

Phan Thanh Hung

VNTB – Cái đáng lấy ý kiến lại quăng cục lơ…

Phan Thanh Hung

VNTB – Thiên hạ luận: Ủa rồi Bộ y tế đâu?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo