Việt Nam Thời Báo

VNTB – Sự xuất hiện và vai trò của ‘Net.People’

Tôn Trọng Dân (VNTB) Thế giới ảo đã có cộng đồng netizen (cư dân mạng) thật trên đời, những netters (người dùng internet) thật ngoài đường phố; người Việt ta đã có những boat-peoples/thuyền nhân thật, do không chịu nổi cảnh ‘cá chậu chim lồng’-ăn kham uống khổ/tự do mất trắng, buộc phải rời quê cha đất tổ chịu sóng dập gió vùi, tìm đất khác để dung thân, và giờ đây công dân toàn cầu đều biết đến giai đoạn lịch sử u buồn song ngoan cường ấy của một bộ phận dân Việt Nam (mà Trần Văn Tích cay đắng tự an ủi: “Tỵ nạn là một thách đố số mệnh” [1]). Thế nhưng, thời cuộc éo le lại đã sản sinh tiếp tục những net-peoples, mạng nhân – những Con Người có thật, phải vất vả đi tìm những diễn đàn ảo để có thể lên tiếng khác chiều. Họ muốn vượt hàng loạt con sóng thần một chiều hung hiểm từ muôn vạn hướng nghịch biệt nhau gào.xô.va.đập tới, nhằm tìm ra những Hấp lực đích thực, có thật trên đời. 


Đã có quá nhiều hệ luỵ phát sinh, nhiều câu hỏi đặt ra cho tiến trình vận động Dân chủ, và cùng với nó/sát cạnh nó là công cuộc chống Cộng-một “người anh em” tuy đồng sàng nhưng không thể đồng mộng. Sự ‘đồng sàng’ giữa dân chủ nhất nguyên 1 chiều và dân chủ đa nguyên chỉ còn có thể tiếp tục cho đến khi nào giữa họ bắt đầu tách biệt ra thực trạng: người đối lập và kẻ đối đầu với chính quyền (xem tiếp ý này tại phần 7. từ nhân dân đến Công Dân). Sự khác biệt này không chỉ dẫn đến việc đề ra các giải pháp đúng đắn hay không, phù hợp tình thế đất nước hay không, mà còn dẫn đến việc giúp cho người dân nhận diện và lựa chọn được con đường xứng đáng, chính đáng mà họ có thể tán trợ, và đồng hành.
Việc này quan trọng hay không, tuỳ thuộc vào sự quyết định của những Quý vị đang muốn làm chính trị và những Quý vị đang ham.mơ làm chính khách trong tiến trình vận động dân chủ hoá đất nước. 2 loại ‘Quý vị’ này, đương nhiên, làm sao mà đồng sàng mãi với nhau cho được, dù có muốn.thích.mết.đắm nhau đến .. nao lòng ?
Vì thế, không thích thú gì với mọi sự khích bác, tôi cẩn trọng với những gì có thể kích xúc vấn đề quá nhạy cảm còn hơn dị ứng sinh lý này. Tuy vậy, hoặc như tác giả Nguyễn Chánh từng nhận ra: “Chân lý chưa từng là sở hữu độc quyền của một cá nhân nào, và quần chúng thường cũng sai nhiều như đúng. Nhiều tư tưởng chính trị và chính sách một thời được tin và áp dụng nay đã bị coi như sai lầm, thiếu nhân bản. Những thay đổi tiến bộ này đều bắt đầu từ những tiếng nói lẻ loi đối nghịch với cảm xúc và quan điểm của chính quyền hay của quần chúng” [2], hoặc như nhiều người khác nữa mà tôi sẽ trích dẫn trong 2 phần bài còn lại, liệu Ai có thể phủ nhận rằng, không có những net-peoples ? Có nên để mặc họ chơi vơi, khốn khó tìm những diễn đàn thực sự dân chủ đa chiều ? 
Có lẽ, không chỉ đối với tôi, mà còn đối với nhiều người khác nữa, loại hình diễn đàn-quảng trường duy nhất mang tính dân chủ đa nguyên trên không gian mạng Việt cho đến hiện nay là talawas và pro&contra. Cũng như talawas đóng cửa sau 9 năm hoạt động (từ 2001 đến ngày 3/11/2010), pro&contra [3] sau 2 năm hoạt động (ra đời tháng 12/2012) cũng đã chia tay với các net ̶peoples hôm 31/12/2014. Những năm cô Phạm Thị Hoài cùng một số ít bè bạn vận hành talawas/pro&contra là những năm người đọc có được 2 quảng trường-diễn đàn nhân văn, khoa học và khai sáng tinh thần dân chủ đa nguyên. Họ đã có chỗ/’mảnh đất’/không gian để đối thoại với nhau bất chấp mọi khác biệt chính kiến, tư tưởng. talawas và pro&contra đúng nghĩa là 2 quảng trường cộng hoà nghị viện dành cho mọi công dân có chính kiến khác nhau được quyền tỏ bày tư duy, lập trường của mình, để, trong thái độ văn minh, người người bắt đầu nhận ra bản thân và nhận ra nhau, để cùng nhau và vì nhau bước vào hành trình Sống tiếp. 
Dẫu vậy, với nguyên trạng lưu trữ của mình, talawas và pro&contra vẫn đang đóng tiếp vai trò những thư viện có ích cho tiến trình dân chủ, để những ai muốn nhận tiếp dòng chảy ấm áp của tinh thần công dân, đều có thể bơi vào vịnh biển này. Cùng người dân, talawas và pro&contra là những thư viện sau khi đã là những diễn đàn-quảng trường rộng mở, không hề là những dinh thự cổng cao tường kín.khuê các đài văn. Đến nay, chưa có diễn đàn-quảng trường nào nhận thức tinh thần dân chủ đa nguyên đủ để nối chí talawas và pro&contra. Song, tôi tin, khi xuất hiện, diễn đàn-quảng trường dân chủ đa nguyên mới đó sẽ do một hoặc vài tổ chức (một hoặc vài chính đảng càng tốt), duy trì và làm người trung gian xứng đáng cho tiến trình dân chủ hoá đất nước bước lên những bậc cấp đầu tiên của Xã hội Công dân Việt trên không gian mạng xã hội.
Ngược lại, nếu, những diễn đàn-quảng trường dân chủ đa chiều là thực sự KHÔNG THỂ CÓ nữa, thì, một tiến trình như đang diễn ra liệu có xứng đáng được kiều mỹ vinh danh là tiến trình hướng đến một xã hội Dân chủ tốt đẹp hơn cái xã hội đồng ý/nhất trí hiện nay đang được những người cộng sản vỗ về/bảo bọc ?
Chú thích:
[1] xem Trần Văn Tích QYHD/9 Bệnh Lý Tâm Thần Của Vũ Ánh và Nguyễn Hưng Quốc tại Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y Hiện Dịch VNCH 
* Bài “VNTB – Sự xuất hiện và vai trò của ‘Net.People’” được VNTB trích đăng từ chỉnh thể loạt bài gồm 8 phần: “Net-People” & HẤP LỰC” của tác giả Tôn Trọng Dân gửi đến báo.
* “Tòa soạn VNTB chúng tôi đặt thêm tiểu tựa, hoặc chỉnh sửa tiểu tựa đã có sự thống nhất với tác giả.”
* Bài viết phản ánh quan điểm và cách viết của tác giả Tôn Trọng Dân.

Tin bài liên quan:

Kết quả chuyến đi Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng: Không ngoài “dây rốn” Trung hoa?

Phan Thanh Hung

VNTB – Cái gì chứng minh Hấp lực và tạo nên Hấp lực?

Phan Thanh Hung

VNTB – Giai cấp hay Quyền lợi: cái nào đang nhạt phai?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo