VNTB – Tại sao Trung Quốc nhún nhường trước biển Hồng Hải?

Hoàng Hải (VNTB) Bắc Kinh hiện nay có thể sẵn sàng cho một thỏa hiệp với Seoul trong biển Hoàng Hải để tiếp tục củng cố vị trí của mình ở Biển Đông. Dù thế, giải quyết tranh chấp bãi đá ngầm Ieodo/Suyan cũng có thể làm giảm tiềm năng tham gia của Hàn Quốc đối với Biển Đông, làm xói mòn sức mạnh của Mỹ trong khu vực bằng cách thúc đẩy sự căng thẳng trong liên minh an ninh Mỹ-Nhật Bản-Hàn Quốc, một nghiên cứu được đăng tải trên Stratfor cho biết.

Thuyền đánh cá Trung Quốc trong vùng biển Hoàng Hải bị bao quanh bởi các tàu bảo vệ bờ biển Hàn Quốc vì bị cáo buộc xâm lấn vào lãnh hải. Ảnh: PARK Young-chul / AFP / Getty Images
Dự báo

Trung Quốc có thể nhượng bộ với Hàn Quốc trong cuộc đàm phán sắp tới về tranh chấp biên giới biển của họ.

Bắc Kinh muốn mở rộng mối quan hệ với Seoul để phá vỡ cấu trúc liên minh Mỹ-Hàn Quốc-Nhật Bản.

Bắc Kinh sẽ khuyến khích các cuộc đàm phán song phương với các bên tranh chấp hàng hải khác.

Căng thẳng lãnh hải

Căng thẳng vẫn còn cao ở Biển Đông với sự quan tâm lớn của khu vực và quốc tế. Nhưng những tranh chấp khu vực Đông Nam Á chỉ là một phần của xu hướng rộng hơn ở Thái Bình Dương. Khi Trung Quốc ngày càng là một thế lực mạnh trong khu vực, ảnh hưởng đến hiện trạng trên khắp châu Á và nó mang ý nghĩa địa chính trị. Sự trỗi dậy của Bắc Kinh đang tác động đến nhiều ranh giới biển đã từng được tuyên bố hoặc đã bị bỏ qua.
Một trong số cuộc tranh chấp đó là giữa Trung Quốc và Hàn Quốc với cái gọi là Bãi đá ngầm Ieodo/Suyan. (Seoul gọi nó Ieodo, Trung Quốc gọi nó Suyan Rock và cộng đồng quốc tế đề cập đến nó như là Socotra Rock.) Địa điểm này nhiều lần gây ra sự căng thẳng kể từ những năm 1990, dẫn đến các cuộc đụng độ bạo lực giữa ngư dân và các tàu bảo vệ bờ biển. 

Tuy nhiên, Bắc Kinh hiện nay có thể sẵn sàng cho một thỏa hiệp với Seoul trong biển Hoàng Hải để tiếp tục củng cố vị trí của mình ở Biển Đông. Dù thế, giải quyết tranh chấp bãi đá ngầm Ieodo/Suyan cũng có thể làm giảm tiềm năng tham gia của Hàn Quốc đối với Biển Đông, làm xói mòn sức mạnh của Mỹ trong khu vực bằng cách thúc đẩy sự căng thẳng trong liên minh an ninh Mỹ-Nhật Bản-Hàn Quốc.

Vùng nước tranh chấp

Đại diện Hàn Quốc và Trung Quốc sẽ gặp nhau và đàm phán trong tháng mười hai nhằm phân định biên giới hàng hải của họ trong vùng biển Hoàng Hải – đàm phán cũng sẽ xác định quyền sở hữu của bãi đá ngầm Ieodo/Suyan. Tranh chấp này là không giống như nhiều vụ tranh chấp hàng hải châu Á khác, mà thường tập trung vào các đảo, vì bãi đá ngầm Ieodo/Suyan không phải là một hòn đảo đơn thuần mà là một vùng đá ngập nước – cách mặt nước biển 4,6 mét, cách đảo Marado (Hàn Quốc)  80 hải lý và đảo Sheshan (Trung Quốc) 155 hải lý, 149 hải lý tính từ đảo Torishima (Nhật Bản).

Điều này làm cho nó khác biệt trong luật pháp quốc tế: quyền sở hữu của các vùng đất nhỏ sẽ không xác định sở hữu thực tế của lãnh thổ.  

Cụ thể, vì là vùng chìm trong nước, nên bãi đá ngầm Ieodo/Suyan không cung cấp bất kỳ quyền đặc biệt nào về lãnh thổ. Thay vào đó, xác định quyền lãnh thổ đối với bãi đá ngầm Ieodo/Suyan sẽ dựa vào cách vùng lãnh hải được phác họa bởi mỗi nước. Hàn Quốc tuyên bố Ieodo nằm trong thềm lục địa của mình, và nó nằm trong giáp điểm giữa Trung Quốc và Hàn Quốc. Trung Quốc tuyên bố rằng Bãi đá ngầm Ieodo/Suyan nằm trên thềm lục địa kéo dài từ đất Trung Quốc, do đó nó phải nằm trong đặc quyền kinh tế của Trung Quốc.

Tranh chấp hàng hải ngày càng trở nên phổ biến ở Đông Nam Á. Bắt nguồn từ những năm 1990 khi nhiều quốc gia phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), trong đó mở rộng phạm vi các khu đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý. Dẫn đến sự gia tăng tranh chấp song phương và đa phương, buộc các quốc gia tranh giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại.

Các nguyên tắc hình thành từ đơn phương

Bãi đá ngầm Ieodo/Suyan là khu vực chứng kiến sự va chạm bạo lực giữa các tàu đánh cá Trung Quốc và tàu bảo vệ bờ biển Hàn Quốc, bao gồm cả sự cố trong năm 2011 và năm 2014 gây ra sự tử vong. 

Sau nhiều năm thảo luận mà không có giải pháp cho vấn đề lãnh thổ, trong năm 2003, Hàn Quốc đã hoàn thành một cụm công trình xây dựng trên Bãi đá ngầm Ieodo/Suyan, trong đó bao gồm một sân bay trực thăng cũng như một trạm thủy văn và thời tiết. Trong năm 2013, Trung Quốc đơn phương mở rộng Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Hoa Đông, đưa Bãi đá ngầm Ieodo/Suyan vào trong vùng quản lý của Trung Quốc. Hàn Quốc phản ứng bằng cách mở rộng ADIZ riêng của mình chồng lên vùng Bãi đá ngầm Ieodo/Suyan. (Trước năm 2013, bãi đá ngầm Ieodo/Suyan chỉ nằm trong vùng ADIZ của Nhật Bản.) 

Trong năm 2014, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhất trí rằng Seoul và Bắc Kinh sẽ bắt đầu các cuộc thảo luận chính thức về biên giới biển của họ trước khi kết thúc năm 2015. 



Và các cuộc đàm phán sẽ bắt đầu trong tháng này. Mặc dù các cuộc đàm phán như vậy có thể mất nhiều năm để hoàn thành, nhưng nó là một sự khuyến khích đối với Trung Quốc bởi nó sẽ thúc đẩy đàm phán với Hàn Quốc và cung cấp một giải pháp hòa bình hơn trong tranh chấp. 

Trung Quốc từ lâu sử dụng chiêu bài song phương với các tranh chấp hàng hải của mình. Bằng cách cho thấy một sự sẵn sang trong thỏa hiệp với Hàn Quốc, Trung Quốc sẽ gửi một tín hiệu để phản ánh chính sách của mình trên toàn châu Á rằng, Bắc Kinh có thể nhượng bộ vì lợi ích chung. 
Bãi đá ngầm Ieodo/Suyan là một ngư trường quan trọng và có thể nằm có trữ lượng mỏ dầu và khí đốt tự nhiên. Vị trí của nó quan trọng hơn đối với an ninh hàng hải của Hàn Quốc hơn là đối với Trung Quốc, như Seoul mở rộng sự hiện diện hải quân của mình ở Cheju vừa để bảo vệ cách tiếp cận phía nam của mình và để giám sát hoặc ngăn chận các hoạt động hải quân và hàng hải của Bắc Triều Tiên đi vào. Điều này có thể làm cho Trung Quốc ít có khả năng có đường lối cứng rắn.

Hơn nữa, Trung Quốc đang làm việc để phá vỡ tam giác chiến lược giữa Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc, thông qua một sự kết hợp của các hoạt động quốc phòng, ưu đãi kinh tế và quan hệ chính trị. Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất đối với Hàn Quốc. Bắc Kinh đã có thể giúp Hàn Quốc quản lý các mối đe dọa đến từ Bắc Triều Tiên và việc phê chuẩn gần đây của Trung Quốc-Hàn Quốc về thỏa thuận thương mại tự do sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ kinh tế hai nước.Trung Quốc cũng đang đẩy Nhật Bản và Hàn Quốc theo đuổi một thỏa thuận thương mại Đông Bắc Á, nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác hơn là đối lập với Trung Quốc. Bằng cách cung cấp các nhượng bộ lãnh thổ Hàn Quốc, Bắc Kinh có thể tiếp tục làm giảm căng thẳng với Seoul lien quan đến tranh chấp Biển Đông. Điều này trái ngược với các nỗ lực của Mỹ.

Cuối cùng, có một tiền lệ cho những nhượng bộ của Trung Quốc. Khi Trung Quốc giải quyết một phần của biên giới biển của mình với Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ năm 2000, mặc dù tranh chấp hàng hải khác với Việt Nam vẫn còn. 
CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)