VNTB – Tập Cận Bình: hoàng đế thứ hai của Trung Quốc

VNTB – Tập Cận Bình: hoàng đế thứ hai của Trung Quốc

Khánh An dịch

(VNTB) – Tập Cận Bình đang theo bước chân của Tần Thủy Hoàng, cha đẻ của giấc mơ Trung Hoa hiện đại gây tranh cãi

 

“Hãy để Trung Quốc ngủ yên, vì khi thức dậy, nó sẽ làm rung chuyển thế giới.”

Hai thế kỷ trước đây, Napoleon Bonaparte đã cảnh báo thế giới, đặc biệt là thế giới phương Tây, về khả năng tiềm tàng của Trung Quốc. Bất chấp cảnh báo này, nhiều người phương Tây, đặc biệt là người Mỹ, đã phớt lờ lời nói của Napoleon.

Ngày nay, họ cảm thấy khó thích nghi với thực tế hiện tại, đó là, một quốc gia trỗi dậy kinh tế trong ba mươi năm, và giờ thách thức hiện trạng và mong muốn lãnh đạo toàn cầu.

Điều này xuất phát từ sự thiếu hiểu biết và thiếu sự công nhận của các nhà hoạch định chính sách phương Tây về lịch sử Trung Quốc và vai trò gia tăng của quốc gia này trong hiện nay.

Trong hầu hết 5.000 năm qua, Trung Quốc là trung tâm của sự giàu có, văn hóa, công nghệ và quyền lực được hỗ trợ bởi các đế chế hùng mạnh. Thế kỷ 19 – 20 chỉ là những biến dạng ngắn hạn.

13 triều đại trong suốt 5.000 năm, hầu hết được cai trị bởi các triều đại Hạ, Thương, Chu, Tần và Hán, tất cả đều cam kết xây dựng một Trung Quốc thống nhất và hùng mạnh hơn. Những thời kỳ dài của triều đại cung cấp sự ổn định rất cần thiết và khả năng duy trì di sản trước đó.

Tuy nhiên, trong hầu hết lịch sử, Trung Quốc cũng đã phải vật lộn để vượt qua nhiều khó khăn do hạn chế về địa lý và tư tưởng khác nhau của các dân tộc. Những khó khăn này đã ngăn cản Trung Quốc đi đến danh tiếng toàn cầu. Trong khi phương Tây đạt được sự thịnh vượng lớn nhất sau khi ủng hộ trật tự tự do sau Chiến tranh thế giới thứ hai, và sự trỗi dậy của tinh thần Trung Quốc trong giấc mơ Trung Quốc hiện đại hay trật tự thế giới Trung Quốc phần lớn là kết quả của một di sản và tầm nhìn từ một người: Tần Thủy Hoàng.

Biến ý tưởng Trung Quốc thành hiện thực

Hai biểu tượng vĩ đại nhất về thành tựu lịch sử của Trung Quốc là Vạn Lý Trường Thành và đội quân đất nung. Cả hai được tạo ra từ một trong những nhân vật cực đoan nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Tần Thuỷ Hoàng là một nhân vật quan trọng trong lịch sử Trung Quốc và là nhân vật gây tranh cãi nhất. Ông là Vua Tần thời Chiến Quốc, người đã đánh bại sáu quốc gia khác ở Trung Quốc trong một cuộc chiến tàn khốc, và sau đó trở thành hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Quốc vào năm 221 trước Công nguyên.

Sau khi thống nhất Trung Quốc, ông chia Trung Quốc thành 36 khu vực, và sau đó thực hiện một loạt cải cách lớn để cải cách đất nước, như các ký tự (ngôn ngữ) mới, các loại tiền tệ mới và một hệ thống đo lường mới.

Ông đã phát triển toàn diện hệ thống thi tuyển quan lại, đây là một hệ thống ưu tú thu hút nhân tài từ khắp mọi miền đất nước.

Sau khi kết nối Trung Quốc về văn hóa, kinh tế và chính trị thông qua một ngôn ngữ, một đồng tiền và một hệ thống, ông tiếp tục liên lạc với Trung Quốc về cơ sở hạ tầng. Ông đã thực hiện nhiều dự án xây dựng lớn, như Vạn lý trường thành, để bảo vệ đất nước khỏi các cuộc tấn công ở khu vực phía bắc. Đây là dự án cơ sở hạ tầng đầu tiên trên thế giới, với mức độ phức tạp và sử dụng tài nguyên đáng kinh ngạc.

Dự án quan trọng thứ hai là hệ thống kênh đào Linh Cừ, kết nối sông Tương và sông Li. Vào thời điểm đó, đây là một vấn đề lớn vì nó cho phép vận chuyển nước giữa Bắc và Nam Trung Quốc. Lý do chính để xây dựng kênh đào là để cung cấp nguyên liệu cho đội quân của Tần Thuỷ Hoàng chiếm đánh toàn cõi Trung Quốc, từ đó giúp nó mở rộng sang Tây Nam Á.

Tần Thuỷ Hoàng đã xây dựng một hệ thống đường bộ khổng lồ, kết nối hầu hết các khu vực của Trung Quốc với một lăng mộ. Lăng được bảo vệ bởi đội quân đất nung kích thước thật. Tần Thuỷ Hoàng trở thành hình mẫu cho các hoàng đế Trung Quốc tương lai.

Tần Thuỷ Hoàng được các thế hệ tương lai coi là một nhà cai trị độc đoán. Ông nắm quyền sinh sát ở Trung Quốc với một triết lý duy nhất gọi là hệ thống pháp trị. Ông đã cấm và đốt nhiều sách và chôn sống Nho sĩ, những người đặt câu hỏi về ý thức hệ của ông. Tần Thủy Hoàng bị hoang tưởng, đặc biệt là đối với các học giả và trí thức, những người mà ông ta cho rằng là gánh nặng cho xã hội.

Nhưng ngày nay, di sản của Tần Thuỷ Hoàng đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự ổn định, thịnh vượng và động lực trẻ hoá Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện đại đã lấy cảm hứng từ tầm nhìn và sự tàn nhẫn của ông ta để đưa ra các lãnh đạo kế vị như Tần Thuỷ Hoàng. Một nhà lãnh đạo đặc biệt gần như theo bước chân của Tần Thủy Hoàng, đó là Tập Cận Bình.

Tần Thủy Hoàng “Tái sinh”

Khi Tập Cận Bình được chọn là người kế vị của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, thế giới đã suy nghĩ về phong cách lãnh đạo mà ông ta sẽ thể hiện. Một trong những cách tốt nhất để đánh giá phong cách của người dẫn đầu là quan sát quá khứ, sự giáo dục và môi trường xung quanh của ông ấy, từ đó định hình tính cách của anh ta. Nếu một người đã trải qua nhiều khó khăn, thì bất kể hậu quả, ông ta có thể đưa ra một quyết định táo bạo.

Hầu hết thời thơ ấu của Tập Cận Bình được trải qua trong cuộc sống khó khăn và chăn cừu ở vùng nông thôn Thiểm Tây, khác với cuộc sống xa hoa của các hoàng tử đỏ Trung Quốc khác. Tây An, thủ phủ của tỉnh Thiểm Tây, có liên quan mật thiết với Tần Thủy Hoàng. Đây không chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, bởi vì nó là thủ đô của nhà Tần và đội quân đất nung Tần Thủy nổi tiếng. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi phong cách lãnh đạo của Tập Cận Bình rất giống với phong cách của Tần Thủy Hoàng.

Năm 2017, Tập Cận Bình hình dung Trung Quốc sẽ phát triển như thế nào dưới sự cai trị của mình. Lần đầu tiên trong lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc, khái niệm lãnh đạo tập thể đã bị từ bỏ, và Tập Cận Bình được nhất trí bầu làm Chủ tịch trọn đời.

Thứ hai là việc thành lập và thúc đẩy “Tư tưởng Tập Cận Bình”, chủ yếu tập trung vào ba điều: thiết lập quan hệ quốc tế dựa trên công lý, công bằng và không có liên minh quân sự.

Thứ ba, thay thế các tư tưởng truyền thống của phương Tây bằng các giá trị của Trung Quốc và đóng vai trò quyết định trong các vấn đề quốc tế.

Cuối cùng, chính sách đối ngoại của Trung Quốc sẽ bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của Trung Quốc.

Điều này đại khái dựa trên niềm tin của pháp trị nhà Tần, thời kỳ nhà nước không chịu bất kỳ trách nhiệm với người dân liên quan đến hậu quả của quyết định của người đứng đầu. Hơn nữa, Tập Cận Bình tin rằng ở Trung Quốc, không có chỗ cho thử nghiệm chính trị hay giá trị tự do trong xã hội dân sự và nhân quyền phổ quát.

Giống như hoàng đế đầu tiên, Tập Cận Bình đã thể hiện tham vọng của các siêu cường thông qua các dự án lớn như sáng kiến ​​Vành đai và Đường, nâng cấp các thành phố Trung Quốc thành các thành phố thông minh thông qua 5G (viễn thông thế hệ thứ năm) và trí tuệ nhân tạo,… Lôi kéo nhiều quốc gia vào hệ thống tài chính tham vọng của Trung Quốc.

Chỉ một vài năm trước, nhiều nhà quan sát Mỹ cũng tin rằng Trung Quốc sẽ chấp nhận trật tự tự do quốc tế và ở yên ở vị trí thứ hai. Nhưng các hoạt động hiện tại của Bắc Kinh ở Biển Đông, Hồng Kông và Đài Loan, và ở biên giới Ấn Độ đã cho thấy một bức tranh khác. Trung Quốc hy vọng sẽ mở rộng vai trò khu vực của mình bằng cách gây áp lực đầu tiên cho các bên khác, buộc họ chấp nhận quyền bá chủ của Bắc Kinh, đồng thời đẩy mạnh thách thức vai trò lãnh đạo toàn cầu của Hoa Kỳ trong tương lai.

Điều đáng chú ý là Tập Cận Bình không còn chỉ muốn cai trị Trung Quốc.

 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)