Việt Nam Thời Báo

VNTB – Thiên hạ luận: ỷ thế nên chơi kèo trên sao mấy ông trung ương?

Nguyễn Huỳnh

 

(VNTB) – Ở đây là ỷ thế chính trị của miền Bắc xã hội chủ nghĩa nên nhiều khi các nhà quản lý xứ Bắc tự cho mình cái quyền luôn ở thế kèo trên trong hầu hết phương diện.

 

Thuật ngữ kèo trên và kèo dưới dùng để nói đến tỷ lệ giữa hai đội bóng mà người chơi đặt cược trong 1 trận đấu. Khi nói đến kèo trên là nói đến đội mạnh hơn, kèo dưới là đội yếu hơn.

Ông bạn Đan Nam của người viết bài này là dân Trà Vinh, hiện đang sống ở Sài Gòn, bực dọc kể chuyện mấy lần liên tiếp nhận được cái tin nhắn, “Hãy cùng Bắc Giang vượt qua đại dịch Covid-19.  Mua đặc sản vải thiều Bắc Giang trực tuyến được doanh nghiệp bưu chính chuyển đến tận nhà trong 6 đến 48 giờ sau khi thu hoạch khắp mọi miền tổ quốc…”.

Ông bạn Đan Nam ‘làm một hơi’ để xả-xú-páp:

“Ủa là sao? Trong khi cả Sài Gòn đang chung tay giải cứu khoai lang tím của bà con nông dân miền Tây, giá khoai rẻ như bèo chỉ 2 ngàn đồng 1 kg, đâu đâu cũng giăng băng rôn kêu gọi mọi người ủng hộ khoai lang tím cho bà con nông dân đang khốn khổ vì ‘được mùa thì mất giá’ với dịch con cúm Tàu mà chẳng thấy có tin nhắn nào hô hào người dân ủng hộ giải cứu bà con nông dân miền Tây giùm cái.

Hỏng lẽ có phân biệt vùng miền trong này ta?

Khó hiểu quá à!

Tội nghiệp mấy củ khoai lang tím,vì trót sinh ra ở miền Tây nên bị đối xử ghẻ lạnh thờ ơ.

Tụi bây tự xử tự cứu với nhau đi nhé, chết thì ráng chịu.

Tội nghiệp luôn cho bà con nông dân miền Tây quê tui quá, nhưng cũng đỡ tủi vì dân Sài Gòn vốn hào hiệp nghĩa tình mà, sẵn sàng giúp đỡ khi gặp cơn đại nạn, tui cũng được bạn tặng bịch 5 kg khoai tím, thôi ráng ăn cho hết, này ăn khoai xong đi ngủ chắc cũng mơ thấy khoai luôn”.

Mẫu tin nhắn “Mua đặc sản vải thiều Bắc Giang trực tuyến…” rõ ràng là một dạng của ‘quảng cáo’/ spam, nên lẽ ra cú pháp cần thiết phải có thêm ký tự theo quy định là viết tắt hai chữ quảng cáo và bỏ vào dấu ngoặc đơn (QC) vào trước câu.

Tuy nhiên đáng nói hơn là ở đây đã đan xen/ lồng vào đó một dạng thức của tin nhắn khuyến cáo dịch bệnh – kiểu của một cổ động chính trị ‘hai trong một’, với mở đầu là “Hãy cùng Bắc Giang vượt qua đại dịch Covid-19”.

Chủ một vựa trái cây ở Thủ Đức kể người mua dễ mủi lòng khi đặt mua vải thiều Bắc Giang theo lời kêu gọi qua tin nhắn kể trên, nên ít ai để ý rằng trái vải này chỉ là đặc sản khi trồng ở huyện Lục Ngạn.

Lúc Bắc Giang trở thành tâm dịch, cả 180.000 tấn vải thiều vẫn ‘nằm’ vườn chờ thu hái, tiêu thụ. Và ít ai để ý rằng giá vải thiều Lục Ngạn tại vườn đang dao động từ 20.000 – 30.000 đồng/kg (tùy loại), người dân địa phương còn khó có thể mua và ăn thoải mái thì lấy đâu ra vải mà ‘giải cứu’, hay mời gọi rao bán qua tin nhắn?

Vải thiều không chỉ trồng ở Lục Ngạn mà còn nhiều vùng khác. Tổng sản lượng vải thiều toàn tỉnh Bắc Giang năm nay vào khoảng 180.000 tấn, nghĩa là trừ đi 120.000 tấn của Lục Ngạn thì còn rất nhiều vải ở các vùng khác. Người nông dân ở các vùng có vườn vải đẹp thì thường sẽ mang lên Lục Ngạn tiêu thụ để được giá cao hơn.

Còn khoai lang tím xứ Vĩnh Long và miệt quê Đồng Tháp thì sao ta?

Tin tức cho biết, khoai lang tím giống Nhật được trồng nhiều tại Vĩnh Long, và một phần nhỏ ở Đồng Tháp, tiêu thụ chủ yếu là xuất khẩu sang Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Nhật Bản, nên giờ ‘bị ùn ứ’ khi dịch bệnh bùng phát trở lại. Vì thế, giá nông sản này do thương lái mua chỉ còn khoảng 1.000 đồng/kg, người trồng lỗ nặng.

Chẳng thấy ‘bề trên’ nào ngoài Trung ương mặc dù toàn ăn gạo ngon của đồng bằng sông Cửu Long, song chẳng ai chịu khó ‘rao’ dùm khoai lang tím của xứ miền Tây…


Tin bài liên quan:

VNTB – Facebook sắp đến ngày tàn?

Phan Thanh Hung

VNTB – Luật minh bạch tài sản

Phan Thanh Hung

VNTB – Hiến pháp Việt Nam vẫn chưa thể hiện đầy đủ về quyền con người

Do Van Tien

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo