Việt Nam Thời Báo

VNTB – Tóm tắt đơn giản về bố láo và thực tế 

TS Phạm Đình Bá

 

 

(VNTB) – Nhà nước được cho là “của dân, do dân và vì dân”, nhưng trên thực tế, không có vị trí quyền lực nào trong nhà nước mà không là đảng viên.

 

Đầu tiên là thể chế xa dân. Trọng là nhân vật quyền lực nhất trong hệ thống chính trị bởi vì y là tổng bí thư ban chấp hành trung ương đảng. Đảng có hơn 5,3 triệu đảng viên, thống trị hoàn toàn tất cả các nhánh của cơ chế chính trị, xã hội, văn hóa, lực lượng quân sự, tòa án và các cuộc họp quốc hội.

Đảng cai trị theo cấu trúc kim tự tháp, với Trọng ở trên cùng và hơn 150 ngàn chi bộ cơ sở ở phía dưới.

Quốc hội có khoảng 499 đại biểu, được cho là cơ quan làm luật và đại diện cho dân. Nhưng trên thực tế, đại hội do đảng chi phối.

Nhà nước được cho là “của dân, do dân và vì dân”, nhưng trên thực tế, không có vị trí quyền lực nào trong nhà nước mà không là đảng viên.

Về lý thuyết, quân đội báo cáo đại hội thông qua quân ủy trung ương. Nhưng trên thực tế, người đứng đầu ủy ban này là Trọng, bí thư quân ủy trung ương. Điều đó có nghĩa là đảng có sự lãnh đạo trực tiếp của quân đội gồm khoảng 800 ngàn người. 

Việt Nam nói rằng đây là một quốc gia cai trị bằng pháp luật. Nhưng nhìn chung, “pháp quyền” thực sự là “đảng cai trị”. Đảng giám sát cơ quan tư pháp và các công tố viên.

Đảng thực thi kỷ luật nội bộ và lòng trung thành thông qua các ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương và thường không trừng phạt các đảng viên vi phạm pháp luật.

Tiếp đến là thể chế gần dân ở Canada. Chính quyền thành phố là cơ quan dân cử ở địa phương. Chính quyền nầy được tạo ra để cung cấp các dịch vụ được quản lý tốt nhất dưới sự kiểm soát của địa phương; từ dọn rác, xe buýt công cộng đến cứu hỏa, các trung tâm cộng đồng và thư viện. Doanh thu của chính quyền thành phố chủ yếu được tạo ra từ thuế nhà đất và một phần thuế mà tỉnh thu của dân.

Việc quản lý chính quyền địa phương được thực hiện bởi dịch vụ công cộng của thành phố. Nó bao gồm các quan chức và nhân viên được bổ nhiệm bởi một hội đồng dân cử và được tổ chức thành các phòng ban. Thành viên hội đồng là các chính trị gia được bầu vào chức vụ trong các cuộc bầu cử thành phố. Các ủy viên quản trị của các trường học và một số quan chức địa phương khác cũng được bầu chọn, bao gồm cả đại diện các công viên ở các thành phố. Các thành viên hội đồng thường không theo đảng phái và tranh cử với tư cách cá nhân, thay vì là thành viên của một đảng chính trị.

Tầm quan trọng của chức vụ thị trưởng không bắt nguồn từ việc có quyền về lãnh đạo chính quyền địa phương; mà đúng hơn như là người đứng đầu hội đồng thành phố. Thị trưởng có thể có địa vị cao; nhưng họ có rất ít quyền lực độc lập với hội đồng thành phố.

Giám đốc hành chính có thể được coi là quản trị viên thành phố. Chức vụ này tách biệt việc hoạch định chính sách với việc quản lý: việc hoạch định chính sách được giao cho hội đồng thành phố được bầu ra; giám đốc hành chính không được bầu. Giám đốc hành chính được bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước hội đồng thành phố. Tuy nhiên, người đó cũng có thể đưa ra khuyến nghị chính sách. Tương tự như vậy, hội đồng thành phố thường đưa ra những đề xuất liên quan đến quản trị.


 

 

Tin bài liên quan:

VNTB – Tổng bí thư “biết tuốt”

Baraju T. Ogelefecejo

(VNTB)-“Sinh nhật Hai Bà Trưng”: Ban Cán sự Đảng TP. Hà Nội dốt lịch sử

Phan Thanh Hung

VNTB – Câu chuyện hai người trẻ 

Phan Thanh Hung

1 comment

Nguyễn Tuấn Anh 16.12.2023 8:11 at 08:11

Chế độ ở Việt Nam là chế độ tại dân . Cũng có thể gọi là chế độ “do dân”, “bởi dân”. Nhưng nói gì thì nói, đây là chế độ tốt nhứt từ trước tới giờ . Vì dân đã loại bỏ TẤT CẢ các “chế độ” hoặc các tổ chức, tư tưởng chính trị khác để đưa chế độ này lên địa vị độc tôn . Và coi mòi họ hổNg có hứng thú với bất cứ 1 alternative nào . Cứ đọc bài về Đào Minh Quân ngay trên này là bít ngay í muh

Reply

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.