VNTB – Vài nét chấm phá từ cuộc đời tôi (bis 11)

VNTB – Vài nét chấm phá từ cuộc đời tôi (bis 11)

  

Ngụy Hữu Tâm

 

(VNTB) – Kỷ niệm của tôi ở tư cách là Moritzburger và những vấn đề liên quan

 

Tôi bắt đầu viết bài này vào những ngày đầu tháng mười một. Trời vẫn rả rích mưa nhưng đã có dấu hiệu ấm dần lên và những cơn mưa rào rơi rớt của các đợt gió mùa cũng phải chấm dứt để trời thu yên bình khô hanh trở lại. 

Thế nhưng trạng thái „bình thường mới“ mà đài báo liên tiếp tục rót vào tai và đập vào mắt, là cách tuyên truyền cố hữu của „đảng ta“ còn lâu mới trở lại được. Cũng là điều bắt buộc vì cả thế giới chịu cái cảnh cúm Tàu này chứ không chỉ riêng ta, nhưng khi nước nhà là dân chủ với tự do báo chí thì chắc chắn mọi người sẽ đỡ cảm nhận ngột ngạt hơn, chứ hôm qua lên quán bánh tôm Hồ Tây vốn nổi tiếng thế mà tôi với bạn Khải ngồi đó ở cái quán thơ mộng và rộng thênh thang đó đến trưa mới có một tốp bạn trẻ đến, chắc ăn sinh nhật hay lễ lạt gì đó, chứ bọn Moritzburger đang có mặt ở Hà Nội chắc chắn không dưới 50 người mà gọi mãi chẳng một ai chịu đến cho vui, vì lễ kỷ niệm 65 năm đi Đức lẽ ra phải tổ chức từ cuối tháng 9 mà đến nay vẫn chưa tổ chức được và chẳng ai dám nói tình hình từ nay đến cuối năm sẽ sáng sủa hơn chứ thành phố không bùng phát một đợt dịch mới.

Trường đại học tổng hợp Hà Nội củng tổ chức 65 năm thành lập nhưng cũng sẽ chỉ ở dạng trực tuyến.    

Về nhà thì cậu con báo tin mừng. Số là một đêm cách nay hai tuần nó bị rơi mất cả di động lẫn ví, quay xe lại hỏi thì mọi người trả lời có trông thấy một cặp vợ chồng nhặt rồi mang di động đi mất. Về nhà thì bố mẹ an ủi „thôi của đi thay người“, thời buổi này tìm đâu cho ra „người tử tế“ nữa. Nhưng cái khổ là không chỉ mất tiền mà bao nhiêu giấy tờ trong ví, cậu con chạy suốt thời gian đó vì chuyện thông báo cho các cơ quan hữu quan và làm thủ tục xin lại mà chắc chắn sự việc phải kéo dài hàng tháng chưa nói những hệ quả tiếp theo. Thế mà vừa rồi cậu con được một anh bạn, cũng là sinh viên như nó, báo trên facebook là đã nhặt được ví kèm tất cả các giấy tờ, anh còn cẩn thận trưng tất cả các giấy tờ đó lên. Thật hú vía cho cậu con, và niềm an ủi cho cả nhà, không nên nhìn sự đời quá u ám, may quá trong xã hội ta bất chấp các quan tham là đa số, vẫn còn rất nhiều người tử tế.                

Đọc báo mạng, thấy những bài sau đáng chú ý xin giới thiệu cùng bạn đọc: 

Đã cổ súy “phê – tự phê” thì hãy cho phép báo chí tư nhân hoạt động

(VNTB) – Báo chí tư nhân sẵn sàng ‘điểm mặt’, bất chấp đảng viên ấy ‘gốc gác’ ra sao khi đã không “thực hành phê bình và tự phê bình đúng đắn

 Luật sư người Nhật có cái tên Việt là Giàng A Thái (Hirota Fushihara) đã nhận xét đầy ‘châm chích’ về giới báo chí Việt Nam. Có ai đó nói: “Không thấy báo Việt Nam nào đăng tin về việc một vị bộ trưởng ăn thịt bò dát vàng siêu đắt tiền. Đó chính là sức mạnh của “Vietnam Journalism”

ĐCSVN luôn “nói dzậy mà không phải dzậy” mà, ai mà chẳng hiểu. Lũ sắt máu ấy.

HRW kêu gọi Mỹ gây sức ép với Việt Nam tại đối thoại nhân quyền 

 “Chính phủ Hoa Kỳ cần gây sức ép để Việt Nam có các hành động rõ ràng nhằm cải thiện nhân quyền, bắt đầu bằng việc phóng thích vô điều kiện và ngay lập tức các nhà hoạt động nhân quyền,” ông Phil Robertson, phó giám đốc Ban Á châu của HRW nói trong một thông cáo mà tổ chức này đưa ra hôm 8/11. Ông Robertson cáo buộc Việt Nam “chà đạp lên nhân quyền khi bắt giữ các nhà hoạt động với các cáo buộc nguỵ tạo rồi thẩm vấn khắc nghiệt trong thời gian giam giữ họ hàng tháng trời không có luật sư bào chữa.”

Mỹ sắp thực hiện sáng kiến B3W đối trọng “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc 

Mỹ có kế hoạch đầu tư vào 5-10 dự án cơ sở hạ tầng lớn khắp thế giới theo sáng kiến B3W nhằm đối trọng sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc.

Hãng Reuters dẫn lời một quan chức cấp cao Mỹ ngày 8-11 cho biết Washington có kế hoạch đầu tư vào 5-10 dự án cơ sở hạ tầng lớn trên khắp thế giới từ tháng 1-2022.

Kế hoạch trên của Mỹ được tiến hành theo khuôn khổ sáng kiến G7 nhằm đối trọng sáng kiến “Vành đai và Con đường(BRI) của Trung Quốc.

Fulbright VN hủy sự kiện sách của cựu Đại sứ Mỹ vì ‘ai đó không thích’?

Sự kiện trực tuyến chia sẻ về cuốn sách “Nothing Is Impossible” (Không gì là không thể) của Cựu Đại sứ Mỹ Ted Osius ở Đại học Fulbright Việt Nam đột ngột bị hủy bỏ mà không có thông báo về nguyên do khiến nhiều người thắc mắc.

30 năm Bức tường Berlin sụp đổ: Cựu TBT Đông Đức oán lãnh đạo Liên Xô Gorbachev

Bức tường Berlin được mở toang một cách tình cờ vào hôm 9/11, khi một quan chức trong Đảng Cộng sản Đông Đức tuyên bố bất kỳ ai cũng có thể rời đi

Ngoại giao quyền lực mềm của Biden và phong trào dân chủ Việt Nam

Đã hơn một năm từ khi ông Joe Biden đắc cử vào vị trí tổng thống Mỹ. Đến thời điểm này, từ khóa đã trở nên nổi bật trong chính sách ngoại giao của ông là “quyền lực mềm” (soft power), được nhắc đến hầu như ở mọi diễn đàn ngoại giao có sự góp mặt của Mỹ: từ việc kết thúc “cuộc chiến vĩnh viễn” (forever war) ở Afghanistan đến việc tái tổ chức các mối quan hệ ngoại giao xuyên Đại Tây Dương, cũng như việc dịch chuyển trọng tâm ngoại giao chiến lược sang khu vực Á châu.

Nhân ngày Pháp luật Việt Nam 9/11 Suy ngẫm về Luật pháp Việt Nam

Bộ Luật Hồng Đức kết hợp hài hòa giữa Văn hóa và

Pháp luật. Đây là một trong các nguyên nhân cốt lõi làm Đại Việt

thời vua Lê Thánh Tông trở thành một cường quốc

Lịch sử cho thấy, luật pháp phù hợp với xu thế phát triển sẽ có tính trường tồn và thúc đẩy Quốc gia tiến bộ. Bộ luật Dân sự Napôlêông năm 1804, nay vẫn hiệu lực nhờ nguyên tắc: Mọi người đều bình đẳng với pháp luật dân sự”; Quyền tự do ký kết, tính bắt buộc, tính bền vững hợp đồng, Quyền tư hữu tài sản thiêng liêng, đều được pháp luật bảo vệ”. Đây là tiền đề thay thế luật pháp phong kiến và thúc đẩy nước Pháp bước sang thời đại mới. Hiến pháp Hoa Kỳ ban hành năm 1776, đến năm 2020 là 244 năm vẫn hiệu lực, nhờ đó, xã hội Mỹ từ thuộc địa của Anh trở thành cường quốc số 1.  

Ông chủ của Hàng không VietJet có liên quan Hồ sơ Panama

 (VNTB) – Hồ sơ Panama có tên  của Bà chủ hãng Hàng không VietJet Nguyễn Thị Phương Thảo, ông Nguyễn Thanh Hùng, và em trai là ông Nguyễn Cảnh Sơn.

Người ta chỉ xem thường người Việt thôi… 

Chuyên gia kinh tế Lâm Minh Chánh kể lại cuộc gặp gỡ GS Nguyễn Văn Tuấn – người gốc Việt đầu tiên được bầu vào Viện Hàn lâm Y học Úc: 

Người Trung Quốc bình luận về giải Nobel văn 2009 

Cuối cùng thì cơn khát giải Nobel của cả tỷ người Trung Quốc đã được giải toả khi giải Nobel Văn học năm 2012 được trao cho một đồng bào của họ — nhà văn Mạc Ngôn. Trước đó, hàng năm, mỗi lần đến “Mùa Nobel”, họ đều ngạc nhiên và thất vọng vì chờ đợi mãi mà vẫn chưa thấy công dân Trung Quốc nào được trao giải. Không năm nào dư luận nước này không bình luận, tranh cãi om xòm về chuyện này.

Việt Nam vẫn mở cửa dù dịch đang đe dọa

 Kể từ đầu dịch đến ngày 6-11, Việt Nam có 961.038 ca nhiễm, đứng thứ 38/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 151/223 quốc gia và vùng lãnh thổ với bình quân cứ 1 triệu người có 9.756 ca nhiễm.

Animal Farm 

Trong mấy ngày này tôi tự dưng nhớ đến cuốn tiểu thuyết bất hủ “Trại súc vật” (Animal Farm) của văn hào George Orwell. Tôi mê cuốn này lắm vì lý do đơn giản là … học tiếng Anh. Nhưng câu chuyện trong cuốn tiểu thuyết rất đáng nhớ và học trong các cuộc đổi đời. Ở Mỹ, học sinh trung học đều học cuốn này và phải viết luận văn về Animal Farm. Ở VN ít học sinh có dịp đọc cuốn này, và kể ra thì cũng đáng tiếc. Nhưng nếu đọc thì sẽ thấy sao những gì mô tả giống với tình hình thực tế?

Trại Súc Vật (Animal Farm) là một tác phẩm bất hủ của văn hào George Orwell, xuất bản lần đầu năm 1945. Tác phẩm được sáng tác theo phong cách truyện ngụ ngôn, mô tả một cuộc cách mạng ở nông trại Manor của ông Jones. Cuộc cách mạng chống lại ông Jones do các con heo lãnh đạo, nhưng những gì xảy ra sau đó cho thấy chính các con heo này trở thành độc đoán và hủ bại. Những câu chuyện, những mẫu đối thoại, những vai trò của các con heo trong Trại Súc Vật rất giống với những gì diễn ra ở các quốc gia theo thể chế toàn trị, và chính điều này làm cho tác phẩm trở nên kinh điển.

Duterte đoạn đành với Trung Quốc, Hà Nội vẫn “sợ” Bắc Kinh 

Nếu các lãnh đạo Việt Nam cứ nghĩ rằng dựa vào Trung Quốc để phát triển kinh tế thì câu chuyện Philippines dưới thời Duterte là đã quá rõ. Và để bảo vệ an ninh biển đảo thì Philippines cũng phải quay trở lại với Mỹ để nhờ Mỹ giúp đỡ. Đây có thể sẽ là gợi ý chính sách cho chính quyền Việt Nam, vì dù có quan hệ với Trung Quốc tốt đến mấy, tham vọng chiếm biển đảo của Việt Nam sẽ không bao giờ hết đối với các lãnh đạo Trung Quốc. Hành động của Trung Quốc cho chúng ta biết điều đó.

Đại dương: Chủ đề lớn gần như bị quên lãng tại hội nghị Khí hậu COP26 

Hội nghị Khí hậu của Liên Hiệp Quốc (COP26) đang diễn ra tại Glasgow, Scotland. Rất nhiều kỳ vọng được đặt vào COP26, như cơ hội cuối cùng giúp nhân loại giữ được nhiệt độ Trái đất không tăng quá 1,5°C. Tuy nhiên, trước và trong hội nghị, giới khoa học, giới bảo vệ môi trường liên tục cảnh báo về việc «Đại dương» là một chủ đề lớn «bị quên lãng» tại dịp hội nghị hệ trọng này.

Đại dương chính là nơi hấp thu nhiệt trong khí quyển và khí thải, gây hiệu ứng nhà kính, quan trọng số một của hành tinh. Tương lai nhân loại liên hệ mật thiết với «đại dương». Theo nhiều chuyên gia, điều vô cùng đáng tiếc và nguy hiểm là chủ đề này gần như bị quên lãng tại thượng đỉnh Khí hậu COP26 (diễn ra từ ngày 31/10 đến 12/11/2021).

Cựu lãnh đạo tình báo Nguyễn Duy Linh khai nhận 5 tỷ VND để rồi nhận án 14 năm tù

TAND TP Hà Nội vào ngày 6/11 tuyên phạt Nguyễn Duy Linh, nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Tình báo, Bộ Công an, 14 năm tù về tội “Nhận hối lộ”. 

Truyền thông Việt Nam đưa tin bị cáo Nguyễn Duy Linh, 50 tuổi, xin phép vắng mặt tại phần tuyên án “vì lý do sức khỏe”.

Việt Nam: Mạng xã hội nói về vụ thuốc giả và cho rằng Bộ Y tế ‘thiếu trách nhiệm’

Tin Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường bị khởi tố và nguyên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bị đề nghị kỷ luật liên quan đến việc cấp phép, lưu hành thuốc giả đang hâm nóng mạng xã hội. 

Ông Trương Quốc Cường hôm 3/11 bị khởi tố vì thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng khi cho phép nhập khẩu và tiêu thụ tại Việt Nam bảy loại “thuốc giả nhãn mác” trong thời gian ông giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý dược.

Why is there a Vietnamese temple worshipping Ma Yuan 

Question: Why is there a Vietnamese temple worshipping Ma Yuan? Could that be solid proof to prove that the Vietnamese are partly Chinese?

Thủ tướng Trudeau muốn Giáo hoàng xin lỗi về vụ hố chôn trẻ em bản địa

Không có sự ác nào mà bọn cuồng tín công giáo

không dám làm; kể cả hiếp dâm, giết tập thể, chôn sống trẻ em,

được phát hiện tại Canada.

Luận về hai chữ Tri thức và Trí thức 

Thời xa xưa, dân Việt Nam đai đa số làm nghề nông, sinh sống hầu hết ở nông thôn. Số người đi học rất hiếm hoi. Vì thế, học sinh được xếp đứng đầu trong năm giới: sĩ, nông, công, thương, binh! Thời xa xưa đó, phải chờ ba năm mới có một cuộc thi Hương để chọn các Cử Nhân. Một năm sau có kỳ thi Hội, thi Đình để chọn các Tiến Sĩ. Con số người đỗ trong mỗi cuộc thi không tới một phần trăm số người ứng thí. Cả nước chỉ sản xuất mỗi ba năm chừng chục vị tiến sĩ! 

Quan hệ Mỹ-Trung-Nga sau 1990 và dự báo xu hướng thời gian tới

Tam giác chiến lược là “mối quan hệ giữa 2 trong 3 nước thuộc tam giác sẽ định hình các lợi ích chiến lược của nước thứ ba và bị những lợi ích đó chi phối; những lợi ích chiến lược này bao gồm mục tiêu áp đặt trật tự toàn cầu theo ý một nước, tạo ra mâu thuẫn và thúc đẩy tranh giành quyền lực giữa chính các nước nay”.

Miếng thịt bò dát vàng của ngài bộ trưởng chưa phải là thứ đáng để nổi giận

Những kêu gọi về công đoàn độc lập chỉ nhằm lật đổ chế độ cộng sản? 

Một vài cơ quan truyền thông của Việt Nam cho rằng kêu gọi thành lập công đoàn độc lập là hành vi của ‘án chính trị’, nằm trong nhóm tội phạm được quy định tại Chương XIII của Bộ Luật hình sự hiện hành.

Ám ảnh lật đổ?

Ngày 20-11-2019, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Bộ luật Lao động (sửa đổi), có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2021, trong đó quy định cho phép thành lập “tổ chức đại diện người lao động” tại doanh nghiệp ngoài công đoàn, trên cơ sở phù hợp với các quy định quốc tế về lao động và tuân thủ các hiệp định thương mại tự do mới mà Việt Nam đã tham gia.

Đừng thần thánh hóa công nghệ số! 

 (KTSG) – Tại dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025… đang được đưa ra để lấy ý kiến góp ý, một trong những mục tiêu nổi bật là “Phấn đấu đến năm 2025, tỷ trọng kinh tế số đạt 20% GDP”.

COP 26: Trái đất này là của chúng mình… 

Đấy là lời bài hát của các cháu thiếu nhi Việt Nam, cùng hát với thiếu nhi toàn thế giới, ước mong sao trái đất này hoà bình và đầy hương thơm  nắng tô mầu tươi thắm…[1]Nhưng câu hát này lại vang lên trong tôi khi ngồi theo dõi Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc năm 2021, Glasgow – Anh, 11-2021 (COP 26) và bài nói của Thủ tướng Phạm Minh chính tại hội nghị này.

Liên Hiệp Quốc báo động nạn buôn phụ nữ Việt Nam sang Ả Rập Xê Út

Tuyên bố của nhóm chuyên gia đăng trên website của Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc ngày 04/11/2021 báo động: 

Chúng tôi đang chứng kiến những kẻ buôn người nhắm vào phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam sống trong cảnh nghèo đói, nhiều người trong số họ đã lâm cảnh dễ bị tổn thương và bị gạt ra bên lề xã hội. Những kẻ buôn người hoạt động mà không bị trừng phạt”. 

Why do Koreans study Vietnamese recently?

I don’t know about any other Koreans’ reason, however, since I do fall into this category. My reasons are that

I have Vietnamese friends (and family) who showed me the value of genuine kindness and loyalty throughout my childhood to teenhood years. For that, I give my eternal gratitude, respect, and show the same courtesy to them which I strongly do honor that…

Các dự án nhà nước “thiết kế” vùng hạ lưu Mekong

Bởi Hạ lưu Mekong có địa hình đa dạng, chia cắt bởi rừng rậm, đầm lầy, sông ngòi, đất ngập úng nhiễm mặn… vì thế cần nhiều nhân lực để xây dựng hệ thống thủy lợi, thông tin liên lạc, khu định cư, xác lập chủ quyền lãnh thổ. Do vậy, vùng đất này chỉ có thể được thiết lập dựa trên các nhà nước tập quyền mạnh với nguồn lực phong phú. Chính vì thế, trong hơn ba thế kỷ qua, bàn tay sắp đặt của các dự án nhà Nam.nước đã góp phần “thiết kế” hình hài mới của vùng châu thổ, cho đến khi trở thành Nam Bộ của Việt 

Việt Nam: Vụ án quan chức tình báo Nguyễn Duy Linh ‘rất đặc biệt’

Hôm thứ Năm, nhiều báo chính thống cho hay cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an Việt Nam đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung vụ án đưa và nhận hối lộ liên quan đến Phan Văn Anh Vũ và bị cáo Nguyễn Duy Linh, cựu cán bộ thuộc Bộ Công an.

Nhà báo tự do Nguyễn Hữu Vinh, cựu Thiếu tá an ninh bình luận với BBC từ Hà Nội:

“Chiều nay vừa có thông tin cơ quan điều tra Bộ Công an đã có kết luận điều tra và đề nghị truy tố Nguyễn Duy Linh và hai đồng phạm vụ đưa, nhận hối lộ. Theo tôi phải nói đây là một vụ án thần tốc chưa từng thấy, vì việc khởi tố, khám xét, bắt giam Nguyễn Duy Linh cách đây mới có 10 ngày.

“Xin chưa bình luận tới tính chất pháp lý, tới hoạt động tố tụng như vậy có phù hợp hay không, mà tôi chỉ xin bàn về lý do tại sao lại “thần tốc”.

“Tôi cho rằng trường hợp ông Linh là rất đặc biệt bởi bản thân và gia thế của ông, lại rơi vào tình huống phải chịu bản án rất nặng nề (cao nhất là tử hình), nên không thể không có lo ngại sẽ có những can thiệp, thậm chí là cả hành động táo tợn làm hỏng quá trình điều tra, truy tố, xét xử.

“Mặt khác, vừa kết thúc cuộc bầu cử Quốc hội, sẽ có “nội các” mới, mà theo thông tin đồn thổi thì sẽ có kha khá thay đổi, theo dự kiến. Vậy việc đưa vụ án vào giai đoạn kết thúc sẽ có tác động nào đó tới một số vị trí trong bộ máy quyền lực. 

“Một vụ tưởng như không liên quan, là vụ Thủ Thiêm, dư luận đều biết là đang rất gai góc, nhưng mới đây đã có yêu cầu mạnh mẽ từ bên đảng là phải “khắc phục” một phần hậu quả (26 ngàn tỉ) cuối tháng 6, nếu không sẽ chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra. Vậy nếu làm mạnh vụ Nguyễn Duy Linh, sẽ đánh đi một tín hiệu về sức mạnh và độ quyết tâm chống tham nhũng, từ người lãnh đạo cao nhất, làm nhụt bớt ý chí của thế lực đen tối đang cản trở vấn đề xử lý vụ Thủ Thiêm.”

Là thằng bé ngu dại, tôi chỉ xin bình luận: “thằng Thu trước kia cũng chỉ biết hút xì-gà Cuba thôi”.

Tranh luận ‘chiếc bánh kinh tế’ quay lại TQ trước thềm Đại hội Đảng

Trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc ngày càng có dấu hiệu suy yếu, các chính sách của Chủ tịch Tập Cận Bình đang gặp phải những trở ngại khi ông theo đuổi mục tiêu “thịnh vượng chung”, hay nói cách khác là chia sẻ thành quả của sự phát triển.

Xây dựng thể chế, cải cách thể chế để nâng cao giá trị nội 

Quá cấp thiết phải xây dựng thể chế, cải cách thế chế – để nâng cao giá trị của cả trăm triệu người Việt. Để người Việt không phải bỏ nhiều vạn, triệu đô la cho sở hữu hộ chiếu nước ngoài. Để dòng tiền làm ra nơi đất Việt không bị dấu diếm chuyển ra ngoại quốc. Để người Việt không cần chi hàng chục hàng trăm triệu đô la mong nương nhờ giá trị ngoại. Để hàng vạn người Việt không còn ra đi bất hợp pháp. Để không nước nào chèn ép được Việt Nam.

Bàn về chủ nghĩa xã hội và đảng cộng sản Việt Nam 

Rất cảm ơn anh Đào Tiến Thi đã phản hồi quan điểm của tôi, “Xây dựng Chủ nghĩa xã hội cũng được, miễn là không dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản!” với ý kiến, “Em lại ngược với anh Cù Huy Hà Vũ: Ai lãnh đạo cũng được, miễn là không xây dựng CNXH”.

Góp ý với TS Giáp Văn Dương 

Tôi vừa đọc bài Trí thức cận thần và trí thức độc lập của TS Giáp Văn Dương. Đó là một bài hay, rất đáng cho các trí thức tham khảo để chọn con đường hành động sao cho có hiệu quả cao trong mục tiêu ích nước lợi dân. Tuy vậy tôi cũng có một ý kiến nhỏ, xin bàn thêm cho rõ vấn đề về vai trò của trí thức trong cải cách xã hội.

Thăm châu Âu về, Thủ tướng sẽ xử Đoan Trang ra sao? 

Việt Nam thừa biết, châu Âu có hai nhược điểm: Cả tin và đã làm ăn thì “máu tham hễ thấy hơi đồng” là OK. Thủ tướng Phạm Minh Chính đang kêu gọi châu Âu đầu tư. Vì thế, chính quyền “hoãn binh”, chưa xử Phạm Đoan Trang, người được giải thưởng “Tác động” của RFS. Nhưng đi châu Âu về, liệu Đảng có cho xử nặng hơn không?

Lithuania nói EU phải ‘cảnh giác’ TQ sau khi Ngoại trưởng Đài Loan thăm bốn nước EU

Một thứ trưởng ngoại giao Lithuania nói các nước thuộc Liên hiệp châu Âu cần phải “đứng lên bảo vệ dân chủ” trước cách hành xử của Trung Quốc.

TS Vũ Minh Khương: Việt Nam ‘có khả năng học hỏi, lớn lên từ tổn thất’

Trong lúc diễn biến dịch bệnh Covid-19 đang được kiểm soát, các chuyên gia nhìn tới các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, cải cách thể chế ở Việt Nam giai đoạn cuối năm nay và sang năm 2022.

Từ chuyện Trung Quốc cấm sao nam nữ tính, đến áp lực của cái mác “nam tính”

Lưu lạiTháng 9 vừa qua, Tổng cục Phát thanh, Truyền hình Trung Quốc thông báo một số quy định về quản lý nghệ sĩ và chương trình truyền hình. Họ dùng cụm từ “nương pháo” để chỉ hiện tượng nam giới điệu đà, nữ tính, và coi đó là “mốt thẩm mỹ lệch lạc”. Với chính quyền nước này, các sao nam ẻo lả, ăn mặc và trang điểm kiểu nữ tính sẽ không được biểu diễn.

Đài Loan và Biển Đông trong bàn cờ chiến lược Mỹ-Trung 

Gần hai năm qua, Mỹ và thế giới phải tập trung đối phó với đại dịch Covid-19, với tổn thất nặng nề, làm hơn 664.000 người Mỹ chết. Trung Quốc đã nhân cơ hội đó gia tăng sức ép tại eo biển Đài Loan và Biển Đông, đặc biệt sau khi Mỹ rút quân khỏi Afghanistan, làm chính quyền Kabul sụp đổ nhanh chóng trước Taliban, như “Cú sốc Việt Nam” năm 1975. Tiếp theo bài AUKUS và QUAD trong chiến lược Indo-Pacific (Viet-studies, 19/10/2021), bài này sẽ phân tích vấn đề Đài Loan và Biển Đông trong bàn cờ chiến lược Mỹ-Trung.

Phản biện “điều không được  làm” 

Đó là Quy định về những điều đảng viên không được làm, gọi tắt là lệnh cấm, vừa được ban bố bởi QĐ 37 do TBT BCHTW ĐCSVN ký ngày 25 tháng 10 / 2021.

Đảng có điều lệ, quốc gia có luật pháp. Những thứ đó đủ để hướng dẫn và khống chế hoạt động và hành vi của đảng viên khi Đảng có tổ chức bình thường và sự lãnh đạo là đúng đắn. Thế mà phải ban hành thêm rất nhiều lệnh cấm. Việc đó chứng tỏ tổ chức của đảng đang rệu rã, sự lãnh đạo sai hoặc nhầm phương hướng. Đúng là “lạy ông tôi ở bụi này”.

Cải cách chạm trần

Thủ tướng đang có hàng loạt giải pháp “át chủ bài” để thực hiện Chương trình phục hồi, phát triển KTXH năm tới, đặc biệt là tăng GDP 6 – 6,5%, CPI 4%, sau khi kinh tế bị tác động bởi Covid-19.

Đã có quyền tự xuất bản sách, sao lại không được quyền tự xuất bản báo chí? 

Ý kiến người dân” nếu làm phật lòng ai đó, sẽ bị qui chụp tội hình sự, và cứ như vậy thì toà soạn báo chí nhà nước nào dám “liên kết” – như Điều 37 của Luật Báo chí.

Tấn công RFA, VOA, BBC, Chính phủ Việt Nam bỗng nhiên có… cờ! 

Sự kiện ba trang Facebook của Ban Việt ngữ ba cơ quan truyền thông quốc tế là RFA, BBC, VOA bị tấn công và bị đổi tên: RFA trở thành “Đảng Cộng sản Việt Nam muôn năm”, VOA thành “Đông Lào muôn năm”, BBC thành “Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại” đã đặt cờ vào tay Chính phủ Việt Nam. Đây là tình huống mà người Việt thường ví von: “Cờ đến tay ai người đó… phất”. Vấn đề là chờ xem họ sẽ phất loại cờ nào!

Dẫu cam kết

Khúc gân Đài Loan 

Vụ VTV cắt tiếng quốc ca Đài Loan trong trận đấu U23 diễn ra hôm 27.10 tại Kirgyzstan có vẻ đã chìm xuồng, với tôi thì không. Tôi đã xem kỹ video để xác định sự việc và vô cùng tức giận… 

58 năm nhìn lại ngày 1/11/1963 và suy nghĩ về ông Ngô Đình Diệm

Một ngày đầu tháng 11/1963, khi còn là một đứa trẻ bảy tuổi ở vùng quê Quảng Trị, tôi còn nhớ đến chuyện ông nội tôi thông báo rằng ông nghe tin là ông Diệm đã bị truất phế và bị giết.

“Hoa Kỳ hết sức quan ngại về việc một tòa án Việt Nam đã tuyên án nhiều năm tù với các nhà báo liên quan tới nhóm Báo Sạch gồm Trương Châu Hữu Danh, Nguyễn Phước Trung Bảo, Nguyễn Thanh Nhã, Đoàn Kiên Giang và Lê Thế Thắng, về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 BLHS,” thông cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 30/10 viết.

“Chúng tôi hiểu rằng nhóm nhà báo này tập trung đưa tin điều tra về tham nhũng và tất nhiên là đây không phải là tội. 

Nhóm chuyên gia của Liên Hiệp Quốc bác bỏ chứng cứ buộc tội Phạm Đoan Trang

Ngày 29/10/2021, nhóm chuyên gia nhân quyền độc lập của Liên Hiệp Quốc (LHQ) lên tiếng bác bỏ chứng…

Không Cần Các Hình Thức Tôn Giáo

Tôn giáo luôn luôn là một lĩnh vực gây nhiều tranh luận xưa nay. Con người cần nhìn rõ ràng hơn, minh triết hơn về sự khác nhau giữa hình thức tôn giáo (tu tướng) và tu tâm dưỡng tánh (tu tâm). Từ đó con người nhận ra sự khác biệt giữa người tu hành chân chính và cái áo choàng hình thức bên ngoài, mê tín, đạo đức giả mà nhiều người trong các tôn giáo đang mặc trên người, tu sĩ lẫn tín đồ…

Vẫn chưa được thoải mái hoạt động, chủ yếu phải nằm dài ở nhà nên tôi giở tờ báo giấy Geo số tháng 09.2021, chỉ mới chưa tới 2 tháng nay, ra đọc (xem hình 4), thấy bài hay ra trò: Wie gerecht ist Sprache-Ngôn ngữ công bằng đến đâu. Nói chuyện ngôn ngữ gieo bất bình đẳng giới tính. Tiếng Đức và hấu hết tất cả các tiếng châu Âu đều phân biệt giới tính, chủ yêu vì trước đây nhiều nghề quan trọng chỉ do nam làm như thầy thuốc, thầy giáo, bưu tá.. Nên ngày nay có xu hướng muốn loại bỏ điều này, nhất là ở giới trẻ, các cụ già mới ngại thay đổi. Ở ta, bài trước có nhắc cố TBT Trường Chinh độc đoán thế nào với chữ I. Rồi MR với „dân quân gái“ để „Việt hóa“ tiếng Việt. May quá tất cả các chuyện đó nay đã rơi vào quên lãng. Chỉ có độc tài là vẫn còn nên dân Việt chúng ta mới khổ đến thế. Nếu có sướng thì còn sướng hơn Afganistan với …Taliban, đang nói chuyện giới tính mà! ĐCSVN vinh quang mà lại chẳng hơn bọn khủng bố ư?    

Vẫn chưa được thoải mái hoạt động, chủ yếu phải nằm dài ở nhà nên tôi giở tiếp tờ báo giấy Geo số tháng 10.2021, chỉ mới đúng một tháng nay, ra đọc (xem hình 1), thấy bài rất hay: Rätsel der Physik Was ist wirklich Wie die Quantenforschung unser Weltbild infrage stellt-Điều bí ẩn của vật lý Cái gì là thật  Nghiên cứu lượng tử đặt vấn đề nghi vấn thế giới quan của chúng ta. Bài dài 16 trang với nhiều ảnh, phỏng vấn tới 4 nhà vật lý, và đi từ gốc là lưỡng tính sóng và hạt của các hạt cơ bản và thí nghiệm tưởng tượng của Schrödinger với con mèo trong hộp vừa sống lẫn chết để giải thích cho hàm sóng trong cơ lượng tử, vấn đề khó tưởng tượng nhất cho bất kỳ ai học vật lý. Bài cũng nhắc lại từ cơ học Aristot, qua cơ học cổ điển, điện động lực học đến thuyết tương đối và thuyết lượng tử, với những thay đổi cơ bản của thế giới quan của chúng ta khi các khái niệm cơ bản về không và thời gian, vật chất và năng lượng đều đã thay đổi. Nhưng gây ấn tượng nhất cho tôi, dĩ nhiên là tính thực dụng của người Đức, khi để kết thúc bài báo nêu ra ba dụng cụ rất quan trọng cho tương lai là máy tính, sensor và navigator lượng tử. Chỉ xin nếu vấn đề để bạn đọc có ý thích thì tìm hiểu thêm.

Ngay tiếp theo bài này là bài Das Drama um Agent Orange-Bi kịch về chất độc da cam. Bài cũng dài 17 trang với rất nhiều ảnh. Nó nhắc lại cuộc chiến tranh Việt-Mỹ, thế nhưng con đường mòn HCM còn đi qua  tỉnh Xavannakhet của Lào nên cũng để lại hậu quả hết sức nặng nề cho nhân dân ở đây. 

Vấn đề gần như bị lãng quên ở Việt Nam với sự thất bại của vụ kiện ở Tòa án Paris khi quan tòa chuyển bị cáo từ các công ty Mỹ sang chính phủ Mỹ, nhưng lại được một tờ báo Đức nhắc lại, tự do ngôn luận muôn năm!              

Đọc tờ GEO số tháng 8 còn thấy thêm một bài hay: “Manchmal lügt man mit der Wahrheit am besten-đôi khi tốt nhất nên là nói dối bằng sự thật” ở ngành palliativ medecine, tạm dịch ngành y tạm trị, vì VN chưa có ngành này. Bây giờ tuổi U 80 nói chuyện chết này là quá hợp, và hơn nữa còn khoe với bạn đọc chưa biết tiếng Đức. Rồi trình độ kinh tế và dân trí lên cao cũng sẽ phải có ngành trợ tử thôi. Dạng như mình quá cần, nhất là khi mình đang sợ chết như hôm nay, eo ôi đau đớn ghê gớm, và xuống đất thì lạnh lẽo lắm, mới vào đầu đông, mà đã khiếp thế rồi. BS Karin Oltmann, chuyên gia nói cho ta biết vì sao thần chết luôn hiện hữu nên phải chấp nhận nói đến nó, không nên dự trữ quá nhiều thuốc ở nhà và nhận thức rằng, ở phút cuối thì không còn hy vọng gì làm lại được cuộc đời nữa đâu. Với người sắp chết bà không bao giờ tự mỉnh nói ra điều ấy với họ mà để họ tự nói dù có người giả bộ quên. Nhưng ai cũng buồn về việc sắp phải ra đi. Bà không để lộ cảm xúc vớí người sắp chết. Chết là quá trình từ từ như ngọn đèn hết dầu leo lét sắp tắt. Sinh tử là tất yếu, Sẽ không còn nói đến chất lượng sống nữa mà sau đỡ đau đớn trước khi chết. Nhóm tạm trị hay nói nặng hơn là trợ tử giúp họ bớt đau, an ủi họ. Bà thấy người Đức khi sắp chết dùng và trữ quá nhiều thuốc, có thể cho cả nước hàng năm sau. Sau 30 năm làm việc này bà nhận xét có những người con không muốn dành thời gian cho bố mẹ sắp ra đi. Điều này khác với ở ta nhưng xu hướng thế nào khó biết ở thời toàn cầu hóa. Chết sẽ khó khăn hơn khi thiếu các mối liên hệ, hoặc unfinished business-các việc chưa hoàn thành. Sẽ gây đau đớn, lo lắng, sợ hãi.Bà giúp họ vượt qua nó. Như đứa trẻ sắp sinh, người sắp chết cũng phải được chuẩn bị. Đấy là quá trình tuần hoàn, như nở lộc rồi rụng lá. Bài này hay cho đoạn hồi ký này vì sẽ nhắc đến nhiều cái chết.

Bài trước quên nói là trong kỳ nghỉ hè năm 1964 ở Sầm Sơn đó thì chúng tôi cũng trực tiếp chứng kiến “sự kiện vịnh Bắc Bộ” xảy ra ngày 5 tháng 8 khi tàu Maddox của Hải quân Mỹ gây hấn đi vào lãnh hải Việt Nam và hải quân ta cho tàu ra nghênh chiến, hai bên bắn nhau và Mỹ cho các máy bay chiến đấu từ tàu sân bay vào đánh phá, ném bom các thành phố ven biển miền bắc là Đồng Hới, Quảng Bình, Bĩ Cháy, Quảng Ninh, Hải Phòng, Vinh, Nghệ An. Thế nên khi thấy máy bay phản lực gầm rú bay qua, chúng tôi lại cứ tưởng MIG 17 của ta bay tập vì mấy hôm trước thi thoảng vẫn có thấy những vụ bay tập như vậy, nhưng hôm ấy là máy bay của Hải quân Mỹ như F5, Thần Sấm… hay những loại gì mà bây giờ tôi quên tên.

Khi từ Sầm Sơn về lại Hà Nội thì tôi cũng đang lấn cấn chưa quyết định có học năm nay hay bảo lưu kết quả thi rồi năm sau mới vào học để theo chế độ cán bộ đi học không, rồi khi quyết định rồi thì cung còn nhiều thủ tục phải làm, ở ta không chỉ bây giờ mới nói cơ quan hành chính là “hành dân là chính”.

Thế nên tôi lỡ cả thời gian nhập học, như đã nói là các bạn đã lên học quân sự trên Nhổn rồi. Sau này các bạn kể là khi nhập học, ấn tượng nhất là: khi hiệu trưởng dặn dò sinh viên mới nhập học phải nỗ lực làm sao. Về điểm này chắc chắn nên nhấn mạnh là cha tôi với mái tóc bạc phơ và giọng  nói tâm huyết thưởng gây ấn tượng rất mãnh liệt không chỉ cho khóa chúng tôi mà các các khóa trước và sau của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Cũng nên nhắc lại nữa là năm nay ngoài bọn Moritzburg chúng tôi chưa tổ chức kỷ niệm 65 năm đi Đức được, nhưng trường Đại học Tổng hợp Hà Nội sẽ tổ chức, hình như trực tuyến thôi, nhưng hôm rồi đã đến thuê cả một cơ quan truyền thông đến quay video cả buổi chiều trước cửa nhà chúng tôi, và cô em và cậu em rể vốn cán bộ trường, đã tiếp họ cả buổi chiều đó vì họ có cứ cán bộ và phóng viên tới phỏng vấn khá kỹ, sẽ tổ chức dịp lễ nhà giáo 20. tháng 11 này. 

Ngoài buổi tựu trường, khoa còn nhiều buổi họp mặt khác trước sân trường ở 19 Phố Lê Thánh Tông, vì sau sự kiện mùng 5 tháng 8 đó, cả nước phát động rất rầm rộ phong trào “chống Mỹ cứu nước” và “Giải phóng Miền Nam”, “Thanh niên ba sẵn sàng”…

Nhân đây, vì lẽ ra nên nói từ đầu, nhưng nay cũng nên nói dù muộn còn hơn không, vì sao tôi viết hồi ký. Với những người sắp ra đi, chắc chắn hồi ký sẽ là món quà kỷ niệm hay vì đó là bài học lịch sử. Viết hồi ký chính là tham gia viết sử chứ hoàn toàn chẳng phải là „vạch áo cho người xem lưng“. Trái lại cần nhìn lại để những thế hệ sau biết những người đi trước họ đã sống ra sao, biết đâu họ chẳng rút ra được những bài học tốt? Làm sao để Việt Nam mau  thoát Trung, đó là nói về mặt chính trị và kinh tế, hay nói về mặt tư tưởng và triết học là „thoát Mao“, mà nay là Tập mà ở dưới tôi sẽ nói kỹ qua bằng chứng.

Ở trên tôi nói về bài báo „trợ tử“ ở Đức là ý muốn nói những cái chết ở bài báo này. Những cái chết sớm của các thầy. Thầy HC Quang dạy Cơ cổ điển, thày ĐN Thanh dạy Cơ lượng tử chết bệnh là việc bình thường. Nhưng còn có cái không bình thường.

Nhớ năm thứ 2 đại học Tổng hợp Hà Nội, sơ tán trên Xã Ký Phú, huyện Đại Từ, tỉnh Thái nguyên, sau hàng tháng lao động cật lực trên vùng „rừng xanh núi đỏ“ của phía sau dãy Tam Đảo (nếu nhìn từ Hà Nội) mà đúng là chúng tôi phải leo qua những con dốc cực kỳ cao để vào sau các cánh rừng hay làng bản tuy vẫn là của người Kinh nhưng heo hút vô cùng mới tìm ra tre nứa và các thân cây đủ to (khi đó chưa có luật bảo vệ môi trường như bây giờ) để về xây dựng cơ  sở vật chất cho nhà trường mà cụ thể là lớp học và phòng thí nghiệm, và dĩ nhiên là cả lán trại nữa để chúng tôi khỏi phải ở nhờ nhà dân mà những tháng đầu chúng tôi và cả toàn bộ nhà trường đều phải làm vậy (sự việc mà đã tạo nên mối tình lãng mạn của cô thôn nữ xinh đẹp người địa phương với anh bạn BN lớp tôi, sau có chân đảng ủy viên Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, mà dù không đưa đến kết quả có hậu thì vẫn để lại chúng tôi một kỷ niệm đẹp).  

Không chỉ cơ sở vật chất mà trong năm ấy, nhà trường còn được bổ sung thêm các giáo viên trẻ từ Liên Xô mới tốt nghiệp trở về, mà cụ thể là Khoa Lý có thày VNC tốt nghiệp đại học Tổng hợp Kiev, dậy chuyên đề Quang phổ phân tử, sau này làm Chủ nhiệm Khoa Lý Đại học Công nghệ Hà Nội và hết sức đặc biệt là hai „cô“ giáo trẻ xinh đẹp tài ba đều vừa từ đại học Lômônosov nổi tiếng thế giới, hai chị đều giống em là đi học nước ngoài từ nhỏ, các chị đi sớm ngay từ sau hiệp định Genève, mà ít hôm nữa nhân  ngày nhà giáo, chúng em xin gửi lời cám ơn chân thành. Chị NTU dạy môn Phương trình toán lý, sau này lập gia đình với anh CC cũng là đồng nghiệp thân thiết với tôi ở VVL, anh CC lại còn đi dạy Algeria, nhưng anh ở thủ đô Alger, còn em với anh ĐN ở đại học Constantine. Anh chị sinh hạ nữ PGS VB tài ba, hiện đang là chủ lực của Khoa Lý Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội.  

Chị NHC dạy chúng tôi môn Hàm phức, với cá nhân tôi hết sức thân thiết vì hai gia đình đều nhiều năm ở Tâm Hư rồi ra Nam Ninh, hai cụ thân sinh đều là nhân sĩ lớn xây nên Khu học xá Nam Ninh rất nổi tiếng vì đào tạo bao nhiêu nhân tài. Chị C khi nhỏ chỉ hơn tôi ít tuổi, chị của NL rất thân thiết, bạn cùng lớp rồi sau lại cùng khóa ở ĐHTHHN nhưng anh học toán. Nhưng lại hết sức biết nhau vì có cả 3 tháng đi học quân sự chung trên vùng đồi trọc Ba Vì, Sơn Tây, nhớ những lần hành quân dã ngoại, những đêm tập với „pháo đối kính“ và pháo 122ly và anh, hết sức đa tài, sáng tác „thiên tiểu thuyết toàn tê“ rất nổi tiếng mà hôm nay tôi hoàn toàn quên mất. 

Chị C sau này kết thúc cuộc đời cực kỳ bi thảm, chị tự vẫn. Chắc chắn rất nhiều người ở Hà Nội biết việc này nên tôi mạnh dạn kể ra đây. Chị C khi ấy đã tốt nghiệp TS, nhưng ly dị vì anh nhà tuy cùng học từ nhỏ, nhưng lại công tác mãi trong Đà lạt, mà hồi đó là hiếm chứ không như bây giờ. Vì đã tự do nên chị sống rất phóng khoáng, quan hệ rất rộng với người nước ngoài mà thời đó nặng „Mao nhều“ nên coi là trọng tội. Thế cho nên khi đến lượt và cũng là nguyện vọng hết sức thiết tha của chị là đi thực tập sinh cao cấp tại Mascơva thì bị từ chối, thế nên mới xảy ra sự kiện trên. 

Bây giờ nghĩ lại, chuyện đó chắc chắn có thể tránh được. Lẽ ra cụ nhà có thể can thiệp. Hay lẽ ra Bộ trưởng đại học khi đó là NĐT „rộng lượng“ hay nói nặng hơn là nhân bản hơn thì đã ký duyệt. Thế nhưng chẳng bao giờ có những cái „lẽ ra“ đó. Thời đó nó là như thế, đành phải chập nhận những sự thật đau lòng như thế. Đó là Việt Nam những năm cuối thế kỷ hai mươi. Còn bây giờ, sau trên nửa thế kỷ rồi, Việt Nam chúng ta đã „Tây hóa“, hay nói sang trọng là „hiện đại hóa“ đến mức là những việc như thế sẽ mãi mãi không diễn ra nữa không? 

Tôi hơi hoài nghi về điều đó, hay như TS Nguyễn Hữu Liêm đã từng nhận xét, …đến cuối thế kỷ này, đất nước cũng không chịu thay đổi, sức ỳ lớn đến thế ư?

Bài cũng đã dài, xin hẹn lần sau kể tiếp.


 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)