Việt Nam Thời Báo

VNTB – Vài nét chấm phá từ cuộc đời tôi (bis 32) 

Ngụy Hữu Tâm

 

Kỷ niệm của tôi ở tư cách là Moritzburger và những vấn đề liên quan.

 

Tôi viết bài này vào những ngày cuối ‚Tháng 4 đen’, cuộc chiến tranh Nga- Ucraina khốc liệt vẫn tiếp diễn. Đang tạm hoàn hồn sau đợt ốm&điều trị hơn 2 tháng. 

Đêm dậy xem VTV1 Chương trình ‚Talk Vietnam’ khá hay: ‚Chân dung người Việt qua góc nhìn của nhiếp ảnh gia đường phố Alder Anderson’. Rất cảm động vì ông đã chụp chân dung của người già, trẻ 43 dân tộc trong 54 dân tộc Việt Nam.

Đặc biệt nhất là ông tiếp cận được những người của dân tộc Xêđăng, những người vốn sống cả đời trong rừng sâu mà công cụ công nghệ duy nhất mà họ biết dùng là chiếc nối đất nung, nhưng nay thì họ dùng điện thoại DD, đi xe máy. Theo ông, đây là một trong những dân tộc hiếm gặp trên thế giới ngày nay.

Cảm động nhất là ông chụp được cụ già, biếu cụ bức ảnh đó, rồi chỉ ít lâu thì cụ mất và đã đưa bức ảnh đó lên ban thờ.

Nhiếp ảnh gia đường phố này qua những năm tháng sống ở Việt Nam đã tiếp cận được nền văn hóa Việt Nam mà ông đánh giá là rất đa dạng. Quá chính xác.

Đêm hôm sau xem chương trình giờ vàng VTV1, phim tài liệu „Dáng đứng Việt Nam“. Cũng phải nói ít dòng.

Nhà thơ Vũ Quần Phương giới thiệu bạn đồng nghiệp nổi tiếng Lê Anh Xuân, tên tục Ca Lê Hiến, con GS văn học Ca Lê Thuần. Anh Xuân thì tôi quá biết, từ lâu rồi dù chỉ ở cái tên, và nhẵ điều ấy mà không cần ‚ăn theo’.

Anh trên tôi 4 tuổi, trên mấy khóa ở ĐHTHHN, anh khoa Lịch Sử, tôi khoa Vật Lý, gọi là bạn đồng học cũng không ngoa, dù hơi ép. Có nhắc vụ anh định viết về vợ chồng NV Trỗi & Phan T Quyên. Tôi thương họ quá, thậm chí còn biết bà Quyên khi bà cùng cha tôi và vợ chồng nhà văn NNgọc sang Berlin chữa bệnh, khi tôi đang làm TS tại đó. Họ đã hy sinh cho một sự nghiệp đáng ngờ.

Còn Lê Anh Xuân thì cũng vậy. Anh hy sinh năm 1968 ở Nam, khi tôi vừa tốt nghiệp đại học ngoài Bắc. Bây giờ thì tôi chỉ còn biết ước nguyện, nếu anh sống thêm ít năm nữa, chắc chắn người tài ba như anh, cũng sẽ cảnh tỉnh như nhà văn NNgọc, cùng đứng với tôi ở một chiến hào, dù là cuối đời chăng nữa, chẳng quan trọng. 

Ngày „Sách Việt Nam“ ghé thăm Phố sách, Phố 19. tháng12 cũ.

Vắng hoe. Chừng nào ĐCSVN còn chưa chịu cho phép tự do ngôn luận thì sách báo còn ế ẩm là đương nhiên. Có ai chịu được sự kiểm duyệt đến tàn nhẫn như thế, chắc chắn NPT với ĐCSVN của y chỉ chịu thua Putin, Tập và… anh Ủn mà thôi.     

Thôi đành giới thiệu một cuốn sách tiếng Đức mới về Viện Gớt Hà Nội. Đó là cuốn „Marx, Wagner, Nietzsche, Welt im Umbruch-Marx, Wagner, Nietzsche, Thế giới tại bước ngoặt“ của tác giả Herfried Münkler. Cuốn sách lịch sử lớn (716 trang) về 3 nhân vật thuộc những người vĩ đại nhất của dân tộc Đức, cùng thời ở cái thời mà thế giới đang tại bước ngoặt, tức cuối thế kỷ 19. Ba người bạn ở 3 lĩnh vực khác nhau: xã hội học, âm nhạc và nhưng đều giúp cho việc nước Đức làm thay đổi thế giới.

Nội dung cuốn sách gồm 9 chương: Dẫn nhập: Ánh sáng và bóng tối.

  1. Gần, xa, ác cảm xúc. Marx đi Karlsbad. Bận bịu với ‚Vòng tròn Nibelungen’ mà không công nhận.  Wagner biết gì về Marx.  Nietzsche ở Bayreuth. Wagner ốm ở Bayreuth. Con đường dài đến Bayreuth. Marx xa lánh Wagner. Nietzsche chia tay Wagner.
  2. Tái sinh thời cổ đại. Một cuộc tranh luận. Dự án của Wagner đổi mới bi kịch thời cổ đại. Nietzsche về bi kịch thời cổ đại và ‚cuộc tái sinh nó’…
  3. Bệnh tật, nợ nần, tự phê: những bước cản khi làm việc, những nỗi khổ trong cuộc đời. Tự chẩn bệnh của Nietzsche: Bệnh tật ở tư cách là con đường dẫn đến sức khỏe. Hậu quả tai hại của nhọt độc, Marx ốm. Các vấn đề với những người cha…
  4. Cuộc cách mạng thất bại, thành công với việc thành lập một đại đế quốc. Nước Đức ở tư cách là về hình chiếu chính trị-văn hóa. Nước Đức – nhưng đó là gì? Mối hận sâu nặng với nước Phổ của Marx và mối hận mang tính cởi mở trước xét lại với nước Phổ của Wagner. Các phân tích địa chính trị của Engel..
  5. Giữa phê phán tôn giáo và sáng lập tôn giáo. „Qua suối lửa“ (suối lửa là tên cúng cơm của Feuerbach). Sự dính líu không lối thoát của các thánh trong trật tự  của chính họ. Cái chết của Chúa và hậu quả của nó cho con người. Bị đòi hỏi quá mức để sống lương thiện: những người cuối cùng và những người cao cấp…
  6. Phân tích và kể chuyện. Huyền thoại và logo I: Cách mô tả mang tính phân tích của Marx. Huyền thoại và logo II: Truyện Zarathustra của Nietzsche. Huyền thoại và logo III: Wagner về dân tộc và huyền thoại.
  7. Tư sản, vô sản, giới trung lưu: 3 bài phân tích xã hội. Các nét cơ bản về phân tích xã hội. Kinh tế thị trường ngược với kinh tế đạo đức. Xã hội trong „Vòng tròn“ của Wagner.
  8. Người Do Thái châu Âu ở Marx, Wagner, Nietzsche. Chủ nghĩa bài Do Thái nặng nề. Người Do Thái ở phân tích chủ nghĩa tư bản ở Marx.
  9. Dự án đánh đố vĩ đại, xã hội, nghệ thuật và trật tự giá trị. những nhà tư tưởng chống tư sản. Cách mạng ở tư cách là sự kiện đáng học I: Cola di Rienzo. Cách mạng ở tư cách là sự kiện đáng học II: Công xã Pari.                   

Ngày 22.04. là ngày Trái Đất, hợp lý nhất là giới thiệu tờ GEO, hơn nữa tờ này nói lên tiếng nói của Grüne-Đảng Xanh, đảng đang tham gia cầm quyền ở Đức qua Ampelkoalition.

Có 2 số về Viện Gớt Hà Nội kỳ này, số 1 „Die Wikingerin-Người nữ Wiking“. 25 trang nói về vai trò của phụ nữ Bắc Âu thời xa xưa, như các kết quả khảo cổ học ngày nay cho thấy. Thảo nào người Bắc Âu sướng nhất thế giới, chỉ bởi lẽ họ có GDP cao nhất thế giới đã đành. Nhưng vì sao thế? 500 năm nay chẳng hề có chiến tranh. Còn Việt Nam ta chiến tranh triền miên, ‚4000 năm ta vẫn là ta’. Chỉ riêng 80 năm vừa qua đánh thắng…4 đế quốc. Vì sao dân ta khổ, có đến cuối thế kỷ này vẫn vậy thôi, như TS NH Liêm nhận xét gần đây.

Còn có bài về bệnh ung thư ở trẻ em, dài 20 trang.

Last not least là bài phỏng vấn Kai Mata, nữ ca sĩ PD ở Bali. Tôi cứ chủ quan, thì ra nước Indonesia Hồi giáo đã vượt xa nước Việt Nam +S rồi.

Số 2 „Chaos im Kopf-Hỗn độn trong đầu  có bài chính, 20 trang, theo chủ đề này là bài về bệnh ADHS, Việt Nam ta gọi là bệnh ‚tăng động’, ở trẻ em, chữa dễ ợt. Dùng thuốc Ritalin- một loại methylphenidat, bởi lẽ trẻ mắc bệnh ‚tăng động’ có chỉ số IQ quá cao.  Thằng cháu ngoại tôi mắc bệnh này khi còn nhỏ nên GLinh, con gái tôi gửi  mấy cuốn sách về cho tôi để tôi dịch ra rồi làm thành sách của mình. Mang tên „Bệnh ‚tăng động’ ở trẻ em“. Quen NXB Y học nên cuốn sách cũng được in và phát hành, nhưng ở Việt Nam ta có ma nó mua. Nằm ỳ ở NXB trên 10 năm nay rồi.

Buồn quá, thằng con cô bạn vợ tôi, giáo viên Toán Trung học hẳn hoi, không vào đại học được, trong khi thằng Minh cháu tôi, 15 tuổi, bây giờ đang theo học trường Do Thái ở Praha, nghĩa là nó phải giỏi tiếng Séc, Anh, Việt và…jiddisch.

Sau này lên đại học chắc chắn nó phải về Jerusalem học. Con nhà nòi mà! Không kiêu sao được?      

Ở tờ này cũng đã có bài về cuộc chiến Nga-Ucraina. Thông tin phương Tây tự do và tiến bộ mà, nên nhạy bén thế, xin miễn bàn. 

Còn có bài rấy hay về khí hậu, phỏng vấn Giáo sư Hasselmann, vừa nhận giải Nobel vật lý cuối năm vừa rồi. Tôi đang có trong tay một bài còn hay hơn bài này, phỏng vấn Giáo sư Hasselmann, ngay sau khi ông nhận  giải Nobel, nhân đây xin giới thiệu để bạn đọc quan tâm có thể theo dõi: 

PV: Thưa Giáo sư Hasselmann, xin chúc mừng ông vừa được nhận giải Nobel vật lý, và xin ông kể: ông đã trải nghiệm ngày hôm thứ ba tuần rồi  như thế nào?    

Hasselmann: Úi chao, tất cả những cái ấy rất siêu thực. Cú điện thoại đó cứ như từ cõi hư vô đến. Cho đến nay tôi vẫn luôn chưa hiểu đúng được.

PV: Ít nhất ông cũng có chút linh cảm rằng, có lẽ mình cũng được đứng tên trong danh sách đề cứ chăng?

Hasselmann: Không, chưa bao giờ tôi nghĩ đến điều đó. Giải thưởng thì có, nhưng giải Nobel ư? Không, chưa bao giờ tôi nghĩ đến điều đó.

PV: Nhưng trước đây, khi ông học vật lý, ông đã từng tưởng tượng, sẽ như thế nào, nếu được trao giải Nobel?   

Hasselmann: Đúng là có lẽ mỗi người đều có lúc nào đó nghĩ tới điều ấy. Nhưng tôi lại luôn nghĩ, trong lĩnh vực nghiên cứu khí hậu thì dù thế nào đi nữa cũng không có cái đó. Giải Nobel vật lý dành cho ngành vật lý hạt cơ bản, thiên văn học hay những thứ tương tự.

PV: Giải thưởng này có ý nghĩa gì đối với ông?

Hasselmann: Cái đó chẳng có ảnh hưởng gì đến cuộc đời tôi. Thế nhưng vẫn têu tếu thế nào ấy. Như đã nói, nó làm tôi hoàn toàn ngạc nhiên. Đầu tiên là tôi còn phải tiêu hóa được nó đã. Nhưng nói nghiêm túc lại: tôi thấy điều quan trọng là bằng cách này thì ủy ban giải thưởng Nobel muốn nhấn mạnh ý nghĩa của vấn đề khí hậu. Đấy là điều đổi mới ở Stokholm.       

PV: Như ông nói, khí hậu không thuộc về trọng tâm của vật lý học, và vào những năm năm mươi khi ông học vật lý thì cái đó càng đúng. Vì sao ông đã ngoặt sang đường nhánh này?

Hasselmann: Tôi muốn đi vào một lĩnh vực mà tôi có thể đóng góp được cái gì đó. Ở ngành vật lý năng lượng cao và vật lý hạt cơ bản thì đã có nhiều người giỏi rồi nên tôi không đủ tự tin rằng mình có thể đóng góp được cái gì đó có trọng lượng.

PV: Trái lại thì khi đó đối với ông, nghiên cứu khí hậu đang còn chậm phát triển?

Hasselmann: Đúng thế, đó là lĩnh vực còn chưa được nghiên cứu kỹ. Ngoài ra tôi quan tâm tới vật lý dòng chảy, đặc biệt là đối với các tương tác giữa gió và sóng. Đấy là những vấn đề lý thú.   

PV: Ngày hôm nay thì biến đổi khí hậu nằm ở tâm điểm tất cả mọi nghiên cứu khí hậu. Khi ấy ra sao? 

Hasselmann: Khi vào đầu những năm bảy mươi tôi đi vào ngành nghiên cứu khí hậu thì mọi người vừa mới bắt đầu quan tâm đến mối liên hệ giữa những thăng giáng tự nhiên và thăng giáng do con người tạo ra. Khi ấy thậm chí còn chưa rõ rằng, liệu chúng ta có thể đang đứng trước một thời kỳ băng hà mới chăng. Phương pháp chứng minh liệu con người có thật sự làm thay đổi khí hậu hay không là một trong số những đóng góp đầu tiên của tôi khi đó. Tôi có may mắn là vấn đề này đến đúng lúc cho tôi.    

PV: Khi nào thì ông biết rõ ý nghĩa của hiệu ứng nhà kính và bức xạ nhà kính của con người?

Hasselmann: Đúng ra là ngay vào đầu những năm bảy mươi thì Club of Rome đã nêu vấn đề ra. Khi ấy chúng tôi đã nghiền kỹ báo cáo đó. Đấy là lần đầu tiên đã thảo luận tương tác giữa thăng giáng khí hậu và thăng giáng thời tiết. Sau đó, cái ấy đã dẫn đến những công trình đầu tiên của tôi trên lĩnh vực này. 

PV: Có một lúc nào đó ông có cảm tưởng rằng, ông đã đạt được một bước đột phá? Một thể loại như là khoảnh khắc heureca?

Hasselmann: Không, lẽ ra tôi không nói thế. Khi ấy tôi đã viết được một công trình rất hay nhưng chẳng ai hiểu vì có quá nhiều toán học phức tạp ở đó. Khi ấy vẫn xem khí hậu và thời tiết là những hiện tượng riêng biệt, và tôi khi ấy đã chỉ ra rằng, những thăng giáng thời tiết ngắn hạn cũng có thể gây ra những thăng giáng khí hậu dài hạn như thế nào. Đấy là bước khởi đầu của tôi vào vấn đề khí hậu.       

PV: Trên công luận thì tên ông luôn đứng trong mối liên hệ với „dấu vân tay“ mà con người để lại trong khí hậu Trái Đất.    

Hasselmann: Đúng, tôi đã phát triển một đề án, trong nhiễu loạn liên tục của các thăng giáng khí hậu tự nhiên có thể dẫn ra chứng minh như thế nào rằng con người thật sự làm thay đổi khí hậu. Chỉ có điều rằng ban đầu tôi chưa tìm ra được tên gọi đúng cho đề án này. Khái niệm „dấu vân tay“  do những người khác đặt ra, và nó mang tính quyết định cho việc thông tin với công luận. 

PV: Đối với ông biến đổi khí hậu chỉ lý thú về mặt khoa học hay ông cũng thấy ở đó một thách thức chính trị? 

Hasselmann: Dĩ nhiên cũng quan trọng là phải thông báo điều đó. Nhưng tôi không thấy đó là nhiệm vụ của tôi. Đối với cá nhân tôi thì đấy là một vấn đề khoa học.     

Spiegel: Với chứng minh của ông rằng con người làm thay đổi khí hậu, ông đã đụng đến một hiện tượng có ý nghĩa lịch sử nhân loại mà cho đến ngày hôm nay nó vẫn quyết định nền chính trị thế giới. Điều đó chẳng hề đóng vai trò gì cho ông ư? 

PV: Tôi quan tâm tới khoa học. Nhưng dĩ nhiên ý nghĩa chính trị của đề tài cũng đóng một vai trò lớn cho con đường hoạn lộ của tôi. Năm 1975 đã thành lập Viện Max Plank về khí tượng học ở Hamburg, người ta đã đề cử tôi làm giám đốc. Điều đó dĩ nhiên tôi cũng phải cám ơn sự chú ý mà đề tài nhận được trong công luận.    

PV: Mối quan tâm của công luận làm ông vui hay khó chịu?

Hasselmann: Cả cái này lẫn cái kia. Ở tư cách là nhà khoa học thì người ta luôn cố gắng làm cái gì đó mà người khác quan tâm. Vậy nên mối quan tâm của mọi người làm tôi vui.

PV: Nhưng ông để việc thông tin với công luận lại cho người khác?

Hasselmann: Tôi có những đồng nghiệp rất tốt. Harmut Graßl và Mojib Latif, họ làm cái đó rất tốt và cũng đã thích làm cái đó. Tôi đã mừng vì đã có thể chuyển cái đó sang cho họ.

PV: Cá nhân ông đã từng có kinh nghiệm với chính trị? 

Hasselmann: Có chứ, đã từng. Chẳng hạn Angela Merkel đã từng đến thăm viện chúng tôi ở tư cách là Bộ trưởng Môi trường. Tôi đã hết sức ngạc nhiên và ấn tượng rằng bà biết rõ và chính xác đến thế nào.      

PV: Ở thông báo báo chí của Hội Max Plank (như VHLKH&CNVN của chúng ta) nhân dịp ông được nhận Giải Nobel có nói rằng, ông „phần nào là một trong số những người đầu tiên từ giới khoa học hoạt động tích cực cho môi trường“…    

Hasselmann: Nhà hoạt động tích cực ư? Thế thì lẽ ra tôi chưa bao giờ từng như vậy. Đúng là tôi đã mừng rằng tôi đã có những nhà hoạt động tích cực như Harmut và Mojib. Tôi chẳng hề thích hợp với công luận.

PV: Sau khi ông đã cho thấy rằng biến đổi khí hậu do con người tạo ra thì bước đi logic tiếp theo là xem xem, chúng ta có thể chống lại nó thế nào. Liệu trong việc trả lời câu hỏi này thì khoa học cũng phải đóng một vai trò quan trọng chăng? 

Hasselmann: Nhất thiết. Muốn thế thì người ta phải hiểu tốt hơn cuộc chơi giữa kinh tế, khí hậu và môi trường, và tôi luôn thích thú cái đó. Nói chung là tôi thấy kinh tế rất thích thú – có lẽ bởi cha tôi từng là nhà khoa học kinh tế.     

PV: Chúng ta đang trải qua một cuộc biến đổi khí hậu hay một thảm họa khí hậu?

Hasselmann: Tôi gọi tên nó là biến đổi khí hậu, ngay bởi lẽ tôi luôn từng là một người lạc quan. Chúng ta có thể ứng phó với sự thay đổi này và chúng ta cũng có thời gian cho việc đó. Cái đó không bất chợt xảy ra cho nên chúng ta còn có thời gian để phát triển những công nghệ mới.

PV: Liệu sẽ có hại nếu có người nói là thảm họa?

Hasselmann: Chúng ta hãy bảo: đấy là không chính xác. Ở đây vấn đề không xoay quanh một sự thay đổi đột ngột mà là một sự biến đổi từ từ. Chúng ta không đối diện với một thảm họa mà với một thách thức trước nhân loại, với việc làm rõ vấn đề.

PV: Liệu ngày hôm nay chúng ta có đối chọi thách thức này tốt hơn là trước đây 30 năm khi ông cho thấy ảnh hưởng con người lên khí hậu chăng?

Hasselmann: Vấn đề là con người cảm thấy khó phản ứng trước những cái xảy ra trong thời hạn 20, 30, hay 50 năm. Những thay đổi dài hạn như thế nằm ngoài tầm kế hoạch hóa chính trị bình thường. Ở một cuộc khủng hoảng kinh tế hay một đại dịch thì chính trị ngay lập tức tiến hành các biện pháp đối phó. Trái lại trước các vấn đề dài hạn thì loài người chúng ta không biết cách ứng xử tốt.    

PV: Dẫu sao thì vẫn xảy ra cái gì đấy ở công luận. Phong trào Fridays for Future đòi hỏi phải hành động nhanh và quyết liệt, và trong cuộc tranh cử Quốc hội Liên bang thì việc bảo vệ môi trường đóng một vai trò trung tâm.   

Hasselmann: Vâng, tôi rất vui vì giới trẻ đã phát hiện ra đề tài này. Chúng tôi các nhà khoa học về khí hậu có lẽ hơi cứng nhắc định hướng vào ngành khoa học của mình. Điều đó chẳng đến được công luận. Ảnh hưởng và gây ấn tượng lên mọi người như thế nào, cái đó Fridays for Future hiểu tốt hơn rất nhiều. Tôi lạc quan rằng, những người tiếp cận bằng cảm xúc với đề tài cuối cùng sẽ tác động nhiều hơn là chúng tôi các nhà khoa học đã làm.      

PV: Trước đây gần đúng một năm hai chúng ta đã từng một lần tiến hành một cuộc tọa đàm Spiegel. Khi ấy ông đã bảo, tuy ông có xu hướng muốn coi những biện pháp cực đoan để bảo vệ môi trường là cần thiết, nhưng khoa học lại còn chưa trả lời câu hỏi rằng, liệu có lợi hơn chăng, nếu như khước từ cái đó. 

Hasselmann: Ngày nay tôi nhìn thấy cái đó khác. Tôi tin rằng việc chuyển đổi sang các dạng năng lượng bền vững sẽ không đắt đến mức như nhiều người vẫn sợ. Sẽ thực hiện được, và sao cho không vì thế mà tác động một sự ngắt quãng trong nền kinh tế. Chúng ta chỉ phải sẵn sàng thật sự làm điều đó.     

PV: Tháng mười một các đại diện các nước trên thế giới sẽ tập hợp ở cuộc Hội nghị khí hậu tại Glasgow. Ông có muốn gửi họ một thông điệp chăng?   

Hasselmann: Như đã nói, lẽ ra tôi không quen với những thể loại thông điệp như thế.

PV: Bây giờ ông không còn chỉ là một nhà khoa học. Ông là người mang giải Nobel. Ở tư cách đó thì từ nay tiếng nói của ông có một trọng lượng đặc biệt.   

Hasselmann: Úi chao, cái đó chắc chắn tôi còn phải học. Ở tư cách là người mang giải Nobel bây giờ có lẽ tôi phải kêu gọi các đại biểu ở Glasgow: „Thời gian thúc giục! Cuối cùng thì phải hành động thôi!“ Nhưng chúng ta chẳng đã nói điều ấy từ 30 năm nay?…    

Ngày mai sinh nhật bạn Hoài, bạn từ trong SG ra kỷ niệm sinh nhật lần thứ 80. H hơn tôi 2 tuổi mà. Gặp mặt Moritzburger mà, trên Bánh Tôm Hồ Tây. Đông ra trò, kín chỗ luôn, Hà Nội hết dịch rồi mà, trước SG và Thượng Hải. Anh chị em Moritzburger , trên dưới cả ngoài Hà Nội chắc chắn cũng còn ~150 ở những cuộc lễ lớn, có bửa đến, là 70. Hôm nay bình thường mà cũng được 30. Vui ra trò. Đáng tiếc toàn Maxim, Moritzburger thứ thiệt chẳng có mống nào, bọn Maxim chúng tôi vẫn gắn bó nhau hơn. Gặp TTH, hắn gọi tôi: „A, GS Tâm“, tôi phản ứng ngay: „Ông khen đểu tôi đấy à! Xí xóa chuyện „Hồi ký trên VNTB“, người lớn cả 80 mà như trẻ con ư?

Nhưng Dz. không thế, hắn không thèm nhìn, cũng chẳng thèm cụng ly.

Sắp đến ngày ra đi, tôi xuống địa ngục, còn hắn lên thiên đường!

Thời gian qua nhanh, mới 9h30, trời nắng, hết sức đẹp. Vèo cái đã 12h30 rồi, lên con Mifa đạp gấp về nhà. Để 29.09. gặp lại ở DAAD, đã thống nhất được với nhau rồi, kỷ niệm…66 năm đi Đức.

Đêm dậy xem ANTG, phim tài liệu về cuộc chiến tranh Hoa Kỳ-Việt Nam, đến đoạn kết thúc cuộc chiến, Hội đàm Paris, được thấy tận mắt người dịch cho Kissinger và Lê Đức Thọ ở cuộc hội đàm này, thì ra là ông Phương, anh họ mẹ tôi, đằng ngoại. Thế là rõ rồi‚máu dịch thuật’ đã có trong gen tôi, từ bên ngoại…                          

Trở lại những ngày năm 1974-77 sang Viện ZOS VHLKH CHDC Đức ở Berlin làm bằng TS, ba năm rưỡi đó để lại gì cho tôi?

Bây giờ sau gần nửa thế kỷ nhìn lại, cái bằng cấp cũng chỉ là mảnh giấy, còn kiến thức cho đời, có lẽ kiến thức đại học cũng đủ, thậm chí trung học đã đủ.

Thế thì thời gian đó giúp ích gì cho cuộc đời tôi sau này. Tôi nghĩ, nó đã củng cố khả năng hưởng thụ âm nhạc của tôi, để tôi có thể sử dụng tiếng Đức, vốn có từ lúc 12 tuổi, nhưng càng ngày càng được bổ sung, củng cố thêm để được như ngày nay, cái ‚cần câu cơm’ như mọi người hay nói. Mảng trái hay phải của vỏ não nhỉ, không quan trọng, miễn là cái đầu chứ không phải ‚vai u thịt bắp’ như cậu con hiện nay, dùng môn cầu lông để kiếm sống. Tại sao vậy?

Tôi nhớ, làm việc từ 8h-16h30 như ở Việt Nam hiện nay, đi S-Bahn từ Adlershof về mặt trung tâm Berlin chỉ nửa tiếng, cộng thời gian đi bộ ra ga gay từ ga về nhà nửa tiếng, cộng là tròn một tiếng. Ăn uống có từ thức ăn lấy từ tủ lạnh ra (mua siêu thị sáng thứ 7) nấu bếp điện (kiểu cũ chứ chưa như bây giờ, nhưng cũng nhanh) nên 19h tối xong, tôi nằm dài nghe chương trình nhạc cổ điển 1h của Đài phát thanh Berlin, nhạc nổi, sướng mê người!

Hàng tuần đều có 1, 2 tối nhạc sống với nhạc cổ điển nhạc do các Viện văn hóa các nước tổ chức, do nhạc công các nước ấy đến biểu diễn, tôi rất chăm đến nghe. Chẳng bao giờ còn cơ hội đó đâu, ngay từ hồi đó tôi đã giác ngộ.

Người Việt ta không phải ai cũng nghe được nhạc cổ điển. Dân Á Đông mà, thời Pháp thuộc mới biết đến nó.   

Nhớ lần đi nghe bản giao hưởng số 5 của Beethoven ở Staatsoper-Nhà hát Giao hưởng Quốc gia với cụ NKT, đường hoàng đương kim Chủ tịch VHLKHVN, khi tôi đi dịch cho cụ, thì cụ cứ nhăn mặt. Chán quá.

Còn NXP thì miễn bàn, ôi quá vụ mạng phát tán buổi đi nghe bản giao hưởng số 9 của Beethoven ở Nhà hát giao hưởng Hamburg, ngồi hàng đầu cùng Merkel mà cứ lấy giấy giới thiệu chương trình làm quạt phẩy phẩy bên tai bà làm bà ta ngồi mà ‚chết đứng’.

Với nghề dịch, thời gian ở Berlin cũng đã củng cố cho tôi nghề này. Nhớ, như bao Moritzburger khác, tôi được gọi đi dịch, lúc đầu thì thày König còn ít thì  thày đồng ý, nhưng sau thày bảo, anh sang đây để làm TS hay để dịch, thì tư nay…xin kiếu.

Nhưng có lần này thì không tránh được, cả thày König cũng thế. Hơi dài dòng một chút, nhưng nói cho có đầu có đũa.

Sau chiến thắng ‚30. Tháng 4’, Việt Nam mắc bệnh ‚kiêu binh’ như muôn thuở. Các tướng tá tìm những vị trí mới, béo bở ở thời bình. Tướng G., chán ‚đặt vòng cho chị em’, lăm lăm học đàn anh Liên Xô đi lãnh đạo khoa học. Ông bèn đi thị sát về mặt khoa học ở các nước anh em. Đến CHDC Đức ở Berlin cử Th.Dz, đang làm chuyển động tiếp sinh ở TU Dresden, anh này sau về VVL nên tôi biết khá rõ, đi dịch.

Hôm đến thăm VHLKHCHDC Đức ở Berlin, bởi vì cơ quan này biết tôi quá rõ nên họ quyết định để tôi dịch, đành ‚thay ngựa giữa dòng’.

Thế là 10h thày König cấp tốc gọi tôi đến Nhà khách VHL, cũng ở khu Adlershof nên chỉ đi mấy bước là tôi có mặt ngay. Đến nơi, tôi chỉ kịp nói với Tướng G.: „Xin phép Bác để cháu dịch cho Bác“, rồi như một cái máy, tôi nói liên hồi, khi tiếng Việt, khi tiếng Đức, bởi vì tôi đã quen nghề ‚dịch đuổi’ hay còn gọi là ‚dịch cabin’ này rồi mà.  Tướng G. cũng gật đầu lia lịa, tôi chẳng biết ông có hiểu hay không. Chắc cũng chỉ là thủ tục ngoại giao, ai dám đòi ông hiểu?

Thế là kéo suốt từ 10h đến 18h. Hai con robot làm việc, đúng là làm việc như người Đức’ mà. Lẽ ra đây là cuộc trao đổi, có đi có lại, tôi phải dịch xuôi và dịch ngược. Thế nhưng tướng G. chẳng hề hỏi tôi lấy một câu, cũng có thể ông bực vì vốn đã quen với Th.Dz từ mấy ngày nay, nhưng đó là việc của ông, không phải của tôi, may quá! Các viện vật lý và hóa học thuộc VHLKHCHDC Đức ở khu Adlershof thì tôi quá quen, đâu cũng có người Việt ta mà, tôi biết quá kỹ.

Bây giờ nhìn lại thì mới thấy: Quá may là chúng tôi sang Đức từ nhỏ, rồi tôi lại về học đại học ở trong nước, chứ không ở lại học tiếp ở đó, chứ không thì đã chẳng có trải nghiệm này.

Sau này, chính xác là năm 2014, tôi có việc phải đến nhà tướng G., mà sau này đến đoạn ấy tôi sẽ kể. Ở đây chỉ nhắc sự thờ ơ, khinh khỉnh của những người ấy. Khi tôi kể sự việc cho bạn NĐH thì bạn ấy phán câu xanh rờn, nhưng lại hết sức chính xác „Họ được chúng ta ái mộ và cái loa tuyên truyền của ta làm thế giới ái mộ theo, nên mới kiêu ngạo vậy!“

Lại nhớ câu thơ Bút Tre

…“Hoan hô Đại tướng Võ Nguyên

Giáop ta thắng trận Điện Biên trở về… “

Sao Việt Nam ta lắm người tài thế!…

Xin phép dừng nhấn con chuột để bài sau kể tiếp.

*****

Nhân đây cũng xin liệt ra những bài báo mạng mà thời gian mấy ngày qua, tôi theo dõi được, tham quá nên hơi dài, xin bạn đọc bấn thời gian bỏ qua cho nhé:

Nga tuyên chiến với người Strauss, không phải với dân Ukraine

Boristo Nguyen: Về các sự kiện chính trị, đặc biệt là chiến tranh thường có các quan điểm khác nhau. Đó là chuyện bình thường. Có những quan điểm đơn thuần dựa vào cảm tính, thậm chí mang tính bầy đàn, không dựa trên lý tính và tìm hiểu bản chất của vấn đề. Những quan điểm loại này tuy rất phổ biến, nhiều khi áp đảo trên các diễn đàn nhưng thực chất không có mấy giá trị. Đáng quý hơn là những quan điểm dựa trên lý tính, hình thành qua quá trình tìm hiểu một cách nghiêm túc, có luận cứ và dựa vào những cứ liệu được kiểm nghiệm. Tuy cùng đều dựa vào lý tính vẫn có thể có các cách nhìn khác nhau, phụ thuộc vào góc nhìn, nhận thức hay quan điểm chính trị cũng như nguồn thông tin tiếp nhận.

Chiến tranh là bi kịch, là đau thương và chết chóc. Chống chiến tranh là một cảm xúc tự nhiên của con người nhưng điều không kém phần quan trọng là tìm hiểu (để) rõ nguyên nhân tại sao nó lại xảy ra, bản chất của một cuộc chiến tranh cụ thể là gì. Chỉ khi hiểu rõ nguyên nhân ta mới có thể rút ra bài học để tránh không bị lặp lại.

Thierry Meyssan – nhà báo Pháp nổi tiếng với cuốn The Big Lie (Sự lừa dối to lớn) đưa ra những suy đoán về sự kiện 11 tháng 9. Bài viết này của ông được đăng trên trang mạng Voltaire có thể được nhìn nhận và đánh khác nhau nhưng nó được viết dựa trên facts và arguments (những sự thật và lý lẽ), rất đáng được quan tâm. Bài viết cho thấy một cách nhìn của nhà báo phương Tây về nguyên nhân và bản chất của cuộc xung đột giữa Nga và Ucraine.

—Nga gây chiến không phải với người dân Ukraine, mà là nhắm vào một nhóm nhỏ nằm trong giới quyền lực của nước Mỹ, những kẻ đã biến đổi Ukraine mà nước này không hề hay biết, họ là người Strauss. Nhóm người Strauss được hình thành cách đây nửa thế kỷ và đã gây ra một số lượng lớn đáng kinh ngạc các tội ác tại Mỹ Latinh và Trung Đông mà Hoa Kỳ không hề hay biết. Đây là câu chuyện của họ

Từ Chiến tranh Nga-Ukraine nhìn về thẩm quyền của Tòa án Hình sự Quốc tế

I. TỔNG QUAN

Tòa án hình sự quốc tế (International Criminal Court – ICC) được thành lập trên cơ sở Quy chế Rome năm 1998, nhằm hướng đến truy cứu trách nhiệm hình sự đối với 4 nhóm tội phạm: tội xâm lược, tội phạm chiến tranh, tội ác chống loài người và tội phạm diệt chủng. Về mặt nguyên tắc, các hành vi phạm tội do các cá nhân (hoặc tổ chức) tiến hành trên phạm vi một lãnh thổ quốc gia nhất định, do đó nó thuộc thẩm quyền truy cứu của quốc gia đó. Tuy nhiên, do những đặc điểm đặc trưng của 4 nhóm tội phạm này (có liên quan mật thiết với chính quyền và những người đứng đầu trong bộ máy nhà nước) cho nên trong nhiều trường hợp việc truy cứu trách nhiệm hình sự gặp phải những rào cản và khó khăn nhất định. Do đó, việc thành lập ICC nhằm mục đích bổ trợ cho hệ thống tư pháp quốc gia trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm và tránh bỏ lọt người phạm tội. Hay nói cách khác, hoạt động của ICC không nhằm ‘tranh giành’ thẩm quyền xét xử các tội phạm hình sự của các tòa án quốc gia, mà nó chỉ tham gia khi các quốc gia ‘không thể’ hoặc ‘không muốn’ xét xử các tội thuộc 4 nhóm tội phạm nói trên. Trên cơ sở các hoạt động quân sự hiện tại mà Nga tiến hành nhằm chống lại Ukraine, một quốc gia có độc lập và chủ quyền, và dựa vào các quy định của pháp luật quốc tế, bài viết này hướng tới làm rõ các hành vi cấu thành tội phạm xâm lược và tội phạm chiến tranh chứa đựng trong chiến dịch quân sự này.

Báo chí Trung Quốc đăng nhiều bài đả kích Mỹ về ‘khủng hoảng Ukraine’

Mục tiêu tuyên bố của Nga là đánh chiếm và kiểm soát khu vực phía đông của Ukraine là Donbas

Cuộc chiến mà Nga đang gây ra tại Ukraine đã bước sang ngày thứ 59 vào hôm thứ Bảy 23/4.

Tại Á châu, một điểm đáng chú ý là thái độ phê phán Hoa Kỳ được nhiều cơ quan truyền thông Trung Quốc đăng tải mấy ngày qua.

Hãng tin lớn nhất của Trung Quốc, Tân Hoa Xã, ngày 22/4 có bài nói: “Ngay cả khi không bắn một phát súng nào hoặc triển khai bất kỳ binh sĩ nào ở Ukraine, Mỹ vẫn được coi là bên tham chiến trong cuộc xung đột quân sự Nga-Ukraine.”

“Bằng cách vũ khí hóa sức mạnh tối cao tài chính toàn cầu của mình, chủ nghĩa khủng bố tài chính của Washington đang làm leo thang cuộc đối đầu vốn đã gay gắt và gây ra làn sóng chấn động khắp thế giới.”

Hoa Kỳ ‘chịu trách nhiệm’

Trang CGTN, có trụ sở tại Bắc Kinh, ngày 23/4 đăng một bài nói về ngoại giao của Ấn Độ và cảnh báo rằng khi khủng hoảng Ukraine chấm dứt, phương Tây sẽ nhắm tới Trung Quốc.

Kế hoạch Rwanda của Anh làm một số người Việt nhập cư trái phép ‘hoang mang’

Chính phủ Anh Quốc đã công bố kế hoạch đưa những người nhập cư bất hợp pháp vào Anh bằng thuyền nhỏ hoặc xe tải đang chờ xét duyệt đơn tị nạn sang Rwanda.

Làn sóng người nhập cư bất hợp pháp đến Anh đã không ngừng tăng trong nhiều năm qua khi dùng thuyền nhỏ qua Eo biển Anh (English Channel).

Theo thông tin từ Bộ Nội Vụ Anh Quốc, 28,526 người đã đến Anh Quốc bằng thuyền nhỏ vào năm 2021, con số này cao gấp hơn bốn lần so với con số 8,466 người vào 2020, trang Infomigrants cho biết.

Chính sự khủng hoảng về nhập cư bất hợp pháp vào Anh đã buộc chính phủ hiện nay phải có những chính sách nhập cư cứng rắn hơn để ngăn chặn làn sóng nhập cư bất hợp pháp đến Anh Quốc.

Khi bọn Nga sử dụng việc cưỡng hiếp như một thứ vũ khí

Vấn đề cưỡng hiếp của quân lính Nga đang ngày càng nghiêm trọng. Tháng Ba, Lesia Vasylenko, một thành viên Quốc hội Ukraine, đã bay sang London cùng ba nhà lập pháp nữ khác kêu gọi Thủ tướng Boris Johnson giúp họ đánh động thế giới. Vài tuần sau, họ gửi thông điệp tương tự đến Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Rồi ngày 21 Tháng Tư, họ đến Brussels, trụ sở Liên minh châu Âu…

“Không hình sự hoá các quan hệ dân sự, kinh tế”, chuyện thời sự mà cũ

Sẽ không có kinh tế thị trường nếu không thiết lập được ranh giới rõ ràng cho các quan hệ dân sự và kinh tế. Câu chuyện “hình sự hóa” các quan hệ này đã được bàn luận rất nhiều từ đầu thập niên 1990s. Tuy nhiên, vì không thực sự có nhà nước pháp quyền nên không thể có kinh tế thị trường, tình trạng này chưa bao giờ khắc phục được.
Liên minh các tổ chức Việt kêu gọi LHQ không cho Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền

Một liên minh các tổ chức người Việt đang kêu gọi Liên Hiệp Quốc ngăn không cho Việt Nam tham gia vào Hội đồng Nhân quyền của tổ chức liên chính phủ trong nhiệm kỳ tới sau khi quốc gia Đông Nam Á bỏ phiếu chống lại việc đình chỉ Nga khỏi hội đồng này vì vụ xâm lược Ukraine.

Chiến tranh Ukraine: Nga ‘lên kế hoạch đánh chiếm miền nam Ukraine’

Mục tiêu tuyên bố của Nga là đánh chiếm và kiểm soát khu vực phía đông của Ukraine là Donbas

Phái đoàn Vatican ở Hà Nội, bàn việc ‘nâng cấp quan hệ’

Thứ trưởng Ngoại giao Tòa thánh Vatican, Đức ông Miroslaw Wachowski đã ở Hà Nội trong hai ngày 21 và 22/4, bàn về lộ trình nâng cấp quan hệ với Việt Nam.

Điểm nhấn cao nhất của chuyến thăm là việc Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, vào ngày 22/4 đã tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Tòa thánh Vatican.

Nga đặt mục tiêu chiếm miền nam Ukraine và mở một tuyến đường tới khu vực ly khai Transnistria ở Moldova, một tướng cấp cao của Nga cho biết.

Thiếu tướng Rustam Minnekayev chỉ rõ rằng Moscow sẽ tìm cách giành “toàn quyền kiểm soát” miền nam ngoài khu vực Donbas ở phía đông – mục tiêu đã nêu của chính quyền Nga.

Transnistria là một khu vực nhỏ do Nga hậu thuẫn có biên giới với Ukraine.

Không rõ liệu những bình luận của Tướng Minnekayev có phải là quan điểm chính thức của Nga hay không.

Các quan chức quốc phòng Nga nói với Steve Rosenberg của BBC rằng họ đang “xem xét” các bình luận của vị tướng này, và nếu được xác nhận – sẽ đưa ra cái nhìn sâu sắc đầu tiên về các kế hoạch tiềm năng của Nga trong những tuần sắp tới.

Tham nhũng là kẻ thù nguy hiểm nhất của quân đội Việt Nam

Ngày 18 tháng 4 năm 2022, năm tướng lĩnh và hai sĩ quan cấp cao khác của Cảnh sát biển Việt Nam (CSBVN) đã bị Cơ quan Điều tra Hình sự Bộ Quốc phòng bắt tạm giam để điều tra về một loạt các tội danh tham nhũng, trong đó có tội tham ô tài sản. Những người bị bắt gồm có Trung tướng Nguyễn Văn Sơn (nguyên Tư lệnh CSBVN), Trung tướng Hoàng Văn Đồng (nguyên Chính ủy CSBVN), Thiếu tướng Doãn Bảo Quyết (nguyên Phó Chính ủy CSBVN), Thiếu tướng Phạm Kim Hậu (nguyên Phó Tư lệnh và Tham mưu trưởng CSBVN), và Thiếu tướng Bùi Trung Dũng (nguyên Phó Tư lệnh CSBVN).

Đây là vụ mới nhất trong một loạt các vụ bê bối tham nhũng gần đây, dẫn đến việc hàng chục sĩ quan cấp cao trong lực lượng quân đội và công an Việt Nam bị xử lý. Riêng trong quân đội, ít nhất 20 tướng lĩnh đã bị kỷ luật hoặc truy tố kể từ năm 2016. Sĩ quan cấp cao nhất bị truy tố là ông Nguyễn Văn Hiến, nguyên Tư lệnh Hải quân và Thứ trưởng Quốc phòng. Ông Hiến đã bị kết án 3 năm rưỡi tù giam vào cuối năm 2020 vì phê duyệt chuyển nhượng trái phép ba lô đất quốc phòng tại TP.HCM cho các nhà đầu tư tư nhân, gây thiệt hại cho nhà nước 939 tỉ đồng.

Binh sĩ Nga giương cao cờ Liên Xô trên các thành phố Ukraine bị chiếm đóng

Các binh sĩ Nga đã bắt đầu giương cao những lá cờ thời Liên Xô tại các khu vực họ chiếm đóng gần đây của Ukraine. Vào ngày 19 tháng 4, tại thành phố Kherson, miền nam nước này, các toán quân từ một đơn vị vệ binh quốc gia Nga (Rosgvardia) đã treo “lá cờ chiến thắng” màu đỏ lên cột cờ chính tại “Con đường Vinh quang” của thành phố, một công viên dành để tưởng nhớ những người dân địa phương đã chiến đấu trong hàng ngũ Hồng quân suốt cuộc Thế chiến II.

Trước thềm cuộc xâm lược Ukraine ngày 24 tháng 2 của Vladimir Putin, truyền thông trong nước của Nga đã thường xuyên đưa ra những tuyên bố của phương Tây, rằng Tổng thống Nga đang tìm cách tái lập Liên bang Xô viết. Tuy nhiên, khi “lá cờ chiến thắng” được giương cao ở Kherson, các kênh truyền hình do Điện Kremlin kiểm soát đã nhanh chóng ca ngợi bước tiến triển mới này.

Trong bản tin trưa, được phát sóng vào buổi trưa ngày 20 tháng 4, Kênh 1 truyền hình quốc gia Nga có một phân đoạn ca ngợi bắt đầu: “Ngày 9 tháng 5 đang đến rất nhanh và lá cờ đỏ từng nghiền nát chủ nghĩa phát xít trong thế kỷ 20 một lần nữa lại tung bay trên Con đường Vinh quang của Kherson. Đó là một biểu tượng của chiến công vĩ đại của nhân dân Liên Xô, một biểu tượng mà người dân địa phương một lần nữa nhớ lại với một cảm xúc đặc biệt.

Kênh 1 đã cử một phóng viên đến buổi lễ chào cờ, và sau đó là một tập hợp các cuộc phỏng vấn với một số cư dân địa phương nói trên.

Ukraine đã tiêu diệt soái hạm Moskva của Nga như thế nào?

Sự sáng tạo của Kyiv và sai lầm của Moscow có lẽ đều đóng một vai trò nhất định.

Trước khi bị chìm, soái hạm của Hạm đội Biển Đen là một con tàu rất lớn. Moskva dài 186m, gần bằng chiều dài của hai sân bóng đá, và được trang bị các cảm biến, thiết bị gây nhiễu sóng vô tuyến, và súng. Con tàu được bảo vệ bởi ba lớp phòng không: các tổ hợp tên lửa S-300F và OSA-MA để bắn hạ mối đe dọa ở tầm xa lẫn tầm gần, cùng với súng tự động AK-630 Gatling sẵn sàng bắn đạn chì vào bất cứ thứ gì đến quá gần. Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố con tàu chiến đã bị chìm sau khi một vụ hỏa hoạn do tai nạn đã làm nổ kho đạn trên tàu. Nhưng các đoạn phim quay lại cảnh con tàu bị hư hại, xuất hiện vào ngày 18/04, dường như lại xác nhận tuyên bố của Ukraine, rằng chính họ đã bắn trúng soái hạm Nga. Làm thế nào mà một bên được coi là yếu thế lại có thể gây ra tổn thất hải quân đáng kể như vậy?

Ngày 14/04, các quan chức Ukraine cho biết hai tên lửa chống hạm Neptune đã đánh trúng tàu Moskva. Giới chức Mỹ cũng xác nhận tuyên bố của họ. Các đầu đạn này được thiết kế và sản xuất tại Ukraine, dựa trên một mẫu tên lửa chống hạm của Nga có tên gọi là Kh-35. Tên lửa Neptune, mà phía Ukraine cho biết họ đã bắn từ một bệ phóng di động trên đất liền, là loại bay thấp, là là trên mặt nước. Điều này khiến chúng khó bị mục tiêu phát hiện hơn, đặc biệt là ở khoảng cách xa. Việc bám theo bề mặt cong của Trái Đất có thể giúp một tên lửa nằm ngoài vùng phủ sóng của radar, ít nhất là trong một thời gian. Sóng, mưa, và thậm chí sương mù đều có thể gây nhiễu sóng radar. Nhưng tốc độ của Neptunes không thể sánh bằng khả năng tàng hình của nó. Khác với nhiều loại vũ khí chống hạm, tên lửa này di chuyển chậm hơn tốc độ âm thanh.

Dân Việt Nam không có khả năng thay đổi chính phủ một cách ôn hòa? 

Bản tin Việt ngữ của RFA (Đài Á Châu Tự Do) ngày 13 tháng 4 có đăng bài tựa đề “Bộ  Ngoại giao Mỹ: Công dân Việt không có khả năng thay đổi chính phủ một cách ôn hoà”, với nội dung như sau:

Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 12/4 công bố bản báo cáo về tình hình nhân quyền của các nước trên thế giới trong năm 2021, trong đó có Việt Nam được nêu như là một quốc gia độc tài, một đảng cầm quyền và “cuộc bầu cử Quốc hội không tự do cũng không công bằng, có sự cạnh tranh hạn chế giữa các ứng cử viên do Đảng Cộng sản xét duyệt kỹ”.

Báo cáo do Cục Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phát hành cho biết, công dân Việt Nam “không có khả năng thay đổi chính phủ của họ một cách hòa bình thông qua các cuộc bầu cử tự do và công bằng; hạn chế nghiêm trọng đối với sự tham gia chính trị; chính phủ tham nhũng nghiêm trọng; buôn người; những hạn chế đáng kể đối với quyền tự do hiệp hội của người lao động; và sử dụng lao động trẻ em bắt buộc.”

Hồi tháng 5/2021, Chính phủ Việt Nam quyết tâm tổ chức cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa 15 trong bối cảnh bùng phát của dịch COVID-19, trong khi Việt Nam chưa có đủ vắc-xin và thuốc chữa trị.

Hai người nộp đơn tự ứng cử Đại biểu Quốc hội là các ông Lê Trọng Hùng và Trần Quốc Khánh bị bắt giữ trước khi cuộc bầu cử diễn ra, sau đó bị tuyên án lần lượt là 5 năm và 6,5 năm tù giam với cáo buộc “phát tán tài liệu nhằm chống nhà nước” theo Điều 117 Bộ Luật Hình sự.

Theo báo cáo của phía Hoa Kỳ thì Cục này có các báo cáo đáng tin cậy về: các vụ giết người bất hợp pháp hoặc tùy tiện của Chính phủ; tra tấn và đối xử và trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục bởi các nhân viên Chính phủ; bắt giữ và giam giữ tùy tiện; tù nhân chính trị; sự trả thù có động cơ chính trị đối với các cá nhân ở quốc gia khác.

Chiến tranh Ukraine sẽ không thay đổi tất cả!

Cuộc chiến của Nga đã chính thức chấm dứt thời kỳ đơn cực của Mỹ và đưa thế giới quay trở lại trạng thái sẽ được giải thích tốt nhất theo chủ nghĩa hiện thực.

Không sớm thì muộn, giao tranh ở Ukraine sẽ dừng lại. Chẳng ai biết được nó sẽ kết thúc thế nào, và giải pháp cuối cùng trông sẽ ra sao. Có thể lực lượng Nga sẽ sụp đổ và rút lui hoàn toàn (khó xảy ra). Có thể Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ bị loại khỏi chiếc ghế quyền lực và (những) người kế nhiệm ông sẽ chấp nhận một thỏa thuận hào phóng với hy vọng quay ngược thời gian (cũng khó xảy ra). Có thể các lực lượng Ukraine sẽ mất ý chí chiến đấu (rất khó xảy ra). Có thể cuộc chiến sẽ rơi vào bế tắc bất phân thắng bại, cho đến khi các bên kiệt sức và một thỏa thuận hòa bình được thương lượng (đây là dự đoán của tôi). Tuy nhiên, ngay cả trong kịch bản đó, thật khó để biết các điều khoản cuối cùng sẽ là gì hoặc chúng sẽ tồn tại trong bao lâu.

Slovakia bắt cựu Bộ trưởng Nội vụ, người liên quan đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Hôm 20 tháng 4, báo chí Slovakia đưa tin cơ quan an ninh của nước này đã bắt giữ ông Robert Kaliňák, cựu Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

Ông này là người bị cáo buộc đã giúp đỡ phía công an Việt Nam trong vụ việc ông Trịnh Xuân Thanh, cựu Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang, người bị an ninh Việt Nam bắt cóc khi đang xin tị nạn chính trị tại Đức hồi năm 2017.

Trao đổi với đài Á châu Tự do từ thủ đô Berlin nước Đức, nhà báo Lê Trung Khoa, người theo dõi sát sao vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, cho biết thêm thông tin về vụ bắt giữ cựu Bộ trưởng Nội vụ Slovakia:

“Theo như thông tin mà tôi vừa nhận được và trao đổi với các phóng viên Nhà nước ở Slovakia thì họ nói rằng, việc ông cựu Bộ trưởng Robert Kaliňák bị bắt giữ lần này có liên quan đến hàng loạt sai phạm của ông ta trong thời gian vừa qua. Bao gồm tham nhũng, nhận hối lộ, tham gia các tổ chức tội phạm có tổ chức.

Chính vì vậy đã bị cơ quan an ninh của Slovakia chuyên trách việc theo dõi tội phạm trong đội ngũ chính trị gia và công chức của Bộ Nội vụ ra lệnh bắt giữ.”

Là người đã theo dõi sát sao vụ việc bắt cóc chấn động do cơ quan an ninh của Việt Nam thực hiện ngay giữa thủ đô Berlin, ông Lê Trung Khoa lý giải vai trò của chính trị gia người Slovakia mới bị bắt trong sự việc này:

“Vai trò của ông cựu Bộ trưởng này rất lớn, bởi vì ông ta là người nắm giữ chìa khoá giúp cho phía Việt Nam có máy bay của Chính phủ Slovakia, để chở ông Trịnh Xuân Thanh từ Bratislava sang bên Moscow, từ đó là tiếp tục về Việt Nam.

Quan hệ Nga-Việt đặt Mỹ vào tình thế tiến thoái lưỡng nan với các lệnh trừng phạt

Kế hoạch của Việt Nam tổ chức các cuộc tập trận quân sự với Nga có thể làm sống lại những lời kêu gọi nhằm giáng đòn vào Hà Nội bằng các hình phạt liên quan đến CAATSA (Đạo luật Chống lại Kẻ thù của nước Mỹ Thông qua Trừng phạt)

Việt Nam có thể sớm bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ vì tiếp tục quan hệ quân sự với Nga giữa lúc phương Tây tìm kiếm các hướng mới gây áp lực thứ cấp để trừng phạt Moscow vì cuộc xâm lược Ukraine.

Việt Nam, đồng minh thân cận nhất của Moscow ở Đông Nam Á, đã khiến các quan chức Mỹ mất tinh thần khi bỏ phiếu trắng trong các nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc chống lại Nga. Trong tháng này, Hà Nội còn là một trong 24 quốc gia duy nhất bỏ phiếu phản đối việc Nga bị loại khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc

Phi vụ cuối cùng

(VNTB) – Những mơ ước trở thành tướng tá đã tan theo mây khói vì đây là phi vụ cuối cùng 

Sau khi tốt nghiệp tại trường huấn luyện cuối cùng tại Eglin AFB, Hoa Kỳ, nơi đào tạo những phi công chiến đấu khu trục cơ A-1 Skyraider; sau khi về nước, tôi “bị lưu đày” ra căn cứ Cù Hanh, Pleiku giữa năm 1971 với Phi Đoàn Thái Dương 530. Nơi đây là căn cứ Không Quân dành cho những phi công không “piston” hay không có “ngôi sao” tại Bộ Tư Lệnh đỡ đầu. Chung quanh căn cứ Cù Hanh, ngoài kho bomd, kho đạn, nhà ở nhỏ téo nhỏ teo, khắp nơi là hầm trú ẩn khị bị pháo kích; ngoài ra muốn ra phố Pleiku thì phải “quá giang” xe của các xếp có “hoa mai trắng”, còn những anh hùng khu trục cấp úy như tôi thì chỉ có xe “hai chân” mà thôi.

Thành phố Pleiku chỉ có một con đường chính là đường Hoàng Diệu, và dọc hai bên đường với các quán ăn, quán nhậu, nhà hút á phiện. Thêm vào đó, các quán “bar” dành cho lính Mỹ mọc lên như nấm, với các cô chiêu đãi viên “xồn xồn” mới lên Pleuku tiếp khách Mỹ, còn những nàng có nét đẹp trên trung bình và trẻ thì ở Saigon chớ ai lên đây làm gì. Riêng phi công của phi trường Cù Hanh Pleiku thì lúc nào cũng được các “em Pleiku má đỏ môi hồng” theo nhiều hơn là các chàng bộ binh. Nhưng những pilot nơi đây đã làm một số em con nhà “gia giáo” dè dặt làm quen vì “Đường nào dài bằng đường Hoàng Diệu, lính nào đểu bằng lính Không Quân”. Nhiều con nhạn là đà đã chết vì chiếc áo bay của các chàng phi công trẻ. 

McDonald’s và những nỗi ám ảnh của nước Nga

Thức ăn nhanh, ý thức hệ và những ám ảnh địa chính trị quốc tế.

Bốn giờ sáng ngày 31/1/1990, một hàng dài thị dân Moscow chờ đợi ở Quảng trường Pushkin. [1]

Họ không xếp hàng để đón xem một cuộc diễu binh.

Họ cũng không tập hợp chờ nghe phát biểu từ một lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô.

Chuyện sinh nhật của tôi – Chút tâm tình gửi bè bạn

“Đã từ lâu tôi mong có dịp được gặp bác Phu vì rất ngưỡng mộ những việc bác làm.
Bác là một trong những chiến sĩ tiên phong phải chịu tù đầy cho một Việt Nam có
NHÂN QUYỀN, DÂN CHỦ.”

1/ Trước năm 81 tuổi:

Tôi vốn không quan tâm đến việc kỷ niệm ngày sinh của mình. Nhưng từ khi viết những bài phản biện cái lý thuyết Mác-Lê và bị nhà nước CS bắt đi tù, thậm chí năm 2000 còn bị khởi tố tội “PHẢN QUỐC” (sic) (vì đã dám phê phán mặt trái của cả ĐCSVN và nhân dân VN!), bị đủ kiểu hình phạt và khống chế mấy chục năm, thì từ đó bầu bạn khắp nơi đem lòng thương mến, và cứ đến ngày sinh là thường tổ chức một tiệc vui nho nhỏ để chúc mừng.

Và chẳng hiểu trời xui đất khiến làm sao mà cha mẹ lại sinh ra tôi trúng vào cái ngày sinh 22 tháng 4 của ông “Lê Văn Nin” chúa trùm CS ấy?

Philippines ‘tạm ngưng thăm dò dầu khí’ ở Biển Đông để hợp tác với TQ

Tổng thống Duterte có quan điểm mềm dẻo hơn với Trung Quốc so với người tiền nhiệm

Manila tạm đình chỉ hoạt động thăm dò dầu khí ở Biển Đông trong lúc đang cố gắng đạt thỏa thuận với Bắc Kinh về một dự án liên doanh năng lượng, phát ngôn nhân của Tổng thống Rodrigo Duterte nói hôm thứ Tư.

Việc khoan thăm dò dầu ngoài khơi Philippines được phép nối lại hồi tháng 10/2020, khi ông Duterte – người có cách tiếp cận mềm mỏng hơn người tiền nhiệm trước các yêu sách trên biển của Bắc Kinh – dỡ bỏ lệnh cấm hồi năm 2014.

Về tin ‘tập trận chung với Nga’, Việt Nam nói ‘hợp tác quốc phòng’

Người phát ngôn ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã trả lời báo giới, chiều 21/4, khi được hỏi về tin Nga và Việt Nam sắp tập trận chung.

Bà Lê Thị Thu Hằng cho biết: “Chủ trương nhất quán của Việt Nam là các hoạt động hợp tác quốc phòng của Việt Nam với các nước, bao gồm giao lưu, luyện tập chung, phục vụ hội thao, hội thi là nhằm tăng cường hợp tác hữu nghị đoàn kết tin cậy và hiểu biết lẫn nhau vì hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực cũng như trên thế giới.”

Theo tờ Công an Nhân dân, bà Hằng nói thêm rằng hoạt động hợp tác an ninh quốc phòng của các quốc gia cần phủ hợp luật pháp quốc tế, đặc biệt là Hiến chương Liên hợp quốc, các điều ước quốc tế mà các quốc gia đó là thành viên, đóng góp vào việc duy trì hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn, hợp tác và phát triển ở khu vực cũng như trên thế giới.

Thủ tướng New Zealand: Cần hợp tác với Trung Quốc vì lợi ích chung

New Zealand từ lâu đã nhận thức được “sự quyết đoán ngày càng tăng” và “mối quan tâm gia tăng” trong khu vực – rõ ràng là từ Trung Quốc, theo Thủ tướng Jacinda Ardern.

Nhưng bà Ardern cũng nói về sự cần thiết phải làm việc với Trung Quốc, trên các lĩnh vực có “lợi ích tự nhiên của các bên”.

Trả lời BBC trong một cuộc phỏng vấn được phát sóng độc quyền, bà tin tưởng cái mà bà gọi là “mối quan hệ chín muồi” của đất nước bà với Bắc Kinh.

Nhưng bà vẫn bày tỏ “sự thất vọng” của bà về việc Quần đảo Solomon đã tăng cường thỏa thuận an ninh với Trung Quốc, làm dấy lên mối lo ngại Bắc Kinh có thể thiết lập căn cứ quân sự ở đây.

Trung Quốc muốn hàn gắn với tám nước Trung và Đông Âu dù có căng thẳng về Nga

TS Hoắc Ngọc Trân trong một hội nghị về châu Âu. Tuần này, bà Hoắc dẫn đầu phái đoàn ngoại giao TQ sang tám nước châu Âu để nối lại quan hệ trong khuôn khổ nhóm 16+1

Trung Quốc vừa cử nữ đặc sứ Hoắc Ngọc Trân sang ‘hàn gắn quan hệ với Đông Âu’ và giải thích quan điểm của Bắc Kinh về cuộc chiến của Nga ở Ukraine.

Chuyến đi tới tám nước thuộc nhóm 16+1 ở Đông Âu, vùng biển Baltic và Balkans được Bộ Ngoại giao Trung Quốc loan báo trên mạng Twitter.

Ông Vương Lỗ Đồng, Tổng cục trưởng phụ trách châu Âu của Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo trên Twitter rằng phái đoàn của bà Hoắc Ngọc Trân sẽ tới CH Czech, Slovakia, Hungary, Croatia, Slovenia, Estonia, Latvia và Ba Lan.

1964-1975: Trung Quốc ‘viện trợ Hà Nội nhưng không thể chỉ huy’

Một nghiên cứu mới về viện trợ Trung Quốc cho Bắc Việt Nam từ 1964 tới 1975 kết luận Trung Quốc góp phần giúp miền Bắc chiến thắng trong Chiến tranh Việt Nam, nhưng Bắc Kinh không tác động nổi tới lãnh đạo cộng sản Việt Nam.

Bài viết Reassessment of Beijing’s economic and military aid to Hanoi’s War, 1964-75 của Shao Xiao & Xiaoming Zhang vừa đăng trên tạp chí học thuật Cold War History tháng 4/2019.

Hai tác giả nói viện trợ của Trung Quốc thay đổi suốt chiến tranh, đạt đỉnh cao năm 1965, 1967, 1972, và 1974.

Trung Quốc viện trợ để phục vụ lợi ích riêng của nước này. Vì vậy, sự thay đổi trong viện trợ khiến Hà Nội nghi ngờ ý định thật của Bắc Kinh.

Theo lịch sử chính thức của Trung Quốc, từ thập niên 1950 tính tới 1975, Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Nam tổng cộng hơn 20 tỉ nhân dân tệ. Trong đó, 1,4 tỉ là cho vay không lãi suất.

1965-1969: Binh sĩ Trung Quốc ‘giúp Việt Nam bắn rơi hàng trăm máy bay Mỹ’

Trung Quốc, từ tháng 6 năm 1965 đến tháng 8 năm 1973, đã điều động tổng cộng hơn 320.000 binh sĩ thuộc các quân chủng phòng không, công binh, đường sắt, rà phá bom mìn và hậu cần, v.v. để thực hiện các nhiệm vụ phòng không, xây dựng, rà phá bom mìn và đảm bảo hậu cần ở miền Bắc Việt Nam.

Đây là con số vừa được đài phát thanh China Radio International của Trung Quốc, ban tiếng Việt, ghi nhận trong một bài báo đăng ngày 20/4.

Con số 320.000 binh sĩ trùng khớp với các thông tin đã được công bố trước đây.

Bài báo của China Radio International phỏng vấn ông Dương Cảnh Khoa, cán bộ về hưu thuộc Phòng Kỹ thuật của Đài Phát thanh – Truyền hình Trung ương Trung Quốc và ông Trương Á Quang, cán bộ về hưu của Cục Khai thác Quặng Long Khẩu, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.

Năm 1966 và 1967, ông Dương Cảnh Khoa tốt nghiệp Học viện Radar Không quân Trung Quốc, đã hai lần sang Việt Nam tác chiến “theo lời kêu gọi của Chủ tịch Mao Trạch Đông đến giúp đỡ nhân dân Việt Nam đẩy lùi cuộc tấn công của quân đội Mỹ”, theo bài viết.

Vụ chìm soái hạm Moskva cho thấy sự yếu kém của Hải quân Nga

Thất bại trong việc phòng thủ và phản ứng trước cuộc tấn công tên lửa cho thấy những sai sót lớn trong chiến dịch quân sự của Nga.

Khi bị chìm vào ngày 14/04, tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường Moskva của Nga, chiếc soái hạm của Hạm đội Biển Đen, được cho là có mang theo một mảnh gỗ từ Thánh giá Chúa Jesus – cây thập tự mà những tín đồ Thiên Chúa giáo tin rằng Chúa đã bị đóng đinh trên đó.

Một bản tin hồi tháng 02/2020 từ hãng thông tấn Tass của Nga đã dẫn lời người đứng đầu Nhà thờ Chính thống giáo Quận Sevastopol, cho biết rằng một mảnh gỗ từ Thánh giá Chúa, chỉ dài vài millimet, đã được gắn vào một cây thánh giá làm bằng kim loại chế tác từ thế kỷ 19, và sẽ được lưu giữ trong nhà nguyện trên tàu Moskva.

Người Nga đã cố gắng hạ thấp tầm quan trọng của vụ chìm tàu Moskva, nói rằng hỏa hoạn trên tàu là nguyên nhân gây chìm, trái ngược với tuyên bố của Ukraine, rằng hai tên lửa hành trình chống hạm Neptune đã bắn trúng con tàu.

Chết Không Nhắm Mắt 

(VNTB) – Kẻ Bắc/người Nam, bên thua/bên thắng đều phải trải qua những hoàn cảnh và kinh nghiệm sống khác nhau. Duy có điều này thì chắc chắc là: khi họ chết không ai nhắm mắt!

 Tôi tình cờ “nhặt” trên FB một tác phẩm khá độc đáo của Marc Riboud. Ông “chớp” được cảnh một anh bộ đội (với con búp bê nằm dưới nắp ba lô, và cái sắc cầm tay) đang trên đường trở về quê cũ.

Cùng với bức ảnh là lời bình, cũng độc đáo không kém, của face booker Nguyễn Hoàng : “Thằng này coi vậy mà hiền, chỉ lấy con búp bê cho con và cái bóp đầm cho vợ mà thôi.”

Thằng chả hiền thiệt chớ. Cái ba lô xẹp lép hà. Ngó thấy mà thương. Là kẻ cầm súng, thuộc phe thắng trận, đương sự có thể thu góp được chiến lợi phẩm nhiều hơn thế.

Bên thua cuộc, rõ ràng, không mất mát chi nhiều mà Bắc/Nam đã được “nối vòng tay lớn” – theo như cách nói của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn. Rồi ra, tác giả còn dự tưởng, sẽ có những đoàn tầu thống nhất “toả khói trắng hai bên đường,” những đám “trẻ thơ đi hát đồng dao” khắp ngõ, và “mọi người ra phố mời rao nụ cười.”

Chỉ huy phòng thủ Mariupol: “Không ai tin người Nga nữa”

Qua kết nối lắt léo bằng vệ tinh của Mỹ, Thiếu tá Serhiy Volyna thuộc lữ đoàn thủy quân lục chiến biệt lập số 36, cho tờ The Washinton Post biết lực lượng bảo vệ Nhà máy thép Azovstal của ông vẫn chiến đấu kiên cường. “Chúng tôi không bao giờ hạ vũ khí và không lặp lại sai lầm khi quá tin vào sự đảm bảo của người Nga, chỉ để thấy họ phá vỡ lời hứa và nổ súng. Không ai tin người Nga nữa!” – ông nói. Đối thủ của Volyna là tướng Nga Mizintsev, người được mệnh danh là “tên đồ tể của Mariupol”.

Tôi nghĩ…và tôi hiểu ra…

Người Việt Nam nào học hết Trung học Cơ sở thôi, cũng nhớ đến cuộc khởi nghĩa của hai bà Trưng; nhớ câu thơ Thần của Lý Thường Kiệt “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”…; nhớ “Hịch Tướng sĩ” của Trần Hưng Đạo; nhớ “Bình Ngô Đại cáo” của Nguyễn Trãi; nhớ đến lời “Hịch Xuất quân” của Hoàng đế Quang Trung:

… “Đánh cho nó chích luân bất phản

Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn

Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.”…

Sớm dẹp nạn “ông trời con” trong bộ máy công quyền

(KTSG Online) – Chỉ trong vòng ba tháng gần đây đã xảy ra ít nhất ba vụ cán bộ trong bộ máy công quyền hành hung, hăm doạ người dân chỉ vì bị nhắc nhở vì đậu xe ô tô cản đường. Cách hành xử kiểu ỷ thế ỷ quyền bất chấp luật lệ và đạo đức xã hội như vậy – mà dân gian thường gọi là “ông trời con” – đã làm hình ảnh người cán bộ công chức trong mắt người dân trở nên hết sức xấu xí.

Điểm qua thì tất cả người gây ra vụ việc đều là người có chức vụ: một người là Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính thuộc Tổng cục Địa chất và Khoáng sản (Bộ Tài nguyên và Môi trường), một người là đại úy – Phó đội trưởng thuộc Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an tỉnh Bình Dương) và một người là Phó trưởng phòng Xây dựng Chính quyền và Công tác Thanh niên (Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế).

Việt Nam: Bắt ông Đỗ Thành Nhân vì ‘thao túng chứng khoán’

Ông Đỗ Thành Nhân, Chủ tịch Công ty CP Louis Holdings, vừa bị bắt tạm giam để điều tra về tội “Thao túng thị trường chứng khoán”, theo Bộ Công an Việt Nam ngày 20/4.

Sau tin đồn, ông Đỗ Anh Dũng và nhiều lãnh đạo Tân Hoàng Minh bị bắt

Cảnh báo sắp xảy ra cuộc tấn công hạt nhân của NATO: Nga đổ lỗi cho tin tặc

Các quan chức Nga cho biết, tin tặc đứng sau một thông điệp sai được đăng trên trang web của một cơ quan chính phủ, cảnh báo về một cuộc tấn công có thể xảy ra của NATO.

Các quan chức Nga đổ lỗi cho tin tặc sau khi xuất hiện một thông báo hôm thứ Ba, đăng trên trang thông tin điện tử của cơ quan dịch vụ khẩn cấp của nước này, trong đó cảnh báo “mối đe dọa về một cuộc tấn công hạt nhân trả đũa từ các nước NATO.

Thông điệp xuất hiện trên một trang web truyền thông của Bộ Các tình trạng Khẩn cấp của Liên bang Nga, và nó bao gồm các khuyến nghị  người dân chuẩn bị cho sự kiện như vậy.

Ghê sợ giáo dục VN: trắng trợn ép học sinh không thi vào lớp 10

Đôi lời: tất cả chỉ vì “bệnh thành tích” hay có cả, thậm chí chủ yếu, từ bệnh … tham tiền? Báo chí chỉ có thể phản ánh phần rất nhỏ của muôn thủ đoạn “làm tiền”, cả tinh vi, lẫn trắng trợn, trong đó thường thông qua cái gọi là “ban phụ huynh” để ép “đóng góp” tới hàng triệu, …

Đó là chưa nói tới lối làm việc, đưa tin như thể “toa rập” giữa báo chí-phòng GD-nhà trường, như trong bài Vụ học sinh yếu bị ép không thi vào lớp 10 ở Hà Nội: Phòng GD báo cáo gì?, cũng mới ra sáng nay. Chỉ làm việc với nhà trường, không thèm tìm hiểu qua nhiều học sinh, phụ huynh, thử hỏi ai tin được họ?

Bộ Giáo dục lại chỉ hứa “xử lý nghiêm nếu có” – một “đặc sản” tổ hợp của thói quan liêu, vô trách nhiệm, bất lực và che đậy tiêu cực.

Mới đây, Bộ Chính trị họp “xem xét thành lập ban chỉ đạo chống tham nhũng cấp tỉnh“. Vậy không khéo còn phải lập thêm cả loại này ở cấp … sở, phòng, trường nữa cũng nên?

Hà Nội: Giáo viên ép học sinh không thi vào lớp 10 vì… học dốt?

Nga tập trung tấn công nhằm chiếm lại khu vực miền đông Ukraine

Nga tập trung tấn công ở miền đông Ukraine nhằm chiếm lại khu vực này sau khi không thể đạt được mục tiêu chiếm thủ đô Kyiv.

Ukraine gọi đây là ‘Giai đoạn 2’ trong cuộc xâm lược của Nga. Các đồng minh như Mỹ, Anh, Pháp…đã cam kết viện trợ thêm vũ khí hạng nặng cho Ukraine.

Giao tranh tại Donbas vẫn đang trong giai đoạn ác liệt dọc đường tiền tuyến dài 480 km ở miền đông Ukraine.

Các đồng minh cam kết viện trợ thêm vũ khí cho Ukraine chống Nga ở miền đông

Các quốc gia đồng minh của Ukraine đã cam kết gửi thêm vũ khí để giúp Kyiv chiến đấu trước cuộc tấn công mới của Nga ở miền đông.

Mỹ và một số nước khác tuyên bố sẽ viện trợ thêm đạn pháo, vũ khí chống tăng và phòng không cho Kyiv trong cuộc điện đàm video kéo dài 90 phút vào ngày thứ Ba 19/4.

Ukraine nói họ cần vũ khí để tự vệ khi Nga tiến hành chiến dịch tấn công mới ở miền đông nước này.

VN: Nhiều khách sạn đầu tư bạc tỷ đón khách Nga ‘hụt’

Mặc dù Việt Nam đã mở cửa hoàn toàn cho khách du lịch quốc tế từ 15/03, khách Nga – đối tượng tiềm năng của ngành du lịch Việt Nam – không thể đến vì việc đi lại đặc biệt khó khăn do các lệnh trừng phạt của quốc tế.

Việc này khiến cho nhiều khách sạn, resort ở Việt Nam, đặc biệt những nơi khách Nga thường lui tới như thành phố biển Nha Trang, lâm vào tình trạng ‘dở khóc dở cười’.

Nhiều khách sạn, resort tại đây đã bỏ hàng tỷ đồng tu sửa sau đại dịch, chờ đón khách Nga. Nhưng nay không có bóng khách Nga nào tới.

Lithuania phản đối hành động gây hấn của Nga bằng cách cấm hiển thị chữ cái ‘Z’

“Z” đã trở thành một biểu tượng nổi tiếng của tinh thần đoàn kết với Nga kể từ khi xâm lược Ukraine, mặc dù chữ cái này không thuộc bảng chữ cái Cyrillic của Nga. Hôm thứ Ba, Quốc hội Litva đã bỏ phiếu cấm hiển thị công khai chữ cái này và các biểu tượng thân Nga khác, theo Reuters.

Ngoài chữ “Z”, lệnh cấm bao gồm cả dải ruy băng màu đen và cam của Thánh George, đã trở nên phổ biến trong giới ly khai thân Nga ở miền đông Ukraine vào năm 2014. Việc hiển thị của chữ “V” cũng bị cấm, theo Đài phát thanh và Truyền hình quốc gia Litva.

Các biểu tượng thân Nga đã được thêm vào một luật hiện hành, trong đó cấm các biểu tượng liên quan đến Đức Quốc xã và Liên Xô. Những người vi phạm lệnh cấm có thể bị phạt tiền lên tới 900 euro (971 USD) cho một cá nhân hoặc 1.500 euro (1,619 USD) cho một hội nhóm.

Các lệnh cấm tương tự cũng được áp dụng ở hai nước Latvia và Moldova, trong khi các biện pháp hạn chế khác đối với biểu tượng “Z” tồn tại ở một số quốc gia và khu vực pháp lý địa phương khác. Ở các vùng của Đức, việc sử dụng chữ cái này để ủng hộ Nga có thể bị phạt tới 3 năm tù.

Cuối tháng trước, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba đã kêu gọi tất cả các nước hình sự hóa đối với thứ chữ cái như một biểu tượng ủng hộ cuộc xâm lược của Nga này.

“Tôi kêu gọi tất cả các quốc gia hình sự hóa việc sử dụng biểu tượng ‘Z’ như một cách để công khai ủng hộ cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga”, Kuleba đã tweet vào ngày 28 tháng 3. “Chữ ‘Z’ có nghĩa là tội ác chiến tranh của Nga, đã ném bom vào các thành phố, hàng nghìn người Ukraine đã bị sát hại. Phải cấm công chúng ủng hộ thứ chủ nghĩa man rợ này.“

Trong khi chữ “Z” gần đây trở nên gắn liền với quân đội Nga một phần do nó xuất hiện trên các phương tiện xâm lược Ukraine, nhưng dường như rất ít người đồng ý về ý nghĩa đằng sau biểu tượng đó.

Militärexperte R.Rotte: „Viel Zeit bleibt Putin nicht mehr, den Krieg noch zu gewinnen“-Chuyên gia quân sự R.Rotte: ‚Không còn nhiều thời gian để Putin thắng cuộc chiến’

Moskaus Kraftakt für einen kleinen Sieg

Cuối tháng 6: Vận động cho Việt Nam ở thủ đô Hoa Kỳ Chiến dịch toàn cầu cho các tù nhân tôn giáo

Khoảng 60 người Việt và thân hữu ngoại quốc đã ghi danh tham gia “Hội Nghị Thượng Đỉnh Cho Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế” sẽ tổ chức ở thủ đô Hoa Kỳ ngày 28 – 30 tháng 6 tới đây. Đây là năm thứ hai BPSOS đồng tổ chức hội nghị thượng đỉnh này, và ước lượng sẽ có hơn một nghìn tham dự viên gồm các lãnh đạo tôn giáo, các giới chức chính quyền, các nghị sĩ, và các nhà đấu tranh cho tự do tôn giáo đến từ nhiều quốc gia.

Đồng chủ tịch của Uỷ Ban Chỉ Đạo hội nghị gồm có Cựu Đại Sứ Lưu Động Hoa Kỳ đặc trách tự do tôn giáo quốc tế Sam Brownback và Ts. Katrina Lantos-Swett, cựu Chủ Tịch Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế.

BPSOS sẽ đảm trách mảng giới trẻ lãnh đạo và Chiến Dịch Toàn Cầu cho các Tù Nhân Tôn Giáo, một trong những chủ đề chính của hội nghị thượng đỉnh năm nay.

“Trong vai trò đồng tổ chức, chúng tôi tạo điều kiện cho các tôn giáo bị bách hại ở Việt Nam lên tiếng tại diễn đàn quốc tế này,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, cho biết. 

BPSOS sẽ hỗ trợ các tổ chức và nhóm các tổ chức trên thế giới phát động chiến dịch đòi tự do cho TNTG mà họ chọn. Đến nay, đã có khoảng một chục tổ chức và nhóm các tổ chức đề cử TNTG mà họ nhận trách nhiệm vận động. Riêng Việt Nam có 3 tù nhân lương tâm tôn giáo được chọn để giới thiệu tại Hội Nghị Thượng Đỉnh:

1.      Tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo Nguyễn Bắc Truyển

2.      Giáo dân Công Giáo Nguyễn Văn Hoá

3.      Mục Sư Tin Lành Tây Nguyên Y Pum Bya

Đồng thời, một số TNTG ở Nigeria, Miến Điện, Yemen, và Trung Quốc cũng đã được tuyển chọn.

Đề nghị tập trận chung Nga – Việt Nam: quyết định bất hợp lý, gây ngạc nhiên

Trong khi chiến sự đang diễn ra khốc liệt tại Ukraine, Nga và Việt Nam lại lên kế hoạch cho một cuộc diễn tập quân sự, theo thông tin từ truyền thông Nhà nước Nga hôm 18/4. Các nhà phân tích cho rằng đây là một bước đi không thích hợp và có thây gây ra “những cái nhướn mày” trong khu vực.

Thông tin về cuộc tập trận được đưa ra vào khi thế giới đang phẫn nộ trước cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine và con số dân thường thiệt mạng do cuộc chiến đang không ngừng tăng lên. Nó cũng trùng hợp với thời điểm mà Mỹ đang chuẩn bị cho Thượng đỉnh Mỹ – ASEAN (bao gồm Việt Nam) từ ngày 12 đến 13 tháng năm tới.

Trang tin RIA Novosti của Nhà nước Nga cho biết cuộc gặp ban đầu để chuẩn bị cho cuộc diễn tập được tổ chức dưới hình thức trực tuyến giữa lãnh đạo quân đội Việt Nam và Quân khu miền Đông của Nga.

Hai bên “đã đồng ý về chủ đề cho cuộc tập trận sắp tới, ngày và địa điểm xác định” và đã “thảo luận các vấn đề về hỗ trợ hậu cần, y tế, các chương trình văn hoá và thể thao”, trang RIA Novosti đưa tin nhưng không nêu thêm chi tiết cụ thể.

Đại tá Ivan Taraev, người đứng đầu Ban Hợp tác quân sự quốc tế thuộc Quân khu miền Đông được trích lời cho biết, cuộc tập trận chung nhằm mục đích “nâng cao kỹ năng thực hành của các chỉ huy và đội ngũ trong việc tổ chức các hoạt động đào tạo tác chiến và quản lý đơn vị trong các tình huống chiến thuật khó cũng như đưa ra các giải pháp không quy ước khi thực hiện các nhiệm vụ.”

Hai bên cũng thảo luận tên gọi cho cuộc tập trận. Một đề nghị đưa ra cho cuộc tập trận là “Liên minh Lục địa – 2022”.

“Quyết định không hợp lý”

Báo chí Việt Nam hiện vẫn chưa đưa tin gì về cuộc gặp và đề nghị tập trận. Các giới chức Việt Nam hiện cũng chưa đưa ra bình luận gì.

Giáo sư Carl Thayer thuộc trường Đại học New South Wales ở Australia, một người theo dõi tình hình Việt Nam, nói với RFA:

Đây là một quyết định không hợp lý từ phía Việt Nam. Hoa Kỳ đang chuẩn bị cho Thượng đỉnh với lãnh đạo khối các nước ASEAN vào tháng năm. Liệu các lãnh đạo Việt Nam sẽ có thể nhìn vào mắt Tổng thống Biden không trong khi Hoa Kỳ đã có lập trường rõ ràng về cuộc chiến ở Ukraine và cuộc xâm lược của Nga?”

“Đây không phải là cách bạn làm việc với các cường quốc trên thế giới.” – Giáo sư Carl Thayer nói.

Thư chung kêu gọi TT Biden nêu vấn đề ngôn ngữ hận thù nhắm vào các nhóm tôn giáo khi tiếp Thủ tướng Phạm Minh Chính

Hàng chục tổ chức và cá nhân vừa ký thư chung gửi đến Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden kêu gọi Nhà Trắng nêu lên các quan ngại về việc chính phủ Việt Nam “chủ trương bách hại các tôn giáo không chấp nhận bị chính phủ kiểm soát.” Động thái này diễn ra trước thềm Hội nghị Thượng Đỉnh Hoa Kỳ – ASEAN, khi Tổng thống Biden dự kiến có cuộc gặp với Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính vào giữa tháng 5.

Thư chung được soạn thảo vào cuối tháng 3, và tính đến sáng ngày 19/4 có 40 tổ chức và 34 cá nhân, chủ yếu ở Hoa Kỳ, Thái Lan, Việt Nam… ký tên và sẽ được gửi đến Nhà Trắng và các quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào ngày 5/5, ban soạn thảo cho VOA biết.

Bức thư lên án sự can thiệp có chủ ý của chính quyền Việt Nam vào các hoạt động tôn giáo: “Nhà Nước đã chỉ đạo và hỗ trợ chương trình tuyên truyền dùng những ngôn từ kích động sự thù địch và bạo lực nhắm vào các nhà lãnh đạo tôn giáo và giáo dân, dẫn đến những hậu quả tai hại và đáng lo ngại”.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc điều hành của tổ chức BPSOS có trụ sở ở bang Virginia, Mỹ, một trong những tổ chức khởi xướng và ký vào thư chung, chia sẻ với VOA:

“Mục đích của thư chung này là để báo động cho chính phủ Hoa Kỳ, đặc biệt là Hành pháp của Tổng thống Biden về một hiện tượng mà chúng tôi theo dõi từ ba năm nay với thông điệp kích động hận thù và bạo lực nhắm vào các cộng đồng tôn giáo độc lập với chính quyền.

“Ví dụ như Hội Cờ Đỏ tấn công các linh mục, giáo dân công giáo, và sau này họ cũng bắt đầu tấn công vào các tôn giáo khác; hoặc các tín đồ của chi phái Cao Đài 1997 (chi phái do nhà nước dựng lên) có những lời phỉ báng nhắm vào những tín đồ, chức sắc, chức việc của chi phái Cao Đài gốc 1926.”

Ông Nguyễn Tường Thuỵ từ trại giam Phú Giáo: Nếu cho làm lại tôi vẫn làm như thế thôi!

(VNTB) – Tôi bình thản nhất định không nhận tội để giảm án. Người ta chỉ sống có một lần. Nếu cho làm lại tôi vẫn làm như thế thôi. 

Ông Nguyễn Tường Thuỵ, phó chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam, 71 tuổi, hiện đang thụ án tại nhà giam Phú Giáo Bình Dương với bản án 11 năm tù giam và 3 năm quản chế.

Cùng với ông Thuỵ, ông Phạm Chí Dũng – chủ tịch Hội, hiện thụ án tại trại giam Xuân Lộc và ông Lê Hữu Minh Tuấn cũng đều bị bắt và tuyến án theo điều 117 BLHS.

Ông Lê Hữu Minh Tuấn, hiện vẫn chưa được xác định đang bị giam giữ ở đâu sau phiên xử phúc thẩm vào cuối tháng 2.2022.

Nói về vụ án của Hội Nhà Báo Độc Lập, mới đây ông Nguyễn Tường Thuỵ khẳng định “Vụ án là minh chứng cho việc vi phạm nhân quyền, đàn áp báo chí và dựng án.” 

Với những gì đã trải qua trong quá trình điều tra và xét xử mấy tháng trời, ông Thuỵ cho biết: “Việc dựng án, xử ép trước đây đã nghe nói đã nhiều nhưng đến lượt tôi thì tôi trực tiếp biết và thấy kinh ngạc vì không nghĩ rằng họ trắng trợn đến thế.

Minh chứng cho những ý kiến của mình, ông Thuỵ đã nêu rõ nhiều điểm tố cáo việc vi phạm điều tra như cắt xén lời khai, nguỵ tạo vật chứng, áp đặt hành vi…

Hiến pháp là “Tài liệu phản động”?!

Chuyện lạ ở xứ ta: Chị K. bảo, chồng cháu trong “nhóm Hiến pháp” bị bắt đi tù. Mình hỏi, “Nhóm Hiến pháp” là gì? Dạ, nhóm này có 5-6 anh chị em đem Hiến pháp phát cho bà con dân oan và hướng dẫn đấu tranh theo đúng Hiến pháp. Nhưng bị công an bắt, thu hết các “Tài liệu phản động” và quy cho tội “tuyên truyền chống phá nhà nước”… Anh Lê Dũng (Vova) và Lê Trọng Hùng (ứng viên ĐBQH) cũng mua, photo mấy trăm cuốn Hiến pháp phát cho dân oan… Lê Trọng Hùng còn tuyên bố, nếu trúng ĐBQH sẽ đề xuất lập Toà Bảo Hiến… Nhưng 2 anh này cũng vào tù cả rồi.

Vụ xé cờ Việt Nam: Đại sứ Ukraine cáo buộc Nga tiến hành ‘chiến tranh thông tin’

Đại sứ Ukraine tại Việt Nam Oleksandr Gaman lên tiếng hôm 19/4 về video ghi cảnh một số người nước ông xé cờ Việt Nam và cáo buộc rằng đó là một phần trong cuộc chiến tranh thông tin mà Nga đang tiến hành tại Việt Nam.

Bài phát biểu dài 6 phút rưỡi được ghi hình của Đại sứ Gaman về vấn đề kể trên được đăng trên trang Facebook chính thức của Đại sứ quán Ukraine tại Hà Nội.

Ngay trong phần mở đầu của bài phát biểu, vị đại sứ của Ukraine nói ông “vô cùng lấy làm tiếc khi thấy Nga đang cực kỳ cố gắng để gây ra sự xích mích giữa nhân dân Ukraine và nhân dân Việt Nam”.

Thăm VinFast, nhận sách Thời xa vắng, Đại sứ Mỹ ‘tích cực làm ngoại giao ở Việt Nam’

Đại sứ Hoa Kỳ Marc E. Knapper đăng hình ông ngồi sau tay lái xe VinFast khi đến thăm nhà máy của GE và VinFast ở Hải Phòng hôm 18/4.

Đăng trên Facebook của Sứ quán Hoa Kỳ ngày 19/4, vị đại sứ nói: “Tôi rất vui khi được đến thăm nhà máy của GE và VinFast ở Hải Phòng ngày hôm qua. Thật tuyệt khi được tìm hiểu thêm về các dự án đầu tư, như dự án nhà máy xe điện của VinFast ở bang North Carolina, cũng như cách các công ty Hoa Kỳ và Việt Nam đang xây dựng sự thịnh vượng và một tương lai xanh hơn cho người dân của cả hai quốc gia như thế nào.”

Hôm 29/3, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden có dòng tweet, cũng như thông cáo trên trang web Nhà Trắng, cho hay VinFast sẽ có dự án 4 tỉ USD tạo ra hơn 7.000 việc làm và hàng trăm ngàn xe điện và chạy pin tại Mỹ.

VinFast nói nhà máy Hoa Kỳ của VinFast sẽ được đặt tại khu công nghiệp Triangle Innovation Point, Hạt Chatham với diện tích khoảng 800 ha và bao gồm 3 khu vực chính: khu vực sản xuất và lắp ráp ô tô điện và xe buýt điện; khu vực sản xuất pin cho các sản phẩm xe điện và khu vực công nghiệp phụ trợ cho các nhà cung cấp.

Gần đến 30/4, Việt Nam nói đã kết luận ‘khách quan’ tranh cãi Bùi Văn Tùng-Phạm Xuân Thệ

Trong lúc Việt Nam chuẩn bị kỷ niệm 47 năm “Ngày Giải phóng Miền Nam, Thống nhất đất nước” (30/4/1975 – 30/4/2022), Đảng Cộng sản nhắc lại rằng gần đây đã có “kết luận” ai soạn thảo lời tuyên bố đầu hàng cho Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Dương Văn Minh, trưa ngày 30/4/1975.

Câu hỏi ông Phạm Xuân Thệ, khi đó là đại úy, hay ông Bùi Văn Tùng, khi đó là trung tá, chính ủy, có vai trò cụ thể gì trong ngày 30/4/1975, đến nay vẫn gây tranh luận trái chiều trong và ngoài Việt Nam.

Điều này khiến Thường vụ Quân ủy Trung ương, đứng đầu hiện nay là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ra một kết luận ngày 14/3/2022 về tranh cãi này.

Ngày 14/3/2022, Thường vụ Quân ủy Trung ương có Kết luận số 974-KL/QUTW:

“Vào thời điểm trưa ngày 30/4/1975, sau khi trực tiếp chỉ huy việc áp giải Dương Văn Minh đến Đài phát thanh Sài Gòn, tại đây, đồng chí Đại úy Phạm Xuân Thệ, Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn 66 cùng các cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 66, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 tổ chức soạn thảo lời Tuyên bố đầu hàng cho Dương Văn Minh.”

“Văn bản đang được soạn thảo thì đồng chi Trung tá Bùi Văn Tùng, Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203, Quân đoàn 2 có mặt. Từ đó đồng chí Bùi Văn Tùng cùng bộ phận cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 66 tiếp tục soạn thảo và hoàn chỉnh lời Tuyên bố đầu hàng cho Dương Văn Minh đọc vào máy ghi âm để phát trên Đài phát thanh.”

“Riêng lời Tuyên bố chấp nhận đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh do đồng chí Bùi Văn Tùng soạn thảo và trực tiếp đọc trên Đài phát thanh.”

Một thứ trưởng Ba Lan nói ‘nếu thắng ở Donbas Nga có thể đánh sang Ba Lan

Trong ngày quân Nga mở chiến dịch tấn công toàn diện ở vùng Đông Ukraine một thứ trưởng ngoại giao Ba Lan cho rằng “nếu thắng ở Donbas, khả năng quân Nga đánh sang Ba Lan sẽ chỉ tăng lên”.

Trả lời một đài phát thanh Ba Lan hôm 19/04/2022, ông Szymon Szynkowski vel Sęk nói “Nga phải bị cầm chân ở Donbas”.

“Nga sẽ chỉ dừng lại nếu bị buộc phải dừng lại, và đừng nên nghĩ nay cuộc chiến chuyển sang miền Đông (Ukraine) là Ba Lan sẽ an toàn hơn,” thứ trưởng Bộ Ngoại giao CH Ba Lan nói.

Theo ông, nếu Nga thắng ở Donbas và bổ sung thiệt hại quân sự, thì “nguy cơ Ba Lan bị tấn công sẽ cao hơn”.

Ba Lan ‘là nước dẫn dắt châu Âu’ sau khi Nga xâm lược Ukraine

Chiến tranh do Nga gây ra tại Ukraine đã cho Ba Lan cơ hội chứng tỏ vai trò ‘lãnh đạo’ châu Âu, theo một cây bút bình luận.

Trong bài đăng ngày 19/4, George Friedman, cây bút của trang phân tích chính trị Geopolitical Futures viết: “Ba Lan hiện đã nổi lên như một quốc gia lãnh đạo của châu Âu.”

“Về mặt địa lý, Ba Lan gần Ukraine nhất và do đó phần lớn lực lượng của NATO đã đóng quân ở đó. Quan trọng nhất, Sư đoàn Dù 82 của Hoa Kỳ đang ở đó.”

“Nhiệm vụ của họ là ngăn chặn hoặc đẩy lùi một cuộc xâm lược của Nga vào Ba Lan hoặc, nếu được lệnh, di chuyển vào Ukraine để giao chiến và đánh bại các lực lượng Nga ở đó.”

Tác giả nhấn mạnh: “Vị trí địa lý của Ba Lan và ký ức về những hậu quả của chiến tranh đã gắn kết nước này với người Mỹ. Chiến tranh Ukraine kết thúc sẽ là một mô hình cho Hoa Kỳ về các mối đe dọa trong tương lai, phù hợp với quan điểm của Ba Lan.”

Vị thế lên cao hơn của Ba Lan giúp sự hiện diện về lâu dài của Hoa Kỳ ở châu Âu khi mà một số nước khác thuộc EU có thái độ không thân thiện với Washington như trước, ông Friedman đánh giá.

Nga xâm lược Ukraine: Xuất hiện khái niệm ‘Chiến tranh Lạnh mới’

Khi Nga bắt đầu xâm lược Ukraine thì một khái niệm về một cuộc Chiến tranh Lạnh mới đã xuất hiện.

Một số người đặt câu hỏi là liệu giữa Nga và Phương Tây sẽ có xảy ra một cuộc Chiến tranh Lạnh khác hay không.

Chiến tranh Lạnh kéo dài từ cuối những năm 1940 đến năm 1991 khi Liên Xô sụp đổ, giữa hai phe là Đông Âu theo chủ nghĩa cộng sản do Liên Xô đứng đầu và Tây Âu theo chủ nghĩa tư bản do Mỹ dẫn dắt.

Gọi là ‘Lạnh’ vì hai phe không bao giờ chính thức xung đột trực tiếp mà chỉ cạnh tranh khốc liệt về vũ khí, công nghệ không gian…

Khi bức tường Berlin ngăn chia Đông và Tây Đức sụp đổ vào năm 1989 thì cuộc Chiến tranh Lạnh cũng kết thúc không lâu sau đó.

Ukraine: Chiến tranh làm trầm trọng thêm khủng hoảng dân số Nga như thế nào

Các nhà nhân khẩu học dự đoán rằng cuộc khủng hoảng kinh tế đang rình rập có thể ngăn cản phụ nữ Nga sinh con

Sau khi chiến tranh nổ ra vào tháng 2, Stanislav thu dọn hành lý và cùng gia đình bay khỏi nước Nga.

Họ để lại cha mẹ già, một ngôi nhà với tất cả đồ đạc, sách vở, quần áo, đồ chơi trẻ em, tài khoản ngân hàng với phần lớn tiền tiết kiệm và thậm chí là một ngôi nhà ở nông thôn.

Một cặp vợ chồng có học vấn tốt, cả hai đều giữ những vị trí cao cấp, nói rằng họ rời khỏi Nga mà không có ý định quay trở lại.

Mạng xã hội Việt Nam ngưỡng mộ Phần Lan

Sau tuyên bố của Thủ tướng Phần Lan rằng nước này sẽ quyết định việc gia nhập Nato “chỉ trong vài tuần tới”, chỉ số tìm kiếm trên internet của người Việt về quốc gia này tăng đột biến trong tuần qua.

Là một quốc gia trung lập, không liên kết quân sự, nhưng trước những biến động làm thay đổi bối cảnh an ninh tại châu Âu từ khi Nga xâm lược Ukraine, Phần Lan đang cân nhắc tham gia Nato.

Thông tin này nhanh chóng được cộng đồng mạng Việt Nam chia sẻ rộng rãi trên các diễn đàn.

Các ý kiến từ người dùng Facebook Việt Nam chủ yếu bày tỏ sự thán phục quốc gia nhỏ bé nhưng có nhiều thành tựu đáng nể này.

Biểu đồ tìm kiếm trên Googletrend cho thấy từ khóa Phần Lan tăng vọt trong vòng 7 ngày qua

Ngưỡng mộ Thủ tướng Phần Lan

Nhiều bình luận về chủ trương và phát biểu mạnh mẽ của bà Sanna Marin, Thủ tướng Phần Lan đã được cộng đồng mạng xã hội Việt Nam chia sẻ.

Bạn Phong Lê viết: “Xứng đáng là chị em của Thái Anh Văn, hai người phụ nữ quyền lưc nhất thế giới hiện nay và xứng đáng cho cánh đàn ông phải học hỏi hai phụ nữ có lá gan khác người này.”

Diễn tiến nhân sự Vinamilk khi bà Lê Thị Băng Tâm ‘sắp thôi Chủ tịch’

Một nữ doanh nhân nổi tiếng ở Việt Nam, Lê Thị Băng Tâm, sinh năm 1947, đã không còn trong danh sách các ứng viên được đề cử vào HĐQT nhiệm kỳ mới ở cả Vinamilk và HDBank.

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) dự kiến sẽ họp đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 vào ngày 26/4.

Danh sách ứng cử HĐQT Vinamilk nhiệm kỳ tới gồm 10 thành viên, trong đó 9 thành viên cũ gồm ông Alain Xavier Cany, bà Đặng Thị Thu Hà, ông Đỗ Lê Hùng, ông Lê Thành Liêm, bà Mai Kiều Liên, ông Lee Meng Tat, ông Michael Chye Hin Fah, ông Hoàng Ngọc Thạch và bà Tiêu Yến Trinh.

Bà Lê Thị Băng Tâm – Chủ tịch HĐQT đương nhiệm của Vinamilk không tiếp tục ứng cử ở nhiệm kỳ này.

Bà Băng Tâm giữ vị trí Chủ tịch Vinamilk từ tháng 7/2015.

Bà Băng Tâm còn đang đảm nhiệm vai trò Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDBank).

HDBank vừa công bố danh sách nhân sự dự kiến trình ĐHĐCĐ bầu Thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2022-2027.

Danh sách ứng viên HĐQT nhiệm kỳ mới của HDBank cũng không có bà Lê Thị Băng Tâm, người đã là Chủ tịch HĐQT HDBank kể từ tháng 10/2010.

Bà Lê Thị Băng Tâm từng là Chủ tịch Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC), Thứ trưởng Bộ Tài chính (1995-2006).

Trước khi gia nhập HĐQT của Vinamilk và HDBank, bà Tâm từng là Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).

Ông Nguyễn Hạnh Phúc được đề cử vào HĐQT Vinamilk

Trong khi đó, ông Nguyễn Hạnh Phúc được đề cử vào Hội đồng quản trị Vinamilk ở nhiệm kỳ 2022 – 2026.

Quân đội Việt Nam và Nga ‘sẽ diễn tập quân sự chung’

Nga vừa cho biết sẽ cùng Việt Nam tiến hành diễn tập quân sự chung nhằm rèn luyện kỹ năng chỉ huy và tham mưu trong việc tổ chức hoạt động huấn luyện chiến đấu.

Cơ quan báo chí Quân khu phía Đông của Nga thông báo ngày 19/4:

“Lần đầu tiên tại trụ sở Quân khu phía Đông đã tổ chức và tiến hành hội nghị lập kế hoạch diễn tập quân sự chung Nga-Việt. Cuộc họp của các phái đoàn diễn ra dưới hình thức video trực tuyến.”

Cuộc họp trực tuyến diễn ra giữa Thiếu tướng Sergei Lagutkin, người đứng đầu Trung tâm kiểm soát khu vực, và Đại tá Ivan Taraev, Trưởng phòng Hợp tác quân sự quốc tế.

Ở phía Việt Nam, Thiếu tướng Đỗ Đình Thanh, Tư lệnh Binh chủng Tăng thiết giáp, tham dự cuộc họp.

Đại tá Ivan Taraev cho biết, mục tiêu của cuộc diễn tập quốc tế sẽ là “nâng cao kỹ năng thực hành của cán bộ chỉ huy và tham mưu trong việc tổ chức huấn luyện chiến đấu và quản lý các đơn vị trong tình huống chiến thuật khó khăn, cũng như phát triển các giải pháp phi tiêu chuẩn khi thực hiện nhiệm vụ”.

Các bên đã đề xuất có thể sẽ gọi tên cuộc diễn tập là “Kontinentalnyi Soyuz – 2022” (Liên minh lục địa 2022).

TINH THẦN DANH DỰ QUÍ TỘC CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

Chào các bạn thân mến. Trừ Nhật Bản, ở Châu Á nói chung và ở Việt Nam nói riêng không có chế độ phong kiến bao gồm các lãnh chúa sở hữu điền trang thái ấp như ở Châu Âu. Từ thời Hồ Quí Ly, việc thi hành triệt để chính sách “hạn điền hạn nô” đã khiến cho tầng lớp quí tộc non trẻ nhà Trần đã biến mất hoàn toàn. Vì vậy, trong chế độ quân chủ chuyên chế ở Việt Nam, không có tầng lớp quí tộc kiểu Châu Âu, mà chỉ có tầng lớp thượng lưu.

Đồng thời cũng từ thời Hồ Quí Ly, việc tuyển chọn quan chức vào bộ máy chính quyền được tiến hành chặt chẽ thông qua những cuộc thi cử Nho học và khảo hạch các nhà khoa bảng. Từ đó, trong tầng lớp thượng lưu Việt Nam ngày xưa, chỉ còn lại các quan chức là những người làm công ăn lương, hưởng bổng lộc của triều đình, cùng một số vương thân quốc thích.

Nhìn chung vương thân quốc thích, quan chức của tất cả các vương triều Việt Nam cũng chỉ là những người hưởng bổng lộc rất khiêm tốn. Chẳng ai được phép có điền trang thái ấp, nông nô, tước quí tộc cũng chỉ tập ấm được 3 đời, mỗi đời giảm một trật.

Mặt khác cũng chẳng ai bắt họ phải có những truyền thống, qui tắc hành xử và sống chết vì danh dự, phẩm giá, như các nhà quí tộc Châu Âu. Bắt đầu từ thời nhà Lê “thái bình văn trị”, ở Thăng Long chỉ những ai không biết làm thơ (mà loại này thì thực là hiếm) mới cam tâm đi làm quan võ. Lời Thánh hiền dặn “Quân tử (thật, rỏm không quan trọng) động khẩu, không động thủ”, chính là câu nằm lòng của giới thượng lưu Thăng Long Đại Việt.

Tuy nhiên, trong giới thượng lưu vẫn có những người tiếp nối xuất sắc truyền thống thượng võ và “hào khí Thăng Long”. Hẳn là khi vào trấn thủ Thuận Hóa (và dự liệu công cuộc Nam Tiến), Đoan Quận Công Nguyễn Hoàng, một võ tướng trưởng thành (34 tuổi) đã cân nhắc rất kỹ, khi chọn những giá trị Thăng Long nào xếp vào hành trang Nam Tiến của mình.

Thứ nhất, dứt khoát từ bỏ truyền thống hư học khoa bảng Thăng Long Lê Trịnh (học để làm quan), mà chọn trọng võ và đề cao thực học. Thứ hai, từ bỏ tư tưởng trọng nông ức thương Lê Trịnh, mà chọn khuyến khích thương mại, đặc biệt là ngoại thương. Đồng thời, tích cực học tập kinh nghiệm sản xuất hàng hóa để trao đổi buôn bán của người Hoa.

Thứ ba, chăm chú học tập, thừa kế kinh nghiệm và kỹ thuật hàng hải của người Chăm, xây dựng đội hải thương, hạm đội hùng mạnh. Thứ tư, từ bỏ Tống Nho độc tôn Thăng Long, chọn chấn hưng Phật Giáo, khuyến khích Phật Khổng Đạo đồng lưu như thời Lý Trần. Chủ động giao thoa văn hóa, kết giao và hòa huyết với người Chàm, Hoa, Khmer, Tây Nguyên, tạo nền tảng cho việc xây dựng một nền văn hóa mới đa nguyên, bao dung, dung nạp hơn.

Thứ năm, khác với cuộc chinh phạt Chiêm Thành đẫm máu năm 1471 của Lê Thánh Tông, nhờ những tiền đề ở trên và việc kết hợp các chính sách chính trị, kinh tế và quân sự khôn ngoan, cân bằng và hợp lý của Nguyễn Hoàng và các Chúa Nguyễn, mà cuộc Nam Tiến trên thực tế, là một cuộc di dân mở đất khá nhịp nhàng, ít xung đột.

Kết quả là cuộc Nam Tiến này đã diễn ra theo cách thức “di dân đi trước khai phá làm chủ đất đai trên thực tế, chính quyền đi sau định chế hóa lãnh thổ” và kết thúc bằng việc năm 1757, khu vực Nam Kỳ ngày nay được chính thức định hình trong cương giới Xứ Đàng Trong.

Trong lịch sử Việt Nam, nửa sau thế kỷ 18 là một giai đoạn đầy ắp những sự kiện “vật đổi sao dời” ở Đại Việt. Ở Xứ Đàng Trong, đó là nạn quyền thần Trương Phúc Loan (1765) và cuộc khởi nghĩa Tây Sơn (1771), nhà Trịnh đưa quân vào Phú Xuân (1775), Nguyễn Nhạc lên ngôi vua (1778), Nguyễn Ánh xưng vương ở Gia Định (1780), quân Tây Sơn đánh thắng trận Rạch Gầm-Xoài Mút (1785) và đuổi được quân Xiêm ra khỏi Đại Việt, quân Tây Sơn chiếm lại Phú Xuân (1786), Nguyễn Ánh chiếm lại Gia Định (1787).

Trong khi đó ở Thăng Long, sau khi Trịnh Sâm chết (1782), kiêu binh Thanh Nghệ giết Quận Huy và tự chuyên lập Trịnh Khải thay Trịnh Cán, Nguyễn Hữu Chỉnh bỏ chạy vào Đàng Trong, “cõng” Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long (1786) “phù Lê diệt Trịnh”, Nguyễn Huệ ra Bắc lần 2 dẹp Nguyễn Hữu Chỉnh và Vũ Văn Nhậm, Lê Chiêu Thống bỏ chạy sang China cầu viện nhà Thanh (1788).

Tiếp theo là Tôn Sỹ Nghị vào Thăng Long (1788), Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế (1788) và đưa quân Tây Sơn ra Bắc đuổi quân Thanh ra khỏi Thăng Long (1789), Nguyễn Huệ thành lập nhà Tây Sơn từ Lạng Sơn đến Phú Yên (1789), và ông mất không lâu sau đó (1792).

Cuối cùng, là việc Võ Tánh đưa đạo quân 10.000 người của mình về hội quân với Nguyễn Ánh ở Nước Xoáy Sa Đéc (1788) làm thay đổi cục diện cuộc chiến Tây Sơn – Nhà Nguyễn. Từ đó quân Tây Sơn không bao giờ tiến quân vào Nam Kỳ được nữa.

Trong nửa cuối thế kỷ 18, cùng với những diễn tiến lịch sử khốc liệt ở Đại Việt, là sự đảo lộn ghê gớm các giá trị đạo đức tinh thần cốt lõi Khổng Nho. Tôi xin phép điểm lại một vài sự kiện tiêu biểu. Trước hết, là sự tha hóa của quan chức cuối thời các Chúa Nguyễn.

Theo Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục “… từ quan to đến quan nhỏ, nhà cửa chạm trổ, tường xây bằng gạch đá, trướng vóc màn the, đồ dùng toàn bằng đồng, bằng sứ, bàn ghế bằng gỗ đàn, gỗ trắc, ấm chén bằng sứ, yên ngựa – dây cương đều nạm vàng, nạm bạc, quần áo là lượt, nệm hoa, chiếu mây, lấy phú quý phong lưu để khoe khoang lẫn nhau… Họ coi vàng bạc như cát, thóc gạo như bùn, hoang phí vô cùng…”.

Còn ở Thăng Long, thì đó là việc lộng hành (hay là văn hóa mõ lên ngôi) của chị em Đặng Thị Huệ. Chẳng hạn, Đặng Mậu Lân đã dám quây màn trướng ban ngày giữa phố để xâm hại đàn bà con gái, mà Trịnh Sâm vẫn phải làm thinh và nhận làm phò mã. Còn kiêu binh Thanh Nghệ không những dám lộng hành cướp phá phủ đệ của các quan, mà còn dám “phế Chúa Trịnh Cán, lập Chúa Trịnh Khải”.

Bản thân Lê Chiêu Thống cũng “quyết liệt trả thù” các Chúa Trịnh. Ông này cho người đốt Phủ Chúa, một công trình kiến trúc đẹp đẽ kỳ vỹ bậc nhất trong lịch sử Thăng Long, cháy đến hơn 10 ngày chưa tắt.

Nhưng điển hình nhất, có lẽ là câu chuyện về Nguyễn Khang học trò Lý Trần Quán. Được Lý Trần Quán nhờ coi sóc Trịnh Khải đang lẩn trốn quân Tây Sơn, Nguyễn Khang đã báo quân Tây Sơn bắt ông này. Khi bị Lý Trần Quán trách mắng, y đã phát biểu xanh rờn “Sợ thầy không bằng sợ giặc, yêu chúa không bằng yêu mình”.

Tuy nhiên, ở một bộ phận trong tầng lớp thượng lưu xã hội Việt Nam, tinh thần quí tộc bảo toàn danh dự và phẩm giá vẫn luôn được bảo tồn và truyền từ đời này, sang đời khác. Trong một số hoàn cảnh và thời điểm lịch sử nhất định, một vài cá nhân đã thể hiện tinh thần quí tộc bảo toàn danh dự này một cách mạnh mẽ. Nhờ vậy, những truyền thống này không bao giờ mất đi hoàn toàn.

Có thể nói, trường hợp tiêu biểu nhất của tinh thần quí tộc bảo toàn danh dự là Võ Tánh (1768-1801). Ông là một người xuất thân bình dân (con cháu các võ quan trung cấp nhà Nguyễn), về sau trở thành Đại Tướng của Nguyễn Ánh, giữ chức Chưởng Hậu quân, tước Quận Công. Ông cũng là Phò mã, chồng Công chúa Ngọc Du em gái Nguyễn Ánh.

Năm 1799, sau khi quân nhà Nguyễn do Võ Tánh thống lĩnh chiếm được thành Qui Nhơn của Tây Sơn, Nguyễn Ánh đổi tên thành là Bình Định và giao cho Võ Tánh cùng Lễ bộ tham tri Ngô Tùng Châu ở lại trấn giữ. Vì thành Qui Nhơn là đất phát tích của nhà Tây Sơn, nên Quang Toàn lập tức sai Thiếu phó Trần Quang Diệu mang hơn 45.000 quân bộ và Đại Tư đồ Võ Văn Dũng mang 24.000 thủy binh tìm cách giành lại.

Do lực lượng quá chênh lệch (quân nhà Nguyễn ở Qui Nhơn chỉ khoảng hơn 10.000 người), Võ Tánh đã quyết định đóng chặt cửa thành phòng thủ. Trần Quang Diệu đã cho quân đắp lũy vây chặt thành Qui Nhơn, còn Hạm đội của Võ Văn Dũng khóa chặt cửa biển Thị Nại Qui Nhơn.

Tuy Nguyễn Ánh và Lê Văn Duyệt đã đưa ngay quân ra giải vây Qui Nhơn, nhưng cuộc chiến kéo dài suốt năm 1799 không kết quả. Ngày 27/02/1801, trong một trận thủy chiến khốc liệt ở đầm Thị Nại (cũng là trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử Việt Nam), thủy quân nhà Nguyễn do Lê Văn Duyệt chỉ huy đã tiêu diệt hầu như toàn bộ Hạm đội Tây Sơn của Võ Văn Dũng. Tuy nhiên Nguyễn Ánh và Lê Văn Duyệt vẫn không thể nào giải vây được thành Qui Nhơn.

Nhận thức được tình hình, Võ Tánh đã cử người đưa thư ra cho Nguyễn Ánh. Trong thư, ông khuyên Nguyễn Ánh nhân lúc binh lực Tây Sơn tập trung ở Qui Nhơn và hải quân Tây Sơn đã bị đánh tan, nên lập tức kéo quân đi đường biển ra đánh Phú Xuân. Nghe lời Võ Tánh, Nguyễn Ánh đưa quân ra Phú Xuân đánh Quang Toản và chiếm được Phú Xuân ngày 13/06/1801. Quang Toàn phải chạy ra Bắc Hà.

Sau khi thất bại trong việc đưa quân ra Phú Xuân cứu viện, Trần Quang Diệu dồn toàn lực tập trung ngày đêm đánh thành Qui Nhơn. Sau 14 tháng bị vây hãm, trong thành Qui Nhơn binh lương đã cạn, quân lính ốm đau nhiều. Cùng lúc đó, Võ Tánh lại nhận được tin Nguyễn Ánh đã chiếm được Phú Xuân và cuộc chiến 25 năm Tây Sơn – Nhà Nguyễn coi như đã ngã ngũ.

Võ Tánh quyết định không phá vây do lực lương quá chênh lệch, quân dân Qui Nhơn chắc chắn sẽ chết hết. Khi thuộc hạ khuyên Võ Tánh nên vượt vòng vây trốn thoát, ông nói “Không thể được. Ta phụng mạng giữ thành này, nên thề với thành cùng sống chết. Nếu bỏ thành mà hèn nhát trốn lấy một mình, thì sau này còn mặt mũi nào trông thấy chúa thượng?”.

Sau khi bàn bạc với Ngô Tùng Châu, Võ Tánh quyết định mở cửa thành Qui Nhơn đầu hàng Trần Quang Diệu. Ông gửi cho Trần Quang Diệu một bức thư nói rằng sẽ mở cửa thành đầu hàng, nhưng thỉnh cầu Trần Quang Diệu không giết hại quân dân Qui Nhơn.

Sau khi biết chắc Trần Quang Diệu đã nhận được thư, Võ Tánh nói với Ngô Tùng Châu, là sẽ tự sát để bảo toàn khí tiết, và khuyên Ngô Tùng Châu không cần làm như ông, vì Ngô Tùng Châu là quan văn. Nhưng Ngô Tùng Châu không đồng ý, ông nói rằng văn võ có gì khác nhau, ông cũng sẽ tự sát để bảo toàn khí tiết.

Sau khi từ biệt Võ Tánh, Ngô Tùng Châu về nhà sửa mình, mặc lễ phục, rồi từ biệt gia quyến và uống thuốc độc tự vẫn. Còn Võ Tánh sau khi mặc lễ phục, đã lên Lầu Bát Giác chính điện thành Qui Nhơn sai quân chất rơm và củi khô, rắc thuốc súng, rồi bình thản ngồi châm lửa tự thiêu, đó là ngày 27/07/1801.

Khi vào được thành Qui Nhơn, Trần Quang Diệu tỏ ra rất xúc động trước sự trung dũng của Võ Tánh và Ngô Tùng Châu. Ông sai người tẩm liệm chu đáo thi hài hai ông và chôn cất tử tế, rồi theo lời yêu cầu của Võ Tánh, và không giết hại hàng binh nhà Nguyễn.

Phải nói là ở thời điểm đó, việc Võ Tánh và Ngô Tùng Châu tuẫn tiết là một sự kiện rất đặc biệt, chưa từng có trong lịch sử Việt Nam. Ý nghĩa trực tiếp của sự kiện này, trước hết là việc hàng chục ngàn sinh mạng binh lính nhà Nguyễn được cứu thoát, trong đó có hàng ngàn con em Gò Công, đất phát tích của Võ Tánh.

Trong lịch sử 25 năm nội chiến Tây Sơn-Nguyễn Ánh, đã có không ít trường hợp quân tướng hai bên chạy sang hàng ngũ nhau. Châu Văn Tiếp, Nguyễn Văn Trương, Lê Chất các danh tướng của Nguyễn Ánh đều vốn là những hàng tướng Tây Sơn. Riêng Lê Chất về sau còn thay Võ Tánh làm Chưởng Hậu quân và thay Nguyễn Văn Thành làm Tổng trấn Bắc Hà.

Còn Chưởng Hữu quân Nguyễn Huỳnh Đức của Nguyễn Ánh, người theo Nguyễn Ánh từ ngày đầu khởi binh, từng bị Tây Sơn bắt làm tù binh, ông cũng đã từng làm tướng trong hàng ngũ Tây Sơn. Phải hơn 3 năm sau, Nguyễn Huỳnh Đức mới trốn được để quay về theo lại Nguyễn Ánh. Nghĩa là việc đầu hàng “phe địch” không phải là một biệt lệ.

Như vậy có thể nói, rằng Võ Tánh có ý thức rất đầy đủ về danh dự, phẩm giá và thân phận đặc biệt của mình. Trước hết, đó là thân phận của một người trước khi hội quân với Nguyễn Ánh (1788), đã từng “hùng cứ một phương”, chống lại cả Tây Sơn lẫn Nguyễn Ánh. Sau nữa, đó là thân phận cao quí của một Phò mã, một thành viên Hoàng tộc Vương triều Nguyễn. Ông không thể đầu hàng, không thể để mình trở thành tù binh và chịu nhục nhã.

Vì vậy, việc Võ Tánh quyết định tuẫn tiết để cứu sinh mạng quân dân Qui Nhơn, để bảo toàn danh dự, phẩm giá và tiết tháo của mình, là một hành động với đầy đủ nhận thức về trách nhiệm cá nhân. Hành động này đã trực tiếp tôn vinh sự chính danh, uy danh của Vương triều Nguyễn trong con mắt người dân Đại Việt khắp cả Nam Hà và Bắc Hà.

Cuối cùng phải nói rằng, việc tuẫn tiết của Võ Tánh và Ngô Tùng Châu đã góp phần nâng tầm vóc kẻ sỹ Việt Nam nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung lên một mức (chuẩn mực) mới, trong quan niệm về trách nhiệm, danh dự, phẩm giá, khí tiết và lòng trung thành.

Một chuẩn mực không những đúng với tinh thần Nho gia Việt Nam truyền thống, mà có lẽ còn hơn thế nhiều. Đó là một chuẩn mực về danh dự, phẩm giá, khí tiết, trách nhiệm và lòng trung thành, tương xứng với tinh thần quí tộc cao quí nhất ở bất cứ thời đại nào, trong bất cứ nền văn hóa và ở bất cứ quốc gia nào.

Đồng thời có thể nói, tinh thần quí tộc của Võ Tánh và Ngô Tùng Châu là một giá trị không đổi của văn hóa Việt Nam. Trong thế kỷ 19, những người thừa kế xứng đáng giá trị này, là Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương và Phan Thanh Giản. Trong thế kỷ 20, đó là các tướng lĩnh đã tử tiết trong chiến tranh Việt Nam.

Tôi tin rằng, tên tuổi và sự nghiệp của Võ Tánh và Ngô Tùng Châu sẽ không bao giờ bị quên lãng. Với thời gian, chắc chắn không chỉ người miền Nam, mà người Việt ở khắp mọi miền đất nước, sẽ biết đến tên tuổi và sự nghiệp của hai ông đầy đủ và trân trọng hơn.

PS. Cuối cùng, chúng ta có thể thấy một điều, rằng khác với cuộc chiến ý thức hệ Nam-Bắc (1954-1975) khốc liệt vừa qua, cuộc chiến Tây Sơn-Nhà Nguyễn (1777-1802) tuy cũng khốc liệt, nhưng là một cuộc chiến tranh giành quyền lực thuần túy giữa người Việt Nam với nhau.

Hai phe tham chiến chia sẻ cùng một hệ các giá trị, một điều chúng ta có thể dễ dàng nhận biết qua quan hệ giữa cặp danh tướng Võ Tánh và Trần Quang Diệu. Phải chăng nhờ vậy, mà trừ việc trả thù cá nhân của Nguyễn Ánh đối với nhà Tây Sơn, việc hòa giải hòa hợp hậu chiến giữa hai phe diễn ra khá thuận lợi . Về vấn đề này, tôi xin phép đề cập đến trong một bài viết riêng.

Tôi hỏi anh:

“Anh cho em hỏi chút ạ, một nước lớn hay nhỏ, một công ty thành công đều phụ thuộc vào tư duy chiến lược. Tuy vậy, khái niệm tư duy chiến lược của tập thể khác với cá nhân thế nào ạ? Giả sử cũng là Israel nhưng có khả năng một vài Lãnh đạo ko đủ tầm lên nắm chính quyền ko ạ? Hay Lý Hiển Long cũng ko bằng Ly Quang Diệu? Vậy điều gì sẽ xảy ra với các Dân tộc đó?”

Anh đã trả lời:

“Chị Nguyen Nga. Những dân tộc có tư duy chiến lược đều biết xây dựng cho mình bộ máy quản trị gồm các nhà kỹ trị, những người lấy hiệu quả công việc làm thước đo.

Chứ không phải gồm các nhà chính trị, có thể đặt an toàn giữ ghế và lợi ích phe nhóm lên hàng đầu.

Ở Nam Hàn, bộ máy kỹ trị và cơ chế đề cử chọn tuyển tổng thống ngày càng hoàn thiện. Thành bại của quốc gia ngày càng ít phụ thuộc vào phẩm chất cá nhân của lãnh đạo.

Bộ máy kỹ trị top 500 của Singapore có chất lượng còn cao hơn bộ máy kỹ trị Hàn Quốc. Vì vậy, ông Lý Hiển Long có kém Lý Quang Diệu cũng chẳng sao.

Bộ máy kỹ trị Israel giữa Ả Rập thù địch còn ưu tú hơn nữa.

Tóm lại con tầu quốc gia ở các đất nước này, nói chung từ lâu đã có thể chạy ở chế độ autopilot, giống Mỹ chẳng hạn. Không nhất định phải chạy ở chế độ manual như China, Nga, Bắc Triều Tiên hay một số nước Đông Nam Á.”

Câu trả lời tuyệt vời hoá giải mọi băn khoăn của tôi từ trước đến nay.

Mong rằng những người thân không đóng FB của anh – một di sản còn nguyên giá trị với thời gian.

Vĩnh biệt anh!

Hứa và hẹn của Tổng bí thư Đảng

VNTB –  Không hiểu ý chính của những phát biểu vòng vo này nhằm muốn cụ thể điều gì?

“Đến năm 2045, vùng trung du và miền núi Bắc bộ là vùng phát triển xanh, bền vững và toàn diện; hình mẫu phát triển xanh của cả nước, trong đó có khoảng 50% số tỉnh nằm trong nhóm các tỉnh phát triển khá trong cả nước…”.

Trong một cam kết ở phát biểu hôm trung tuần tháng 4-2022, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng với tinh thần “cả nước vì trung du và miền núi Bắc bộ; Trung du và miền núi Bắc bộ vượt khó vươn lên cùng cả nước và vì cả nước”, thì với Nghị quyết 11 vừa được Bộ Chính trị ban hành, đã đưa ra nhiệm vụ cho nhiệm kỳ chính phủ là đến năm 2030, “vùng trung du và miền núi Bắc bộ là vùng phát triển xanh, bền vững và toàn diện”; một số tỉnh nằm trong nhóm các tỉnh phát triển khá của cả nước. Đến năm 2045, vùng trung du và miền núi Bắc bộ là vùng phát triển xanh, bền vững và toàn diện; hình mẫu phát triển xanh của cả nước, trong đó có khoảng 50% số tỉnh nằm trong nhóm các tỉnh phát triển khá trong cả nước…”.

Về nhiệm vụ, giải pháp, Tổng bí thư cho hay, nghị quyết mới đề ra nhiều nhóm giải pháp đồng bộ từ tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển và đẩy mạnh liên kết vùng; về phát triển nhanh và bền vững kinh tế vùng; về phát triển văn hoá, xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân cũng như xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị…

Việt Nam sẽ đu dây kiểu gì tại thượng đỉnh Mỹ – ASEAN trong tháng 5 tới đây?

Ngày 16/4/2022, thư ký báo chí tòa Bạch Ốc thông báo rằng tổng thống Mỹ Biden sẽ có cuộc gặp thượng đỉnh với 10 vị lãnh đạo các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), vào hai ngày 12 và 13-5-2022.

Vậy là sự kiện quan trọng góp phần củng cố chiến lược châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ, cuối cùng được ấn định sau nhiều trục trặc (lần cuối được cho là sự phá bỉnh của Campuchia?!).

Đây là cơ hội thách thức chính sách đu dây của các quốc gia Đông Nam Á, trong đó nổi bật nhất là Việt Nam, trước tình hình quốc tế biến chuyển mạnh mẽ sau cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine, và thái độ công khai của Trung Quốc ủng hộ Nga, công khai phản bội lại những câu đầu môi chót lưỡi của họ về chủ quyền quốc gia, về không can thiệp… (Thật ra, mọi người cũng chẳng lạ gì với những lời lẽ đầu môi chót lưỡi của Bắc Kinh lâu nay).

Phóng sự Ukraina: Kiev đã được bảo vệ nhờ sự thông minh của người Ukraina và sai lầm của người Nga

Tóm tắt: Các tấm xốp nhựa và điện thoại thông minh đã giúp quân Ukraina đánh bật quân Nga ra khỏi thủ đô Kyiv.

Đứng trên kè đường sắt gần Hostomel và nhìn về phía đông bắc chúng ta sẽ thấy cuộc tấn công của Nga vào Kyiv được kể lại một cách chi tiết và rõ ràng.

Cách đó 3 km, bạn có thể nhìn thấy làng Moschun, nơi diễn ra một trận đánh lớn; và ngay phía nam của nó là khu rừng nơi Oleksandr Konoko, một người chỉ huy tiểu đoàn, kể lại cách mà các nhóm nhỏ gồm các binh sĩ Ukraina với trang bị vũ khí chống tăng đã tiến tới bao vây quân Nga ra sao.

Về những lần can thiệp quân sự của Nga và Liên Xô

(NCTG) “Càng khoe cơ bắp quân sự, càng dùng vũ khí, sức mạnh đất nước sẽ càng kiệt quệ, càng bị cô lập và cửa suy thoái, suy sụp là cánh cửa tất yếu. Cả thế giới đã và sẽ ghê tởm Nga, và chắc chắn sẽ kiềm chế, trừng phạt được cơn điên loạn của nước Nga đang giãy chết” – tác giả Kim Văn Chính từ Hà Nội điểm lại những vụ can thiệp quân sự và xâm lược của Nga – Xô trong quá khứ.

Từ “Hiện thực luận” của Mearsheimer đến Ukraine và Việt Nam

“Bi kịch của nền chính trị cường quyền”

John Mearsheimer, dạy ở Đại học Chicago, là tác giả cuốn sách “Tragedy of great power politics” (tạm dịch “Bi kịch của nền chính trị cường quyền”) năm 2001, đưa ra thuyết “hiện thực tấn công” (offensive realism) nổi tiếng. Theo thuyết này:

· Vì nhu cầu sinh tồn, các cường quốc luôn có nhu cầu duy trì vị thế bá chủ của mình.

“She said” – Lần theo dấu vết của phóng sự điều tra đã kích hoạt #metoo

Khi nhà báo nói không với cách đưa tin “she said, he said”.

“Tôi không thể thay đổi được những gì đã xảy ra với bạn trong quá khứ, nhưng cùng nhau, chúng ta có thể dùng trải nghiệm của bạn để bảo vệ những người khác”.

Đó là cách các nhà báo của tờ New York Times đã thuyết phục các nạn nhân bị quấy rối tình dục lên tiếng, để rồi sau đó tạo ra một phóng sự điều tra chấn động, dẫn đến sự ra đời của phong trào #metoo từ cuối năm 2017.

Điều này được hai nữ phóng viên điều tra Jodi Kantor và Megan Twohey chia sẻ trong cuốn sách nổi tiếng của họ, kể về quá trình phanh phui lịch sử hiếp dâm và quấy rối tình dục kéo dài nhiều thập niên của nhà sản xuất phim nổi tiếng Harvey Weinstein [1].

Ngoại trưởng Ukraine nói Nga ‘chọn phương án quyết san phẳng Mariupol’

Lực lượng phòng thủ tại thành phố Mariupol bị bao vây sẽ chiến đấu đến cùng chống lại quân Nga, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal nói.

Thành phố cảng vẫn chưa thất thủ bất chấp việc Moscow ra tối hậu thư đòi những chiến binh còn lại trong đó phải đầu hàng.

Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba nói rằng Nga đã chọn phương án quyết san phẳng Mariupol.

Các quan chức địa phương cho biết các lực lượng Nga đã tuyên bố sẽ chặn bất kỳ ai ra, vào thành phố.

Việc chiếm được toàn bộ thành phố được coi là một chiến thắng mang tính chiến lược lớn đối với Nga, giúp nước này kiểm soát được một vùng rộng lớn ở miền nam và miền đông Ukraine.

Ukraine vào EU sẽ nhanh hay chậm cùng câu hỏi Ai cần ai hơn và yếu tố Nga?

Ukraine đã hoàn tất bảng câu hỏi (questionnaire), được xem là bước khởi đầu để Liên minh Châu Âu (EU) quyết định về việc nhận nước này làm thành viên.

Tuy nhiên, quá trình để một quốc gia, nhất là quốc gia từng theo hệ thống xã hội chủ nghĩa, vào EU, diễn ra không nhanh, bất chấp ý nguyện và hoàn cảnh mang tính khẩn cấp ở Ukraine hiện nay.

Một số trang báo quốc tế cho rằng đây là hành động “mang tính biểu tượng” nhiều hơn là thực chất, ít ra là vào thời điểm chiến tranh còn tiếp diễn trên đất Ukraine.

Đảng CS VN: Cán bộ ‘có thể sai trái’, thế lực thù địch ‘có thể tiến bộ, tích cực’

Hội đồng Lý luận Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa đăng thêm một bài nhằm ‘nhận diện các quan điểm sai trái, thù địch’ đối với nền chính trị nước này.

Bài của PGS, TS Phan Trọng Hào không nêu ra nhiều ý mới so khi nói về những thế lực “chống phá nền tảng tư tưởng, quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước”, thường không được nêu danh tính cụ thể, là từ nước nào, ở đâu, thuộc tổ chức nào, hiện đang làm gì.

Phân biệt bạn thù ngày càng khó?

Tuy thế, bài viết có tựa đề khá dài, “Nhận dạng các quan điểm sai trái, thù địch chống phá nền tảng tư tưởng, quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước ta hiện nay” đăng trên một loạt báo mạng Việt Nam hôm 17/04/2022, muốn làm rõ hơn về các khái niệm trọng yếu trên khi nhận diện ‘bạn-thù’.

TS Hào nêu ra hai định nghĩa này qua trích dẫn từ điển tiếng Việt nhưng sáng tạo hơn ở phần quy về chủ thể ‘Ai đang có những dạng quan điểm đó?’.

Ở đây, người đọc có thể thấy các quan điểm này có thể thuộc về khá nhiều chủ thể:

“Quan điểm sai trái có thể là của cán bộ, đảng viên, nhân dân. Quan điểm thù địch là quan điểm của các thế lực thù địch.”

Và theo tác giả, từ “sai trái” đến “thù địch” là một khoảng cách không xa, tùy vào mức độ sai trái nghiêm trọng đến đâu:

“… quan điểm sai trái cũng có thể trở thành quan điểm thù địch khi mức độ sai trái trở nên nghiêm trọng, nó không còn là sai trái về mặt nhận thức, quan điểm mà chuyển thành sai trái trong cả lập trường chính trị, lợi ích giai cấp”.

Tuy thế, theo tác giả, “cũng cần thấy rằng, các thế lực thù địch không phải lúc nào, cũng không phải họ chỉ toàn có quan điểm thù địch đối với chúng ta…”

Thậm chí Đảng Cộng sản Việt Nam đôi khi chia sẻ quan điểm của “các thế lực thù địch”, như TS Phan Trọng Hào mạnh dạn viết:

Hãng Emirates vẫn bay đều tới Nga dù nước này bị Phương Tây cấm vận

Emirates nay đưa ‘phí nhiên liệu’ vào giá vé sau khi giá dầu xăng tăng trên thế giới vì chiến tranh ở Ukraine

Chủ tịch hãng hàng không Emirates nói họ vẫn bay tới Nga chừng nào chính phủ UAE nói không.

Sir Tim Clarke nói với đài BBC rằng cần phân biệt rằng người dân Nga không dính líu đến cuộc chiến ở Ukraine và Emirates vẫn duy trì các chuyến bay đến và đi khỏi Moscow và St Petersburg.

Ông Tim Clarke còn nói ngoài các chuyến bay hành khách, Emirates chở hàng hóa, gồm cả hàng cứu trợ nhân đạo, y tế và thực phẩm không nằm trong danh sách cấm vận.

Theo ông, quyết định bay hay không tùy vào chính phủ UAE chứ không phải do hãng Emirates tự quyết định.

Chân dung Vladimir Putin (P1)

Hãy cùng điểm lại hành trình 22 năm của Putin, từ một chính khách trở thành bạo chúa.

Sử dụng loại ngôn ngữ mà ông gọi là “ngôn ngữ của Goethe, Schiller, và Kant,” được rèn luyện trong thời gian là sĩ quan KGB ở Dresden, Tổng thống Vladimir V. Putin đã phát biểu trước Quốc hội Đức vào ngày 25/09/2001. “Nước Nga là một quốc gia châu Âu thân thiện,” ông tuyên bố. “Hòa bình ổn định tại lục địa là mục tiêu tối quan trọng đối với chúng tôi.”

Nhà lãnh đạo Nga – người đã đắc cử tổng thống một năm trước đó, ở tuổi 47, sau khi thăng tiến như vũ bão – tiếp tục mô tả “các quyền tự do và dân chủ” là “mục tiêu chính trong chính sách đối nội của Nga.” Các thành viên của Hạ viện Đức đứng dậy hoan nghênh nhiệt liệt, xúc động trước sự hòa giải mà Putin dường như đang là hiện thân, giữa thành phố Berlin, vốn là biểu tượng cho sự chia rẽ lâu đời giữa phương Tây và thế giới Xô Viết độc tài.

Norbert Röttgen, một nghị sĩ trung hữu, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện trong nhiều năm, là một trong số những người đã đứng lên khi ấy. Ông nói: “Putin đã thu hút chúng tôi. Đó là một giọng nói nhẹ nhàng, bằng tiếng Đức, một giọng nói có thể khiến bạn tin vào những gì bạn nghe. Chúng tôi có lý do để cho rằng có một viễn cảnh đoàn kết khả thi.”

Ngày nay, mọi sự đoàn kết đều tan vỡ, Ukraine chìm trong biển lửa, bị vùi dập bởi đội quân xâm lược mà Putin gửi đến, nhằm chứng minh niềm tin cá nhân rằng quốc gia Ukraine chỉ là chuyện thần thoại. Hơn 3,7 triệu người Ukraine phải đi tị nạn; số người chết ngày càng tăng cao trong một cuộc chiến chỉ mới kéo dài một tháng; và giọng nói nhẹ nhàng của Putin nay biến thành giọng nói giận dữ của một người đàn ông đang gồng mình gọi bất kỳ người Nga nào dám chống lại bạo lực từ chế độ độc tài của ông ta là “kẻ cặn bã và bọn phản bội.”

Các đối thủ của ông, “đạo quân thứ năm” do phương Tây thao túng, sẽ gặp phải số phận kinh hoàng, Putin tuyên bố trong tháng này, với gương mặt nhăn nhó, vì kế hoạch chiến tranh chớp nhoáng của ông ở Ukraine đã bị đình trệ. Ông nói, những người Nga chân chính sẽ “nhổ họ ra như một con muỗi vô tình bay vào miệng” và qua đó đạt được “sự tự thanh lọc xã hội cần thiết”.

Đây có lẽ không phải là ngôn ngữ của Kant, mà là một tuyên bố mang màu sắc chủ nghĩa dân tộc gắn với thời thanh niên khó khăn và hỗn loạn ở St.Petersburg của Putin.

Giữa hai tiếng nói của lý trí và của sự kích động, giữa hai hình ảnh tựa hai người khác nhau hoàn toàn này, là 22 năm cầm quyền và 5 đời tổng thống Mỹ. Khi Trung Quốc trỗi dậy, khi Mỹ tham chiến và rồi thua cuộc ở Iraq và Afghanistan, khi công nghệ kết nối toàn thế giới, một bí ẩn của nước Nga đã thành hình trong Điện Kremlin.

Phải chăng Mỹ và các đồng minh, vì quá lạc quan hay quá ngây thơ, nên đã hiểu sai về Putin ngay từ đầu? Hay phải chăng Tổng thống Nga đã dần thay đổi, trở thành một kẻ hiếu chiến theo chủ nghĩa phục thù như hôm nay, cho dù là bởi niềm tin vào sự khiêu khích của phương Tây, làm khơi dậy bất bình, hay bởi sự độc hại xuất phát từ nền cai trị kéo dài và ngày càng cô lập – kể từ thời Covid-19?

Hình minh họa: Trang bìa tờ GEO tháng 02.2022


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Vài nét chấm phá từ cuộc đời tôi (bis 14) 

Phan Thanh Hung

VNTB – Vài nét chấm phá từ cuộc đời tôi (bis 6)  

Phan Thanh Hung

VNTB – Chiến tranh Nga – Ukraine: Những cú nhào lộn không thể tin nổi

Baraju T. Ogelefecejo

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo