VNTB – Vì sao Nga từ chối “quốc tế hóa” về điều tra tai nạn máy bay?

VNTB – Vì sao Nga từ chối “quốc tế hóa” về điều tra tai nạn máy bay?

Hoài Nguyễn

(VNTB) – Nga sẽ cho không điều tra vụ tai nạn chiếc Embraer chở Prigozhin theo các nguyên tắc quốc tế “vào lúc này”.

 

Nga thông báo cho phía Brazil rằng họ sẽ không điều tra vụ tai nạn chiếc Embraer chở thủ lĩnh Wagner Yevgeny Prigozhin theo các nguyên tắc quốc tế “vào lúc này”. Máy bay trên do Brazil sản xuất.

Ông Prigozhin, hai cấp phó thuộc Công ty quân sự tư nhân Wagner của ông và 4 vệ sĩ nằm trong số 10 người thiệt mạng khi chiếc Embraer Legacy 600 bị rơi ở phía Bắc Moscow vào tuần trước. Ông Prigozhin qua đời khoảng 2 tháng sau cuộc binh biến bất thành ở Nga.

Theo Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế Liên Hiệp Quốc (ICAO), chuyến bay gặp nạn bay từ Moscow đến St Petersburg là chuyến bay nội địa nên không tuân theo các quy tắc quốc tế được toàn ngành biết đến với tên pháp lý là “Phụ lục 13”.

Tuy nhiên trước nghi vấn ông chủ Điện Kremlin đứng sau vụ tai nạn hôm 23-8 nói trên, thì việc “quốc tế hóa” điều tra sẽ mang tính thuyết phục hơn.

Theo Điều 26 Công ước về hàng không dân dụng quốc tế năm 1944 quy định như sau:

“Điều 26. Điều tra tai nạn

Trong trường hợp xảy ra đối với tàu bay của một quốc gia ký kết trong lãnh thổ của một quốc gia ký kết khác và gây ra chết người hoặc thương tích nghiêm trọng, hoặc phát hiện ra khuyết tật kỹ thuật nghiêm trọng hoặc thiếu phương tiện đảm bảo không lưu, thì quốc gia nơi xảy ra tai nạn phải mở cuộc điều tra về những trường hợp tai nạn phù hợp với thủ tục được Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế khuyến nghị; trong chừng mực mà pháp luật của quốc gia đó cho phép, quốc gia nơi tàu bay đăng ký được tạo cơ hội để chỉ định các giám sát viên có mặt tại cuộc điều tra, và quốc gia tiến hành điều tra phải gửi báo cáo và thông báo mọi điều được phát hiện trong vụ việc cho quốc gia đăng ký tàu bay”.

Như vậy theo quy định trên thì quốc gia nơi xảy ra tai nạn có trách nhiệm phải mở cuộc điều tra, và quốc gia nơi tàu bay đăng ký được tạo cơ hội để chỉ định các giám sát viên có mặt tại cuộc điều tra, và quốc gia tiến hành điều tra phải gửi báo cáo và thông báo mọi điều được phát hiện trong vụ việc cho quốc gia đăng ký tàu bay.

Một tai nạn tương tự từng xảy ra ở Việt Nam mới đây, song Hà Nội không ứng xử như ông chủ Điện Kremlin.

Trước đó, vào chiều 5-4-2023, chiếc máy bay trực thăng Bell 505 số hiệu 8650 của Công ty trực thăng miền Bắc thuộc Tổng công ty Trực thăng Việt Nam (Binh đoàn 18) do đại tá Chu Quang Minh điều khiển, chở bốn khách du lịch người Việt Nam thực hiện dịch vụ du lịch ngắm cảnh vịnh Hạ Long từ trên cao.

Máy bay cất cánh lúc 16g56 và bị mất liên lạc lúc 17g15 cùng ngày 5-4-2023.

Xử trí vụ tai nạn máy bay này, ông Hồ Minh Tấn – phó cục trưởng Cục Hàng không đã viện dẫn căn cứ Luật hàng không dân dụng, nghị định của Chính phủ về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay dân dụng, phụ ước 13 của Công ước về hàng không dân dụng quốc tế (Công ước Chicago) về điều tra tai nạn máy bay, Cục Hàng không Việt Nam phân loại vụ trực thăng rơi tại vịnh Hạ Long là tai nạn (mức A): tai nạn gây chết người, có thiệt hại về máy bay.

Do vậy, công tác điều tra thực hiện theo điều 106 Luật hàng không dân dụng Việt Nam. Theo đó, Cục Hàng không đề xuất kiến nghị trình Chính phủ tiến hành công tác điều tra tai nạn các quy định trên với sự tham gia của các bộ, ban ngành liên quan và quốc gia thiết kế, quốc gia chế tạo, nhà sản xuất máy bay, sản xuất động cơ máy bay.

Theo ông Tấn, sau khi xảy ra vụ trực thăng rơi tại vịnh Hạ Long, nhà sản xuất máy bay Bell Helicopter và Ủy ban An toàn vận tải Canada đã gửi thư đến Cục Hàng không Việt Nam đề nghị hỗ trợ, cử đại diện tham gia điều tra nguyên nhân tai nạn.


CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)