VNTB – Vì sao truyền thông Nhà nước chọn im lặng trước tin đồn?

VNTB – Vì sao truyền thông Nhà nước chọn im lặng trước tin đồn?

Trần Dzạ Dzũng

 

(VNTB) – Các tin đồn về chính trị ở Việt Nam trên mạng xã hội lại thường trở thành sự thật

 

Sự phát triển của mạng xã hội mang đến mặt tích cực về kết nối con người, chia sẻ thông tin, nhưng mặt trái của nó là khuếch đại tin đồn, tin giả, tin “một nửa sự thật”. Ở Việt Nam thì việc đồn đoán lắm khi lại là một lực hấp dẫn của canh bạc thông tin không thể nào thiếu được trong món ăn tinh thần của công chúng.

Mạng xã hội tạo ra một môi trường vô cùng phức tạp, song cũng rất hấp dẫn người dùng vì những câu chuyện ly kỳ, “thêm mắm, dặm muối” trên đó. Nó khiến các kênh truyền thông chính thống mất dần tính hấp dẫn với người dân và mở ra một môi trường mà người ta sẵn sàng ra quyết định dựa trên tin đồn thay vì tin thật.

Thế nhưng lắm bận đồn đoán là sự thật 100% riết rồi người ta không còn cảm giác quá đỗi bất ngờ nữa. Như vụ từ nhiệm của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hơn một năm về trước, và gần đây là Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, hay sự lung lay của ghế quyền lực Chủ tịch Quốc hội đương nhiệm Vương Đình Huệ.

 

Trong thực tế, hầu hết các lý thuyết nghiên cứu về nó đều khẳng định, tin đồn xuất phát từ (hoặc liên quan đến) một số công bố có tính xác thực, song ít được xác nhận cụ thể. Nếu nhìn từ giác độ truyền thông, thì tin đồn là một sản phẩm thông tin mang đặc tính tâm lý xã hội, nó phụ thuộc khá nhiều vào trạng thái tâm lý tiếp nhận của công chúng và chủ thể truyền thông. Và khi con người bị rơi vào trạng thái hoảng loạn, hoài nghi, thậm chí thiếu thông tin, xã hội sẽ nảy sinh tin đồn.

Phía nhà chức trách thì mang tâm lý định kiến “tin đồn” là cách của đưa tin giả để chống phá Nhà nước: nguồn tin này thường có tổ chức, có mục đích rõ ràng và được sản xuất mang tính hệ thống để tác động vào dư luận xã hội hình thành tư tưởng chống đối lại chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nguồn tin có thể ở nước ngoài hoặc một tài khoản trong nước phát tán qua mạng xã hội hoặc hệ thống công nghệ lan truyền tin tức nhanh.

Ngoài ra đây còn là hệ quả của phía cơ quan quản lý Nhà nước trong ràng buộc báo chí phải tuân thủ nội dung gọi là “tôn chỉ – mục đích” cụ thể về nội dung tờ giấy phép báo chí. Không chỉ vậy, báo chí còn bị vòng kim cô của cái gọi là “quy hoạch báo chí” để củng cố tinh độc tài, chuyên chế của Đảng Cộng sản. Điều đó tạo ra những lỗ hổng trong quản lý Nhà nước mang tính cố tình trong bối cảnh báo chí đều phải phục vụ yêu cầu trước tiên là tiếng nói của Đảng.

So với đồng nghiệp phương Tây như những New York Times, Economist hay Wall Street Journal…, họ có thể giữ người đọc là vì họ có những bài bình luận sắc sảo, có chiều sâu và đáng tin cậy để đối trọng lại với những tin đồn. Họ không đưa tin bác bỏ một tin đồn, để rồi chỉ một hôm sau, tin đồn đó trở thành tin thật.

Nói một cách khác, cho dù chịu ảnh hưởng của “quy hoạch báo chí”, thế nhưng thực tế hiện nay thách thức còn lớn cho báo chí truyền thống là phải làm sao đưa được những phân tích thời sự, đúng lúc, chuyên sâu và tạo uy tín với người đọc.

Như chẳng hạn hiện tại, tin đồn về những nhân vật là lãnh đạo chủ chốt của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam chẳng khác gì phi pháo dọn đường cho trận chiến tranh giành quyền lực giữa các đồng chí trong độc đảng cầm quyền…

Quyết định của UBKT trung ương liên quan đến Vương Đình Huệ 1

 

Quyết định của UBKT trung ương liên quan đến Vương Đình Huệ 2

 


 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)