Việt Nam Thời Báo

VNTB – Mục sư Phạm Ngọc Thạch: Yêu cầu công an cam kết thực hiện 10 điều

Kiều Phong (VNTB) Trong cơn hấp hối của nền độc tài,  công cụ chủ lực của giai cấp thống trị là ngành công an đang càng ngày tỏ rõ xu hướng bạo lực. Khi không thể sử dụng bạo lực lộ liễu, công an Việt Nam tìm cách câu lưu các nhà hoạt động xã hội về đồn. Tại đó, bằng các chiêu thức mớm cung, ép cung, họ muốn khép nhà hoạt động vào các tội danh hình sự bất công. Mục sư Tin Lành Phạm Ngọc Thạch ở Đak Lak chia sẻ một cách rất hay, buộc công an từ bỏ chiêu bài câu lưu.

Mục sư Phạm Ngọc Thạch (Phải) và Mục sư Nguyễn Trung Tôn
Muốn đưa dân vào đồn, công an phải thực hiện 10 điều.

Mục sư Phạm Ngọc Thạch là một cựu tù nhân lương tâm. Ông là nhà bất đồng chính kiến và là nhà hoạt động xã hội.

Từ xưa đến nay, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam luôn coi tôn giáo là thuốc phiện. Quan điểm thù hằn này được họ công khai ghi trong chương trình Giáo dục quốc phòng, một chương trình bắt buộc đối với sinh viên các trường đại học và cao đẳng. Mục sư Thạch có sức ảnh hưởng trong các giáo hội Tin Lành ở Đak Lak, Tây Nguyên. Vì vậy, mục sư Thạch trước đây liên tục bị “mời” lên đồn công an. Nhưng với mỗi giấy “ mời”, mục sư Thạch lại đưa ra 10 điều và yêu cầu công an phải cam kết rồi ông mới lên.
10 điều mà mục sư Phạm Ngọc Thạch yêu cầu công an phải cam kết như sau: 

1/ Yêu cầu Công an: Gửi giấy mời dân làm việc phải ghi rõ nội dung làm việc gì?
2/ Phải thay từ “Yêu cầu” ông bà có mặt đúng giờ thành “Kính mong” ông bà.
 3/ Phải kính trọng,lễ phép với dân, không đe dọa,ép cung,mớm cung,truy
cung tra tấn đánh đập, xúc phạm nhân phẩm Công dân
4/ Phải hiểu biết Hiến Pháp ,Pháp Luật, đúng vai trò,chức năng mới được
 làm việc với dân.
5/ Phải mặc sắc phục ban ngành, đeo bảng tên, số hiệu khi làm việc.
 6/ Phải có sự giám sát của luật sư hoặc người nhà người bị mời trong suốt
 thời gian làm việc,đề phòng những trường hợp xấu như nhiều trường hợp  chết
 trong đồn Công an.
7/ Phải được ghi âm,ghi hình ảnh suốt trong quá trình làm việc và trao
 biên bản lời khai đôi bên lưu giữ để đối chiếu khi cần.
8/ Phải trả tiền cho người dân tùy theo thu nhập hàng ngày của ngành nghề
để nuôi sống gia đình khi bị mời đi làm việc.
9/ Phải tôn trọng ý kiến,nguyện vọng và thời lượng làm việc với Công
Dân, không được lạm quyền bắt ép dân làm theo ý của mình.

10/ Phải minh bạch đưa ra công chúng để biết ai đúng ai sai.
Mười yêu cầu này rõ ràng phù hợp với luân thường đạo lý, nhưng công an không thể đáp ứng nổi vì nguyên lý làm việc của ngành này không dựa trên sự thật. Không cam kết được 10 điều trên, ngành công an không thể gọi mục sư Thạch lên đồn để “làm việc” dễ dàng như trước.
Chính quyền đàn áp quyền tự do tôn giáo ở Tây Nguyên.
Đạo Tin Lành là một tôn giáo đã được quốc tế công nhận. Thế nhưng, chính phủ  Hà Nội luôn luôn coi rằng đạo Tin Lành cũng như người anh em là  Công giáo vào loại chướng tai, gai mắt của chế độ toàn trị và vô thần.  Ngoài hai giáo hội này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất cũng bị nhà cầm quyền ra sức khống chế nhưng nền tảng giáo hội này vẫn không hề lay chuyển mặc cho  quyền lực thế gian ra sức mua chuộc, trù dập.

Trong ngày kỷ niệm Quốc Tế Nhân Quyền vừa rồi tại chùa Liên Trì, Sài Gòn, mục sư Phạm Ngọc Thạch đã báo cáo tóm tắt tình hình các giáo hội Tin Lành ở Tây Nguyên. Đây là một mảnh đất đa chủng tộc, người dân thuộc các dân tộc thiểu số vẫn còn đang trong thời kỳ được khai sáng. Các lãnh đạo tôn giáo nhiều lần đến đây để thăm nom và truyền đạo cho các tộc người, với mong muốn đưa đạo lý vào cộng đồng để người dân sống cuộc đời chân- thiện-mỹ.
  
E sợ rằng sẽ mất quyền cai trị ý thức ở Tây Nguyên, chính quyền đã cho nhiều lực lượng đến bố ráp các làng dân tộc. Mục sư Phạm Ngọc Thạch cho biết hiện giờ, không thể có một người Kinh không bị chặn khi đi thăm vào các làng dân tộc. Nói cách khác, các làng dân tộc đã bị cô lập khỏi thế giới văn minh bên ngoài. Đồng bào dân tộc bị cấm nghe các đài báo tiến bộ như Á Châu Tự Do, BBC Tiếng Việt, VOA tiếng Việt. Một lệnh cấm vô lý đã được ban hành, theo đó, nếu một người dân tộc sử dụng điện thoại thông minh ( smart phone) thì sẽ bị xử phạt nặng nề, họ chỉ được sử dụng điện thoại không có khả năng truy cập internet. Ngoài ra, tất cả những người dân trong một làng dân tộc thiểu số khi muốn sử dụng điện thoại đều phải đăng ký sim theo tài khoản họ tên kèm theo giấy tờ tùy thân. Lệnh cấm áp dụng lên người dân tộc, trong khi đó tại mọi nơi trên đất nước Việt Nam không có ai phải khai báo chứng minh nhân dân hay hộ khẩu khi mua bán sim điện thoại. Mục sư Phạm Ngọc Thạch vì thế gặp muôn vàn khó khăn trong việc liên lạc với các giáo dân. Được biết, đây là lệnh cấm mà chính quyền địa phương lén lút áp đặt lên bà con dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, các quan chức không hề trưng ra được văn bản pháp quy nào liên quan đến lệnh cấm này.

Linh mục Anton Lê Ngọc Thanh cũng nói đến tình trạng sách nhiễu tự do tôn giáo tại Tây Nguyên trong một bài giảng ở nhà thờ Thái Hà – Hà Nội ngày 29/11/2015 . Vị linh mục dòng Chúa Cứu Thế cho biết chính phủ cố tình ngăn cấm xây dựng nhà thờ, số ít nhà thờ được cấp phép xây dựng thì phải nhận vị trí cách xa đường lộ, có khi nằm sâu trong rừng núi cheo leo, cực kỳ bất tiện cho đi lại. Nếu là một chính phủ được lòng dân thì khi  bà con giáo dân các giáo hội có nhu cầu tín ngưỡng, chính phủ sẽ cấp giấy phép theo trục các con đường giao thông chính. Thiện chí này không được thấy ở chính phủ Việt Nam. Có nhiều nơi, vì không có nhà thờ nên  linh mục phải làm lễ trong những ngôi nhà lá của giáo dân, trong lúc đang cử hành nghi thức tôn giáo thì ngay lúc đó, công an xuất hiện và ngăn cấm bằng vũ lực.

Vi phạm tự do tôn giáo tại Việt Nam cũng vừa được phản ánh trong một hội nghị khu vực của các tổ chức xã hội dân sự Đông Nam Á diễn ra ở Thái Lan hồi tháng 10/2015.

Tin bài liên quan:

VNTB – Sài Gòn: Hội nhà báo độc lập Việt Nam sinh hoạt thông tin cuối năm 2015

Phan Thanh Hung

VNTB – Khủng hoảng lý luận: Ngăn chặn hay mở cửa cho cứu trợ lũ lụt?

Phan Thanh Hung

VNTB- Phóng sự: Quán cà phê không có khách và những thân phận đáng thương

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.