Việt Nam Thời Báo

VNTB – Giản dị là đồng bào giữa những Nhân Dân

Tôn Trọng Dân (VNTB) Tôi không xem toàn bộ bà con người Việt sống tại hải ngoại (dù là di tản hay lưu vong hay vì bất cứ lý do gì) là những người ‘quốc gia’, với tôi, người Việt hải ngoại, là, đồng bào, chỉ giản dị là như vậy. Thích cộng hay không thích cộng, đó là chuyện của Quý vị. Tôi chỉ chống, những kẻ tự mệnh “dân chủ có định hướng 1 chiều. Cũng vậy, đối với tôi, những người cộng sản hay những người từng là cộng sản (không là đảng viên thì không thể vơ đũa gọi xằng là cộng sản) không phải là đối tượng chống của tôi. Tôi chống cộng sản, chống chủ thuyết/học thuyết cộng sản và những kẻ thấm đẫm tư duy có định hướng 1 chiều. Chống mọi loại chuyên chế và ngoan cố bám giữ, gian manh/cuồng bạo áp đặt chuyên chế/chuyên chính để nô dịch người dân. Tất nhiên, trong các loại này, Quý vị nào gây tội với đất nước thì sẽ phải trả lời trước Tòa, không được bất cứ đảng nào bao che, chỉ đạo, cũng chẳng có chuyện trả thù man dại, rừng rú. Đó là lập trường của tôi.

. . .. . .“toàn thểquân, dân, cán, chính Việt Nam Cộng Hòa” / “toàn đảng, toàn quân, toàn dân Việt Nam[1]: hẳn bất cứ ai trong số Quý vị có thiện chí đọc loạt bài này, đến đây, cũng đồng ý rằng, tôi đã trích dẫn chính xác những câu hiệu triệu rất phổ biến của 2 chế độ vốn cùng một bản chất nhất nguyên ? Có gì chung giữa chúng, những câu kêu gọi chỉnh tề, trang trọng, được phát ra không hề từ ý niệm sướng/khoái bột phát ? Chúng có điểm chung, rất giống nhau: câu nào cũng có quân, và quân luôn luôn được đặt đứng trước dân. Riêng câu hiệu triệu của cộng sản thì đảng đứng trước quân, đảng đẻ ra quân. đảng làtối thượng, và đương nhiên, là kẻ MẠNH nhất. Với một cách thấygiản dị như vậy, liệu còn Quý vị nào không nhìn ra bản chất hoang mông của một Kỷ nguyên luôn xác lập Quyền lực trên cơ sở Bạo lực ? Trong cả 2 “lời đầu môi” của 2 kiểu chính thể, ở đâu người ta cũng thấy: Sức mạnh là tối thượng, và kẻ tối thượng là kẻ sở hữu  Sức mạnh. Cả 2, đều xem dânchỉ ở thứ hạng nô tỳ cho Sức mạnh. Di chứng của Bạo lực là đây. Dân chủ thật hay không, là đây.
Trong lịch sử Việt Nam, đã có một chính quyền nào kính thưa.kính gửi.kính chào toàn đất nước với câu: “toàn thể đồng bào, các công dân Việt Nam” chưa ?
Chưa hề. Vì, kỷ nguyên Bạo lực vẫn chưa đi qua. Vẫn còn hứa hẹn sẽ quay lại. Lời “hứa” này có ma lực rất mạnh mẽ.

Đứng về lương tri của một đất nước, có 2 tiếng “Công dân”, cũng như vậy, đứng về tự tình dân tộc, có 2 tiếng: “Đồng Bào” – 2 tiếng đó xoá hết mọi cách chia, ngáng trở. Trong “đồng bào” có đủ các chi họ, giai tầng, phương ngữ, sắc tộc, tín ngưỡng, nam phụ lão ấu. Chẳng ai là ưu việt.kiệt xuất.thông thái.tiên phong hơn ai. Chẳng ai yêu nước kém thua ai. Sứ mệnh giải phóng (từ này, là một trong nhiều từ chớ hề là ‘đặc sản’ của cộng sản, đừng ngộ nhận) Tổ quốc khỏi mê đắm, định kiến, lầm lạc, bất công..là sứ mệnh của tất cả mọi người.

Đồng Bào chiếm lĩnh toàn bộ ngôi nhà nhân dân Việt Nam, trong đó không có bảng hiệu giai cấp Công-Nông chễm chệ trên nóc, với một nhúm ‘đại diện tinh hoa’ của giai cấp này giữ trọn chùm chìa khoá cổng-cửa, không có những gã phệ núng nính ba hoa tự mệnh “vô sản’ chưa một ngày chân tay biết đến mưa nắng mùa màng, không có những phu nhơn đầm xoè mang mác Việt mà hồn quý’s tộc vẫn sính Âu vọng Mỹ. Cũng chẳng có một tập đoàn “quân phiệt” nào có thể ềnh oang, úc núc toàn sĩ quan cấp tướng quen công việc bàn giấy văn phòng hơn chỉ huy chiến trận, quen cúm núm trước trênxảo quyệt với giữaghẻ lạnh với dưới.

Ngày xưa những đứa con cùng một bọc đã chia tay theo Mẹ Âu Cơ và Cha Lạc Long để bảo tồn nòi giống, ngày nay trong nước hay tại hải ngoại, chúng ta vẫn tiếp tục thay phiên nhau mỗi người một việc (…) Đối diện nhau, chỉ là những con người bằng xương bằng máu, là đồng bào ruột thịt với nhau, có lương tri, có tình cảm[2]. Lời này của cô Thục Quyêncó khác lắm không với lời của nhà ngoại giao Ghana da đen Kofi Annan: “Chúng ta đang chia sẻ với nhau cùng một số phận. Chúng ta chỉ có thể làm chủ số phận của mình khi nào chúng ta cùng nhau đối diện với nó[3] ?

Khi phát ra từ Nhân dân, tôi nhận thức mình đang nói về một tập hợp những người Việt như từng hiểu: sinh ra và lớn lên tại Việt Nam; là đám đông đồng chủng đồng bào (với 55 dân tộc Thượng/Kinh). Nhưng, khi nói tới Công dân, tôi buộc mình ý thứcrằng, đang nói về những người Việt có quyền với mảnh đất mà họ sống cùng, và có trách nhiệm cùng. Họ, những người Việt ấy, bất kể từ đâu tụ họp lại, dù mang trong mình 1 / 2 hoặc thậm chí một phần nhỏ nhạt nhoà dòng máu “tiên tổ Hồng Lạc” đi nữa, họ vẫn có quyền lên tiếng đối với mảnh đất mà họ được chứng nhận có quốc tịch. Không phải vấn đề giản dị để có thể hiểu như vậy sao ? Đó là thực tiễn của cuộc sống đương đại toàn cầu. Và, chính điều này, khiến các chính quyền độc tài, toàn trị, chuyên chế rất khó chịu khi người công dân hiểu rõ và đòi hỏi giá trị thật của lá phiếu mà họ sở hữu trên tay. Mỗi lá phiếulà một viên gạch, hoặc, một viên đạn – tuỳ vào cách mà “oshin” muốn nhận.

Con dân thì được xoa đầu hoặc nọc roi, Thần dân thì đầu gục không dám ngẩng nhìn cả mặt quan viên hàng…thôn, trong Nhân dân còn có giai cấp, trong Dân tộc có quá nhiều vùng.miền, trong “Dân sự” mặc nhiên còn ẩn tàng đủ các thể loại giai tầng/chủ nghĩa/ thể chế.. và hùng hồn không chấp nhận ‘quân sự’ có quyền hành gì trong cái xã hội ấy; nhưng, trong biển cả Công dân, mọi người (dân, đảng, nông, công, cán, chính, quânv.v…) đều bình đẳng với nhau, và bạn không có quyền gì quát nạt tôi nếu tôi không xúc phạm bạn. Luật sẽ nói chuyện với bạn để bạn tỉnh trí lại trong một xã hội của con người: 2 mặt nhìn thẳng nhau tương kính và khoan hoà giao tiếp.

Đều cùng quốc tịch, mỗi người đều chỉ một căn cước/hộ chiếu, mỗi người một lá phiếu. Tất cả các phương tiện công, các lợi ích công đều phục vụ mọi người như nhau trên các tiêu chí kỹ thuật phù hợp (người tàn tật, kẻ mang thai, già yếuv.v…). Không có chỗ cho Bắc/Nam ngự trị, không có nơi cho Chùa hoặc Nhà thờ xưng vương.xướng bá.

Chỉ có lý đúng và phù hợp, sẽ được nghe ra và đồng thuận.

Công dân là một phạm trù, trong đó có nhân dân, có các dân tộc, và vì vậy, có tất cả những ai khác chính kiến – các đảng viên cộng sản cũng không thể nằm ngoài (và hẳn không muốn như thế). Xã hội công dân là đối tượng đế tiến trình vận động Dân chủ hướng đến. Bất kỳ một phong trào nào, chính đảng nào chỉ nghĩ đến nhân dân Việt, chỉ nghĩ đến dân sự/quân sự/hình sự, không nghĩ đến công dân sống cùng đất nước Việt thì khó thể phát triển.

Công dân” mở ra, bao hàm; “Đồng Bào” dung chứa, ấp ủ.


Chú thích:


[1] Năm 2015, hàng loạt Web “lề phải” do đảng cộng sản lãnh đạo đã nhanh chóng thay vị trí cũ thành “toàn Đảng, toàn dân, toàn quân”.. Tuy nhiên, trong nội dung bài vở, vẫn còn…sót lại rất nhiều cái thứ tự như trên đã nói. Lại cũng là màn: sửa nhưng không đổi được bản chất. 
[2] Xem Thục Quyên – Thơ gởi người thương: Một ngày cho Tổ Quốc Việt Nam München, ngày 3/10/2012 
[3] Nguyên văn câu chứa đựng ý trích dẫn trên, là: “More than ever before in human history, we share a common destiny. We can master it only if we face it together. And that, my friends, is why we have the United Nations”. UN millennium message Thursday, 30 December, 1999
* Bài “Giản dị là đồng bào giữa những Nhân Dânđược VNTB trích đăng từ chỉnh thể loạt bài gồm 8 phần: “Net-People” & HẤP LỰC của tác giả Tôn Trọng Dân gửi đến báo”

* “Tòa soạn VNTB chúng tôi đặt thêm tiểu tựa, hoặc chỉnh sửa tiểu tựa đã có sự thống nhất với tác giả.”
* Bài viết phản ánh quan điểm và cách viết của tác giả Tôn Trọng Dân.

Tin bài liên quan:

VNTB – Kim cô và Tử huyệt

Phan Thanh Hung

VNTB – Dân Việt vô cảm?

Phan Thanh Hung

VNTB – Sức mạnh tương tác của không gian mạng

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.