Việt Nam Thời Báo

VNTB – Ai sẽ là anh hùng trong trận này?

Thúy An

 

(VNTB) – Lịch sử chống giặc Covid xâm lược rồi đây sẽ xướng danh anh hùng nào đây khi hát khúc khải hoàn?

 

Nhớ thuở học trò, mỗi khi đến tiết Lịch sử, giảng về một trận đánh nào, dù là sử chống Bắc thuộc hay sử chống Nhật – Pháp – Mỹ, thầy cô thường hay nói về vai trò của một chỉ huy trong trận chiến.

Đơn cử, khi nói về cọc trên sông Bạch Đằng, là nhớ liền đến Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo; nhắc đến bài thơ thần trên sông Như Nguyệt, người từng chủ động cầm quân đánh sang đất Bắc, người ta thường nhắc ngay đến cái tên Lý Thường Kiệt; hay nói về kênh Vĩnh Tế, không thể không nói đến ông Thoại Ngọc Hầu…

“Chống dịch như chống giặc” là khẩu hiệu quen thuộc trong đợt bùng dịch Covid-19 lần này ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh miền Nam. Mặc dù công tác truy vết, dập dịch đã lỗi thời với biến thể Delta, song với việc áp dụng các phương pháp mới, theo thế giới, Chính phủ cũng như chính quyền địa phương đã đạt được những thành tựu nhất định. Và giờ, cái ngày 1-10-2021 đã điểm, liệu rằng, ai sẽ được chọn xướng danh anh hùng của chống dịch lần này?

Liệu đó sẽ là một Nguyễn Xuân Phúc với vai trò to lớn, là ‘bảo tiêu’ bằng đường hàng không, áp tải hơn 1 triệu liều vắc xin Abdala từ Cuba, được Việt Nam mua, đem về Việt Nam để chích cho người dân?

Hay chăng là một quý ông Vũ Đức Đam với hình ảnh truyền thông luôn tận tụy trong việc phòng, chống dịch Covid-19, sáng Bắc chiều Nam? Một Vũ Đức Đam với quy định siết chặt hơn nữa đi nhen, dân ra đường còn nhiều quá, mà dân đi chơi, đi tập thể dục không à, không phải đi vì nhu cầu thiết yếu vậy thì sao đúng với chỉ thị 16 được?

Hoặc giả là một tiến sĩ y khoa Nguyễn Thanh Long với “công lao to lớn” là nhập “một đống” kit test về để xét nghiệm diện rộng, xét nghiệm thần tốc cho người dân, quyết tâm bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng. Một Nguyễn Thanh Long với việc mua rất nhiều vắc xin liên quan đến Trung Quốc, hay vắc xin mà ít quốc gia sử dụng, chưa được WHO công nhận. Một Thanh Long chậm trễ phân bổ vắc xin, để rất nhiều nơi phải chích chậm, có nơi còn tạm ngừng Ai lo lắng vấn đề nhiễm do xét nghiệm, đã có lực lượng chức năng, “bắt” đi.

Trong khi đó, một Vương Đình Huệ, Phạm Bình Minh với nỗ lực ‘ngoại giao vắc xin’, đem về AstraZeneca; một Phạm Minh Chính đi thị sát từng nơi, dù có một chiêu xài hoài, nhưng cũng đạt được hiệu quả nhất định ở những lần đầu; một Nguyễn Trường Sơn với quy định không nên đo huyết áp tất cả, mang lại hiệu quả nhất định trong việc chích vắc xin… thì dường như các quý ông đó ít được nhắc nhiều.

Hay như một Nguyễn Thành Phong với nỗ lực duy trì kinh tế trong thời điểm dịch giã. Một Dương Anh Đức với nỗ lực giúp đỡ đời sống người dân. Một dược sĩ Tô Thị Bích Châu với những vận động mạnh thường quân đóng góp trong y tế, để rồi phủ phàng thay lại bị từ chối từ phía Bộ Y tế.

Đó còn là một tấm lòng của Nguyễn Văn Nên đối với những người mất vì Covid-19… dường như cũng không ít người không chú ý đến. Bởi, nhiều người cho rằng, những gì họ đang gánh chịu, không được mưu sinh đều là từ chính quyền thành phố này chứ ai?

Dẫu thấy được rằng, thời gian qua, dịch Covid-19 ở miền Nam đã gây không biết bao nhiêu thiệt hại, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Bên cạnh đó, còn là tác động từ yêu cầu của một số cá nhân tạm gọi là ‘bề trên’ Hà Nội.

Chống dịch như chống giặc, nếu dịch còn bùng, ca nhiễm còn nhiều, là lỗi của người dân, do dân thiếu ý thức, dịch vậy còn “mê” ra đường, tập thể dục, đi chơi. Thế nhưng, khi thành công, hiếm khi thấy vai trò của người dân, của những người chấp nhận sống khó khăn, cơ cực để đạt được thành quả ấy.

Rồi đây, sẽ là anh hùng nào đứng ra nhận công rằng đã chỉ huy trận chiến thành công? Đã là cho dịch phải đầu hàng, ép dịch phải chống chan hòa với nhân dân?

Có người chợt liên tưởng đến truyện Nôm khuyết danh “Lục súc tranh công”…

[ads_color_box color_background=”#f0e4e4″ color_text=”#444″]

(*) “Lục súc tranh công” nghĩa là sáu con vật nuôi trong nhà tranh nhau công trạng của mình. Sáu con ấy là: Trâu,  Chó, Ngựa, Dê, Gà, và Lợn.

Trâu thì rằng làm ăn vất vả, có công sinh ra thóc, gạo, ngô, đỗ;
Chó thì rằng có công coi nhà giữ trộm;
Ngựa thì rằng có công đem chủ đi quán về quê, đánh đông dẹp bắc;
Dê thì rằng có công trong việc tế lễ;
Gà thì rằng có công gáy sáng, xem giờ;
Lợn thì rằng có công trong việc quan, hôn, tang, tế.

Sáu con cùng tranh luận, người chủ phải can thiệp vào, dàn hòa mới yên.
Tác phẩm này được lưu hành từ rất lâu (trước năm 1923), đã trở thành truyện ngụ ngôn Việt Nam

[/ads_color_box]


Tin bài liên quan:

VNTB – Họ có còn kịp mua cơm không?

Phan Thanh Hung

VNTB – Thế nào là bung, là toang?

Phan Thanh Hung

VNTB – Báo chí giờ bắt đầu được ‘đa chiều’?

Phan Thanh Hung

1 comment

Anonymous 03.10.2021 3:33 at 15:33

Cu la phai trao ranh hieu Anh Hung Cuoc Da cho TT Pham Minh Chinh la chuan nhat khong can ban nhieu, rach viec?

Reply

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo