VOA
Ảnh chụp màn hình bài viết “‘Tin vịt’ và cái gọi là ‘truyền thông lề dân’” trên báo Nhân Dân.
Hôm 7/3, báo Nhân Dân có bài nói rằng các cơ quan truyền thông quốc tế như VOA, BBC, RFA tung hứng theo các tin vịt do các blogger Việt Nam phát ra với thủ đoạn bất lương nhằm “chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.”
Tờ báo là cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam còn nói rằng việc các blogger tung tin vịt là “thủ đoạn mà kẻ bất lương thường sử dụng để gây nhiễu loạn thông tin trong xã hội, từ đó làm tổn hại uy tín tổ chức, cá nhân mà họ nhắm vào.”
Trong bài viết có tự đề “‘Tin vịt’ và cái gọi là ‘truyền thông lề dân’”, báo Nhân Dân có nêu tên các blogger như Lê Nguyễn Hương Trà, Nguyễn Anh Tuấn, và Lê Dũng Vova với cáo buộc là họ đã “lan truyền một video clíp quay cảnh một cống thoát có nước màu đỏ, được cho là do ‘phóng viên lề dân’ quay tại khu vực xả thải của Công ty Formosa.”
Từ Hà Nội, blogger Lê Dũng Vova cho VOA biết phản ứng của anh về bào báo này:
“Tôi thì chả bao giờ đọc báo Nhân dân. Đó là cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản mà. Lần này, đọc xong buồn cười quá, vì cách làm báo của họ là chụp mũ. Họ cho rằng tất cả những người làm báo mạng, những Facebooker và blogger làm tin là tin vịt. Họ nói là tin vịt mà họ cũng chẳng cần chứng minh thế nào là tin vịt cả. Không ai được phép có quyền thay mặt tòa án để phán xét những người làm báo. Báo Đảng của Việt Nam họ quen với cách chụp mũ đó từ xưa rồi.”
Võ Khánh Linh, tác giả bài viết trên báo Nhân Dân còn dẫn chứng vụ sản xuất tin vịt của blogger Kami, người được “RFA trân trọng, sử dụng, trả nhuận bút, cũng như được BBC, VOA… tung hứng!”
Blogger Lê Dũng nói thêm về việc “chụp mũ” đã có từ xa xưa của báo chí nhà nước:
“Từ xưa đến giờ thì mọi người dân ở Việt Nam đều được nghe và thấy các tờ báo của nhà nước nói rằng các báo của nước ngoài BBC, VOA, RFA, RFI là những trang thông tin của thế lực thù địch và tiếp tay cho các báo mạng ở Việt Nam, gây kích động các thứ. Họ chụp mũ. Từ xưa họ đã truyên truyền cho người dân ở trong nước như vậy.”
Hôm 7/3, báo Nhân Dân có bài nói rằng các cơ quan truyền thông quốc tế như VOA, BBC, RFA tung hứng theo các tin vịt do các blogger Việt Nam phát ra với thủ đoạn bất lương nhằm “chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.”
Tờ báo là cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam còn nói rằng việc các blogger tung tin vịt là “thủ đoạn mà kẻ bất lương thường sử dụng để gây nhiễu loạn thông tin trong xã hội, từ đó làm tổn hại uy tín tổ chức, cá nhân mà họ nhắm vào.”
Trong bài viết có tự đề “‘Tin vịt’ và cái gọi là ‘truyền thông lề dân’”, báo Nhân Dân có nêu tên các blogger như Lê Nguyễn Hương Trà, Nguyễn Anh Tuấn, và Lê Dũng Vova với cáo buộc là họ đã “lan truyền một video clíp quay cảnh một cống thoát có nước màu đỏ, được cho là do ‘phóng viên lề dân’ quay tại khu vực xả thải của Công ty Formosa.”
Từ Hà Nội, blogger Lê Dũng Vova cho VOA biết phản ứng của anh về bào báo này:
“Tôi thì chả bao giờ đọc báo Nhân dân. Đó là cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản mà. Lần này, đọc xong buồn cười quá, vì cách làm báo của họ là chụp mũ. Họ cho rằng tất cả những người làm báo mạng, những Facebooker và blogger làm tin là tin vịt. Họ nói là tin vịt mà họ cũng chẳng cần chứng minh thế nào là tin vịt cả. Không ai được phép có quyền thay mặt tòa án để phán xét những người làm báo. Báo Đảng của Việt Nam họ quen với cách chụp mũ đó từ xưa rồi.”
Võ Khánh Linh, tác giả bài viết trên báo Nhân Dân còn dẫn chứng vụ sản xuất tin vịt của blogger Kami, người được “RFA trân trọng, sử dụng, trả nhuận bút, cũng như được BBC, VOA… tung hứng!”
Blogger Lê Dũng nói thêm về việc “chụp mũ” đã có từ xa xưa của báo chí nhà nước:
“Từ xưa đến giờ thì mọi người dân ở Việt Nam đều được nghe và thấy các tờ báo của nhà nước nói rằng các báo của nước ngoài BBC, VOA, RFA, RFI là những trang thông tin của thế lực thù địch và tiếp tay cho các báo mạng ở Việt Nam, gây kích động các thứ. Họ chụp mũ. Từ xưa họ đã truyên truyền cho người dân ở trong nước như vậy.”
Blogger Lê Dũng, người đã phát đi đoạn video nói rằng ông đã trực tiếp lấy mẫu nước và phỏng vấn người dân địa phương. Ông giải thích thêm về vụ vệt nước màu đỏ ở Vũng Áng:
“Khi xuất hiện các vệt nước đỏ ở Vũng Áng, người dân có chụp ảnh và đăng lên trên mạng. Họ có gọi cho cán bộ địa phương xuống xem và lấy mẫu. Nhưng cán bộ địa phương làm người ta mất niềm tin, người ta sợ lắm.”
Blogger Lê Nguyễn Hương Trà, người cũng bị báo Nhân dân nêu tên với cáo buộc đưa ‘tin vịt’ nói với VOA qua Messenger rằng cô có thực hiện cuộc điều tra vụ cống xả và đưa tin lên mạng. Nữ blogger nổi tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh với 20 năm làm nghề báo tự do nói rằng chính quyền “muốn phản bác lại lề dân thì phải chứng minh chứ, trong khi ngồi lười đó đợi. Anh nói tui sai, thì anh phải chứng minh sai chỗ nào và bằng chứng?”
Khi hỏi nhận định của Blogger Hương Trà về bài báo Nhân dân, chị nói: “Nói chung, đừng nên quá coi trọng mấy cái cơ quan truyền thông của Đảng nói gì, tôi phớt lờ hết và hầu như không đọc; cũng không quan tâm luôn. Mình cứ làm những gì mình thấy đúng đắn, tiến bộ.”
Trong một bình luận về hoạt động truyền thông gần đây, cựu nhà báo Phạm Đoan Trang viết: “Đấu tranh dân chủ, đấu tranh chính trị, làm truyền thông, thay đổi xã hội… muốn gì cũng phải trên nền tảng sự thật. Chỉ có đúng sự thật, người ta mới mạnh được và lấy lòng dân được.”