Việt Nam Thời Báo

Phan Thanh Giản không thể là nhà Ái Quốc?

#VNTB “Phan Thanh Giản – Nhà ái quốc, người mở đường cho nước Việt Nam hiện đại: Những năm cuối đời (1862-1867)” là tác phẩm của hai tác giả Phan Thị Minh Lễ và Pierre Ph. Chanfreau, dịch giả Phan Tín Dụng chuyển ngữ.

Cuốn sách đã ra mắt công chúng từ khoảng 1 tuần trước.

Nhà xuất bản Hà Nội vừa có văn bản gửi Công ty cổ phần sách Omega Việt Nam, đơn vị liên kết với nhà xuất bản này xuất bản cuốn sách “Phan Thanh Giản – Nhà ái quốc, người mở đường cho nước Việt Nam hiện đại: Những năm cuối đời (1862-1867)”, yêu cầu tạm thời đình chỉ phát hành cuốn sách nói trên.

“Tôi ví dụ như ngay tên trên bìa sách là “Nhà ái quốc…” nghe nó hơi to tát quá, dù ông này rất có công. Tôi hiểu là đánh giá con người của lịch sử thì nó có nhiều mặt, giờ nhìn lại sau quá trình hàng trăm năm, với nhiều hội thảo, nghiên cứu sâu hơn thì có thể có những đánh giá khác về Phan Thanh Giản… Nhưng cảm nhận của cá nhân tôi là cái tên ấy nghe hơi to tát quá”.

Đại diện Nhà xuất bản Hà Nội, nói với báo chí như vậy.

Ông Vũ Trọng Đại – giám đốc Công ty cổ phần sách Omega Việt Nam – cho biết ông khá bất ngờ khi nhận văn bản này của Nhà xuất bản Hà Nội.

Ông Đại nói, dù Phan Thanh Giản là một nhân vật gây tranh cãi nhưng đây là cuốn sách về khoa học, nghiên cứu tranh luận về sử học, và sách đã có quyết định xuất bản của nhà xuất bản rồi, sách cũng đã phát hành ra thị trường vài hôm.

Ông Đại cho biết tên của cuốn sách đúng như trên giấy phép xuất bản của cuốn sách đã được Cục Xuất bản, in và phát hành duyệt. Đại diện Công ty cổ phần sách Omega Việt Nam khẳng định đơn vị tuân thủ theo yêu cầu của Nhà xuất bản Hà Nội và đang đợi phản hồi cụ thể từ nhà xuất bản.

“Ái quốc”, theo từ điển, là động từ, có nghĩa “yêu nước”.

Trong tiến trình lịch sử Việt Nam đi từ chế độ quân chủ đến thì hiện đại, có lẽ Phan Thanh Giản là một trong những nhân vật gây nhiều tranh cãi nhất, thu hút nhiều cái nhìn suy xét của giới nghiên cứu sử cũng như người Việt Nam nói riêng, nhưng hầu như mọi tranh luận đều chưa thể đi đến bước ngã ngũ được.

Ở mỗi thời đoạn, hầu như hễ có tiếng nói luận tội ông thì thể nào cũng sẽ xuất hiện những lời nói, cử chỉ biểu lộ sự bênh vực, và ngược lại…

Vòng lặp này nối tiếp tưởng như bất tận, từ thời Tự Đức cho đến ngày nay. Qua tác phẩm này, các tác giả muốn góp thêm nhiều tài liệu để hậu thế chúng ta có thêm dữ liệu và căn cứ xem xét thời kỳ gây tranh cãi nhất trong cuộc đời Phan Thanh Giản, vị đại thần triều Nguyễn có liên quan mật thiết đến bối cảnh thời cuộc vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam.

Thế nhưng sau tuần lễ phát hành, sách đã bị đình chỉ phát hành. Phần giới thiệu tóm tắt tác phẩm trên trang bán hàng của Fahasa đã gỡ đề mục cuốn sách này.

Xem ra “ái quốc” không phải ai cũng có thể được gọi.

Tin bài liên quan:

VNTB – Cách ứng đãi với nhân vật sự kiện lịch sử thời Nguyễn

Phan Thanh Hung

VNTB – Nước mắt TS Phan Thanh Giản sau 1975

Do Van Tien

VNTB – Ông Tô Huy Rứa và ông Đinh Thế Huynh ở đâu, hãy lên tiếng!

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.