Mẫn Nhi (VNTB) Cũng như Talawas, tôi đánh giá Anhbasam đã góp phần không nhỏ trong góp phần vào “sự hình thành và phát triển một công luận độc lập, một ý thức tự do tư tưởng, một tập quán sinh hoạt tinh thần đa nguyên cho người Việt trong và ngoài nước”, cũng theo đó, Anhbasam là động lực thúc đẩy cho “sự ra đời của những mô hình báo chí và truyền thông mới”(*).
Anh Ba Sàm – trang web thông tin lề trái nổi tiếng tại Việt Nam sẽ ngưng hoạt động vào ngày 20/04/2017 sau 10 năm hoạt động. Trong lá thư tạm biệt, biên tập viên – quản trị viên Ngọc Thu đã cho biết, bản thân bà đã góp mình 8 năm cho Ba Sàm với tần suất làm việc hơn 10 tiếng/ ngày. Và việc chính thức chia tay lần này, là xuất phát từ “nghĩa vụ với nhiều người thân khác”.
Có thể đặt trang web Anhbasam là một trang mốc lịch sử trong quá trình khai dân trí tại Việt Nam sau cuộc chiến tranh 1975, bởi nó cho đăng tải nhiều bài viết với nhiều quan điểm và sự thật về chính trị – kinh tế lẫn xã hội Việt Nam. Nó cung cấp một cách nhìn không quá cực đoan, thay vào đó là sự lý luận và quan điểm mang tính dẫn chứng rõ rệt.
Sức ảnh hưởng của Anhbasam không chỉ dừng ở đội ngũ những người đấu tranh nhân quyền, mà ngay trong giới công nhân viên chức nhà nước. Tôi từng nhớ rõ về cái ngày mà anh Anhbasam được một giảng viên – cán bộ thuộc ĐH Đà Nẵng dùng phấn viết lên bảng và nói rõ rằng: để tìm hiểu Việt Nam hiện tại, các em có thể tham khảo trang này.
Anhbasam bản thân đã hiện thực hóa ước mơ truyền tải đúng thông tin, và phản ảnh những quan điểm đa chiều trong mỗi người dân Việt, điều mà sau hàng chục năm, nền báo chí nước nhà vẫn chưa thể làm được.
Chính vì vậy, bản thân Anhbasam đã chiếm ngự được niềm tin với bạn đọc.
Sự độc lập và đa diện thông tin ấy khiến cho Anhbasam đứng trước nhiều thử thách lớn, trong đó có cả áp lực cực đoan từ nhóm người cũ, yêu cầu thông tin đa chiều từ nhóm người dân mới, lẫn sự đánh phá ác liệt từ chính quyền. Tuy nhiên, cho đến tận bây giờ (04/2017), Anhbasam đã không phụ lòng tin của tôi – với tư cách là một độc giả, khi đã giữ gìn được cái sự “độc lập, đa diện” đó.
Cũng như Talawas, tôi đánh giá Anhbasam đã góp phần không nhỏ trong góp phần vào “sự hình thành và phát triển một công luận độc lập, một ý thức tự do tư tưởng, một tập quán sinh hoạt tinh thần đa nguyên cho người Việt trong và ngoài nước”, cũng theo đó, Anhbasam là động lực thúc đẩy cho “sự ra đời của những mô hình báo chí và truyền thông mới”(*).
Ông Nguyễn Hữu Vinh, chủ trang Anhbasam |
Anhbasam ra đời 10 năm trước là sự đơn lẻ, là sự dấn thân, thì 10 năm sau cạnh Anhbasam là hàng chục trang web lề trái khác (trong đó có IJAVN), nó cho thấy một sự biến đổi thông tin vô cùng lớn tại Việt Nam. Và lượng thông tin, số lượng, nội dung bài viết ngày càng nâng cao chất lượng, đã cho thấy rằng, tính chuyên nghiệp hóa của thông tin lề trái ngày càng tiệm cận. Sự khép lại của trang Anhbasam trong thời điểm hiện tại dù còn nhiều vấn đề còn bàn cãi, nhưng cũng là sự kết thúc của một sứ mệnh tiên phong trong lĩnh vực tự do báo chí – thông tin.
“Nguyễn Hữu Vinh có thể bị bắt và bị giam cầm, nhưng Ba Sàm thì không” (**), và giờ đây, một lần nữa có thể khẳng định, Anhbasam có thể hiện tại, nhưng tinh thần tồn tại vì “sức mạnh của cộng đồng mạng” dựa trên dòng thác không thể đảo ngược được của quy luật tự do hóa thông tin, và nó sẽ được các website, với các nhà báo – blogger khác tiếp tục nắm lấy để cùng đi đến cái gọi là phá vòng nô lệ về tư tưởng, tiến tới chính trị cho mỗi người dân.
[*] Tôi muốn sử dụng lời tạm biệt của talawas cho Anhbasam, vì cả hai dường như đã đi cùng một đường và khép cùng một sứ mệnh: http://www.talawas.org/?p=26665