VNTB – Áp lực học tập lên lớp người mới Việt Nam

VNTB – Áp lực học tập lên lớp người mới Việt Nam

Mai Lan

 

(VNTB) – Học sinh là người mới của Việt Nam.

                Đã thoát ra một thời xưa tối ám.

                Đem sức thanh tân chống mọi suy tàn

                Học sinh làm sáng đời dân Việt Nam.

 

Hầu hết thế hệ học sinh thời thập niên 1960 đến năm 1975 ở miền Nam, có lẽ là không ai mà không biết đến ca khúc “Học sinh hành khúc” của nhạc sĩ Lê Thương với những lời nhạc quen thuộc: Học sinh là người tổ quốc mong cho mai sau./ Học sinh xây đời niên thiếu trên bao công lao…

Đó là chuyện thời quá vãng.

Một khảo sát về thực trạng nơi học đường hiện tại cho thấy không như những gì mà nhạc sĩ Lê Thương đã viết trong “Học sinh hành khúc”. Theo đó, tiếp tục có hơn 75% học sinh ngủ ít hơn 8 tiếng/ ngày.

Trẻ em là lứa tuổi bên cạnh học tập, cần phải được vui chơi và hoạt động thể thao. Nhưng hầu hết các em dành thời gian cho việc học và không có thời gian để tham gia các hoạt động cần thiết cho sự phát triển toàn diện của cơ thể.

Hơn nữa, việc ngủ ít hơn thời gian 8 tiếng/ ngày khiến các em không đủ tỉnh táo trong các tiết học trên lớp, dẫn đến giảm khả năng tập trung và phân tích bài học. Sự học kéo dài 8 tiếng trên lớp và 2 – 4 tiếng học thêm khiến sức lực các em bị suy giảm.

Lúc chưa dịch giã Covid, các kỳ kiểm tra diễn tra với tần suất lớn, các kỳ thi dựa trên kết quả điểm số đánh giá bằng cấp trực tiếp.

Vậy là áp lực học tập dẫn đến tình trạng sử dụng thuốc hỗ trợ.

Các vị phụ huynh sẵn sàng đầu tư các loại thuốc hỗ trợ trí não, thuốc bổ não cho con mà không rõ về các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra hoặc tình trạng học sinh học tập gắng sức phải truyền nước, điện giải, truyền đạm để… lấy sức học tiếp.

Đa số các áp lực tạo nên vấn đề stress và gây ra tình trạng viêm loét dạ dày hoặc nặng hơn là các bệnh như viêm đại tràng, tăng huyết áp, rối loạn đường máu, rối loạn nhịp tim, trầm cảm,… Nhiều bậc phụ huynh quên mất chuyện can thiệp của thuốc không thể hiệu quả bằng các chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.

Hậu quả của áp lực học tập để là những “cháu ngoan Bác Hồ”?

Sức khỏe tinh thần giảm sút, khi trẻ luôn bị áp lực tâm lý nặng nề nên sinh ra các vấn đề tinh thần như ủ rũ, mệt mỏi, khó chịu, cáu gắt. Kéo theo đó là sự linh hoạt, năng động, sáng tạo bị hạn chế; trẻ dễ lâm vào tình trạng stress kéo dài, gây ảnh hưởng tới sức khỏe các cơ quan trong cơ thể.

Và một khi sức khỏe thể lực bị giảm sút của vấn đề trẻ không ngủ đủ giấc, không ăn uống đủ chất, không tham gia các hoạt động ngoài trời dẫn đến vấn đề chậm phát triển xương, suy giảm khả năng miễn dịch, yếu cơ, chậm phát triển chiều cao, thiếu sự nhanh nhẹn, hoạt bát trong các hoạt động xã hội,… thì dứt khoát sẽ khó thể như những gì nhạc sĩ Lê Thương viết trong “Học sinh hành khúc”: Học sinh là mầm sống của ngày mai./ Nung đúc tâm hồn để nối chí lớn…

Bởi tâm lý sợ học, sợ thi là một triệu chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường gặp, gây ảnh hưởng tới sinh lý và rối loạn hormon ở trẻ. Hệ lụy dễ thấy là bắt đầu xuất hiện các hành vi chống đối như bỏ học, trốn học, sa ngã vào cờ bạc, nghiện hút, ma túy, rượu bia… nhằm cố ý phản đối và trốn tránh hiện thực. Sự sa ngã này phần lớn là do yếu tố khách quan đem lại.

Học sinh là người mới của Việt Nam.

Đã thoát ra một thời xưa tối ám.

Đem sức thanh tân chống mọi suy tàn

Học sinh làm sáng đời dân Việt Nam.

[ads_color_box color_background=”#f2ebeb” color_text=”#444″]

Tác hại của việc học quá nhiều cần đặc biệt cẩn trọng

Nhiều bậc phụ huynh có xu hướng ép con trẻ phải học quá nhiều để đáp ứng được kỳ vọng của mình. Tuy nhiên tình trạng này vô hình lại gây ra hàng loạt những hậu quả khó lường về cả sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ.

Tác hại của việc học quá nhiều có thể bao gồm:

1. Thiếu ngủ

Các bác sĩ cho biết, có đến một nửa trẻ mầm non và khoảng 40% trẻ vị thành niên ngủ ít hơn thời gian cần thiết. Nguyên nhân thường bắt nguồn từ thời gian biểu sinh hoạt hằng ngày. Thêm vào đó là khối lượng bài vở quá nhiều và phải học tập căng thẳng.

Tình trạng thiếu ngủ có thể dẫn đến hàng loạt các hệ quả nghiêm trọng mà phụ huynh không thể ngờ đến. Điển hình như giảm sút khả năng nhận thức, gây ra các vấn đề về chức năng vận động, trí nhớ, hành vi và các rối loạn tâm lý.

Thiếu ngủ kéo dài khiến trẻ thường xuyên ở trong trạng thái mệt mỏi, uể oải và suy kiệt sức lực. Lâu dần còn dẫn tới chán ăn, lười vận động, suy giảm miễn dịch và tạo điều kiện cho các vấn đề bệnh lý kích hoạt.

2. Rối loạn tâm thần

Theo một nghiên cứu từ Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc tại Việt Nam thì áp lực vì phải học tập quá nhiều là nguyên nhân chính khiến cho trẻ em và trẻ vị thành niên ở nước ta gặp phải các vấn đề sức khỏe tâm thần. Nghiên cứu này còn cho thấy, tình trạng rối loạn lo âu, trầm cảm và rối loạn cảm xúc ở trẻ vì học tập có xu hướng tăng.

Việc học với cường độ cao và vượt quá thời gian cho phép sẽ tạo cho học sinh tâm lý chán nản. Lúc này việc tiếp thu kiến thức dường như chỉ mang tính chất ép buộc, đối phó. Hơn nữa còn dễ dẫn tới các bệnh tâm lý nếu học quá nhiều trong thời gian dài. Thậm chí có thể khiến các em co mình hay hung bạo với người khác.

Tất cả những vấn đề trên có thể dẫn tới hành vi bạo lực trong lớp học và ngoài xã hội. Hoặc trẻ có thể trở thành đối tượng cho các học sinh khác gây bạo lực về tinh thần, sức khỏe hay bị tẩy cay. Điều này khiến cho các rối loạn tâm thần các thêm nghiêm trọng hơn.

3. Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất

Ngoài gây thiếu ngủ và làm tăng nguy cơ bị rối loạn tâm thần thì học tập quá nhiều còn khiến học sinh suy giảm sức khỏe thể chất. Các vấn đề thường gặp nhất bao gồm:

Giảm thị lực:

Cận thị là căn bệnh mà hiện nay rất nhiều học sinh mắc phải. Khi bạn bước chân vào một lớp học có đến 2/3 trong số đó phải đeo mắt kính là điều rất bình thường. Ngoài cận thị thì loạn thị và viễn thị cũng là các bệnh thường gặp về mắt. Học tập quá nhiều, không có thời gian cho mắt nghỉ ngơi thì trẻ sẽ bị giảm thị lực. Đôi mặt sẽ ngày càng mờ dần và yếu đi.

Mắc các bệnh cột sống:

Tư thế ngồi học không đúng có thể khiến trẻ mắc các bệnh cột sống như cong vẹo cột sống. Kéo dài tình trạng này trẻ có thể bị thoái hóa cột sống, gai cột sống hay mất nước đĩa đệm khi trưởng thành. Riêng hậu quả về dáng đi cũng sẽ khiến trẻ thiếu tự tin hơn.

[/ads_color_box]


CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)