VNTB – Cẩm nang dành cho công nhân Việt Nam đi XKLĐ ( phần 3)

VNTB – Cẩm nang dành cho công nhân Việt Nam đi XKLĐ ( phần 3)

 

Phần 3 – Sau khi về nước

Tổ chức CAMSA – Liên Minh Bài Trừ Nạn Nô Lệ Tân Thời Tại Á Châu hướng dẫn người XKLĐ Sau khi về nước:

 

1.    Nếu bạn về nước trước hạn hợp đồng vì lý do khách quan (không do lỗi của bạn), bạn có quyền yêu cầu công ty XKLĐ trả lại cho bạn:  một phần tiền dịch vụ, tiền môi giới và tiền đặt cọc; cũng như bồi thường các thiệt hại trực tiếp mà bạn gánh chịu từ sự việc này.


2.    Bạn cần biết giữa bạn và công ty SDLĐ có tranh chấp vì lý do gì


3.    Bạn không nên thỏa thuận và ký vào biên bản thanh lý hợp đồng với công ty XKLĐ khi bạn nhận thấy quyền lợi của mình chưa được trả xứng đáng.


4.    Biên bản thanh lý hợp đồng giữa bạn và công ty XKLĐ cần lập bằng văn bản, trong đó phải nêu rõ lý do thanh lý, việc thực hiện nghĩa vụ của các bên, các khoản thanh toán. Bạn giữ 01 bản.


5.    Trường hợp bạn nhận thấy quyền lợi của mình bị công ty XKLĐ xâm phạm, bạn có quyền khởi kiện công ty XKLĐ ra Tòa án Việt Nam. Các thủ tục khởi kiện và giải quyết tuân theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Bạn nên yêu cầu một người am hiểu pháp luật hoặc luật sư, chuyên gia để nhờ tư vấn.

Trợ giúp công nhân

Qua một thời gian dài thực hiện sứ mệnh phòng chống nạn buôn người, Liên minh CAMSA nhận thấy trong các trường hợp công nhân Việt Nam ra nước ngòai làm việc rất thiếu các công cụ trợ giúp để bảo vệ quyền lợi của mình. Đó là sự trợ giúp về pháp lý, về trợ giúp về thông tin, trợ giúp về các biện pháp tự bảo vệ mình…

Trong phần nội dung này. Liên minh CAMSA xin đưa ra các phần tiểu mục trợ giúp rất hữu ích cho công nhân cũng như các bạn độc giả xa gần mong muốn góp phần cùng CAMSA giúp đỡ cho những công dân Việt Nam.

1. Trợ giúp pháp lý: là những hướng dẫn dưới dạng đơn giản các quy định pháp luật, các thủ tục  pháp lý trong từng tình huống cụ thể mà công nhân có thể gặp phải trong quá trình làm việc ở nước ngòai.

– Cẩm nang dành cho công nhân Việt Nam đi XKLĐ;

– Hỏi đáp về chế độ BHXH dành cho công nhân nước ngòai ở Đài Loan;

– Hướng dẫn công nhân khi công ty sử dụng lao động gặp khó khăn kinh tế.

2. Giải đáp thắc mắc:trong thời gian làm việc ở nước ngòai, công nhân có rất nhiều những thắc mắc cần được tư vấn, trợ giúp. CAMSA đã và đang thực hiện giải đáp các thắc mắc của các bạn công nhân đã gửi về cho CAMSA:

– Tìm hiểu ban đầu trước khi đi XKLĐ;

– Các chi phí đi XKLĐ;

– Các nội dung cần có trong Hợp đồng dịch vụ XKLĐ;

– Quyền lợi của người lao động từ Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước.

3. Cơ sở dữ liệu về các tòa báo, cơ quan có chức năng: phương tiện truyền thông là một kênh thông tin giúp hữu ích cho các công nhân trong trường hợp gặp khó khăn, rắc rối; thông tin cơ quan chức năng có thẩm quyền trong việc bảo vệ, giải quyết các khó khăn giúp cho công nhân là mong muốn của tất cả công nhân khi ở xa Việt Nam.(*)

 

LIÊN HỆ TỚI CAMSA

Email CAMSA: camsa.quocte@gmail.com

*****

Giáo sư Ngô Bảo Châu, trong bài viết Yêu Nước, có một đoạn như sau,

Một vài lần quá cảnh ở sân bay Hàn quốc hoặc Nhật bản, tôi bắt gặp vài tốp thanh niên Việt Nam, có vẻ như đến từ nông thôn, có vẻ như nói giọng Nghệ An, họ túm năm tụm ba, ngồi bệt uống bia, đánh bài, có vẻ như không quan tâm đến xung quanh, nhưng kỳ thực mắt vẫn nhìn quanh với một vẻ nửa hoang mang, nửa thách thức. Những lúc đó bỗng dưng tôi thấy quặn lòng thương đồng bào của mình. Ai trong số họ đã nợ ngập cổ để mua cho bằng được một suất đi xuất khẩu lao động, ai trong số họ sẽ phải làm lụng vất vả mấy năm trời để trả hết số tiền đã vay, ai trong lúc bần cùng, nghe bạn bè rủ rê, sẽ đi ăn trộm ăn cắp.”

Đó là số phận của những người đang trên đường đi XKLĐ hay trên đường về.

Có một số may mắn tìm được việc làm tốt, điều kiện lao động tốt, sau hàng chục năm tha hương cầu thực, dành dụm dược một số tiền đem về quê, hy vọng có một tương lai tốt hơn, nhàn nhã hơn, nhưng phần đông họ trở lại cuộc sống cũ, có phần khó khăn hơn khi làm việc ở nước ngoài, nhất là những nước tư bản tự do dân chủ có nền công nghiệp cao như Nhật, Đại Hàn. Đài Loan.

Kết quả 2 lần đi XKLĐ 10 năm trời ở Nhật Bản, M. Đ (29 tuổi, Hà Nam) dành dược gần 2 tỷ đồng. Ngoài xây dựng cho ba mẹ căn nhà 500 triệu đồng, mua một chiếc ô tô, anh vẫn còn dư một khoản kha khá.
Anh tính mở một hàng ăn, một xưởng gỗ, hoặc đầu tư vào trang trại chăn nuôi. Thế nhưng, hơn 1 năm nay, ý định này vẫn luẩn quẩn trong đầu. Không phải dễ cho một người chưa từng có kinh nghiệm kinh doanh. Xin làm lại ở một hãng Nhật hay Đại Hàn nội địa cũng không dễ. Trước đi lao động ở Nhật, chỉ cặm cụi bấm nút máy cũng được gọi là machine operator, lương ngàn tư, đến ngàn sáu. Khó tìm việc có phù hợp như vậy ở VN nơi máy móc toàn phải thao tác cả hai tay. 
Rất nhiều người khi XKLĐ về nước cũng vậy. Nếu muốn làm nghề khác phải học lại từ đầu, mà vất vả hơn rất nhiều, lương thấp.

Nhưng đó là trường hợp còn may mắn của anh M.Đ, Vô số người trở về bị mang công mắc nợ, bị xiết sổ đỏ, bị trả lãi xuất cho vay rất cao khi chưa trả hết tiền đặc cọc để được đi, vô số người khi làm bị thương tật, bị mắc bệnh mãn tính không có bảo hiểm chữa bệnh. “Ai trong số họ đã nợ ngập cổ để mua cho bằng được một suất đi xuất khẩu lao động, ai trong số họ sẽ phải làm lụng vất vả mấy năm trời để trả hết số tiền đã vay, ai trong lúc bần cùng, nghe bạn bè rủ rê, sẽ đi ăn trộm ăn cắp.” “Không đi nước ngoài không biết làm gì mà ăn”, ông Chu Cửu, Bí thư chi bộ thôn Tân Thượng xã Cương Gián (huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) nói. Đi trắng tay về lại rồi tay trắng, lười biếng thêm.  Ông Lê Long Sơn, Giám đốc công ty TNHH Esuhai cho biết mỗi năm riêng thị trường Nhật Bản, hàng ngàn lao động hết hạn hồi hương về nước và đa số họ phải “tự bơi” trong việc tìm việc làm, ổn định cuộc sống. Nhiều nhà có con đi XKLĐ hơn 20 năm rồi chưa có một lần về thăm cha mẹ. Con cái để ông bà nội ngoại nuôi, đưa hư, đứa nên, Nạn ngoại tình của người ở lại nhiều đến chóng mặt. Tỷ lệ ly hôn ở “làng xuất ngoại” Cương Gián ngày càng tăng lên. Sau khi kết hôn, nếu một trong hai người ở nhà chờ đợi hàng chục năm, khoảng cách về thời gian và địa lý lâu ngày dẫn đến kết cục ly hôn. Theo thống kê của địa phương, trên địa bàn xã hiện nay có khoảng 200 cặp vợ chồng ly hôn. Cá biệt, trong một gia đình có tới 3 cặp vợ chồng ly hôn. Đáng nói, việc ly hôn không chỉ xảy ra ở lớp trẻ mà cả những cặp vợ chồng trung tuổi, phần lớn họ đều có vợ hoặc chồng đi nước ngoài về. Một cán bộ tòa án nhân dân huyện Nghi Xuân cho biết thêm, làm giàu từ XKLĐ thì thấy rõ, nhưng chưa thấy gia đình nào hạnh phúc khi có tiền. Thậm chí, không ít gia đình khi có nhiều tiền từ việc ra nước ngoài làm thuê, khi đã thoát khỏi cảnh nợ nần, thì quay ra đổ đốn, hư hỏng. Ở các xã có tỉ lệ người đi lao động nước ngoài cao trên địa bàn Hà Tĩnh, những điệp khúc như vợ đi làm ăn ở Hàn Quốc, chồng ở nhà lấy vợ khác; hoặc vợ đi gửi tiền về nuôi con, chồng ở nhà lại sinh ra nhiều tệ nạn như cờ bạc, bồ bịch, đến khi vợ về thì tiền hết dẫn đến mâu thuẫn. Thậm chí có không ít trường hợp vợ chồng làm thủ tục ly hôn giả để kết hôn với người nước ngoài, sau đó giả đã biến thành thật… là những điệp khúc quen tai, không có gì bất ngờ, ngạc nhiên với chính quyền và người dân nơi đây.

Không chỉ hạnh phúc gia đình tan vỡ, con cái thiệt thòi, nhiều người phải bỏ mạng nơi xứ người. Người dân Cương Gián từng “dậy sóng” khi cháu Nguyễn Huy H. (sinh năm 2004) bỏ mạng trong container khi trên đường sang Anh để đoàn tụ với bố mẹ.

Theo khảo sát của Viện Khoa học Lao động và Xã hội, hiện nhiều tỉnh thành không nắm được số liệu lao động đi làm việc ở nước ngoài về nước, cũng không có sự tư vấn, hỗ trợ để họ có thể tìm được việc làm ổn định. Nhiều địa phương mới chỉ quan tâm đưa người đi xuất khẩu lao động chứ chưa quy định trách nhiệm cụ thể trong việc tổng hợp, đánh giá nguồn lực lao động đi làm việc ở nước ngoài trở về theo địa bàn, ngành nghề, trình độ, tuổi tác, giới tính, nguyện vọng…

Bên cạnh đó việc thực thi các quy định hỗ trợ tạo việc làm cho lao động xuất khẩu sau khi về nước còn thiếu những hướng dẫn cụ thể về trách nhiệm của chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp xuất khẩu lao động và hệ thống hỗ trợ việc làm. Thực tế đó cho thấy, khâu kết nối giữa người lao động đi làm việc tại nước ngoài về nước với các doanh nghiệp cần được đẩy mạnh hơn nữa.

Trong bối cảnh đó, giải quyết việc làm sau hồi hương cho các lao động sau khi xuất khẩu lao động là vấn đề rất cần quan tâm để giảm thiếu số lao động trốn ở lại sau khi hết hợp đồng, cũng như khai thác nguồn lao động có kỹ năng này.

Ông Lê Long Sơn, Giám đốc công ty TNHH Esuhai cho biết mỗi năm riêng thị trường Nhật Bản, hàng ngàn lao động hết hạn hồi hương về nước và đa số họ phải “tự bơi” trong việc tìm việc làm, ổn định cuộc sống.

Một người con trai của ông Vinh từng lao động ở Hàn Quốc nhưng bị tai nạn lao động, cụt 2 ngón tay nên làm được hơn 2 năm phải quay về, sau đó vào Nam làm nhân viên bảo vệ.

(*)https://www.camsa-coalition.org/vi/tro-giup-cong-nhan/255-cm-nang-danh-cho-cong-nhan-vit-nam-i-xkl77ba.html?start=1

(*)https://www.camsa-coalition.org/vi/tro-giup-cong-nhan/tr-giup-phap-ly/18-vic-cn-lam-khi-cong-ty-bn-lam-vic-lam-vao-tinh-trng-pha-sn.html

Bài viết tổng hợp từ các báo trong nước:

https://cand.com.vn/Phong-su/noi-buon-mang-ten-xuat-khau-lao-dong-i653023/

http://daidoanket.vn/lang-xuat-ngoai-va-noi-niem-nguoi-o-lai-5679974.html

https://vinhphuc.gov.vn/ct/cms/tintuc/Lists/VanHoaXaHoi/View_Detail.aspx?ItemID=8589

https://vietnamnet.vn/osin-xu-nguoi-bung-bat-com-ngoi-goc-bep-2-hang-nuoc-mat-chay-dai-522014.html

https://congtyxklduytin.com/cu-nhan-dai-hoc-bo-viec-di-lam-osin-noi-xu-dai/

https://tintuconline.com.vn/xa-hoi/sang-a-rap-lam-o-sin-trao-luu-dang-sot-tro-lai-sau-dich-nhan-nhan-co-n-508968.html

 

 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)