VNTB – Chính sách đánh cuộc hydrogen toàn diện của Việt Nam

VNTB – Chính sách đánh cuộc hydrogen toàn diện của Việt Nam

Phạm Đình Bá dịch

 

(VNTB) – Việt Nam có kế hoạch sử dụng hydrogen không chỉ để khử cacbon mà còn để phát triển ngành năng lượng quốc gia. 

 

Tác giả: Ariel Cohen

 

Vào tháng 4/2024, Việt Nam và Hoa Kỳ đã bắt tay thực hiện một trong những chiến lược hợp tác hydro xanh đầy tham vọng nhất thế giới. Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ và Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam đã ký Biên bản Thỏa thuận – tài liệu mô tả các phác thảo chung của một thỏa thuận mà hai hoặc nhiều bên đã đạt được – để hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi sang mô hình năng lượng tái tạo tập trung vào hydrogen. 

Dựa trên chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Joe Biden vào tháng 9/2023, Biên bản Thỏa thuận này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư của khu vực tư nhân và giúp Việt Nam đạt được mục tiêu là nền kinh tế Việt Nam hoặc không phát thải khí nhà kính hoặc bù đắp lượng phát thải của nó vào năm 2050 – mức phát thải ròng bằng số 0 vào năm 2050. Đây là một mục tiêu đầy tham vọng, đặc biệt trong tình trạng chính phủ không quan tâm đến môi trường hiện nay. 

Khi làm như vậy, Hà Nội và Washington mong muốn tăng cường quan hệ Việt-Mỹ vốn đang rất quan trọng đối với mối quan tâm địa chính trị của cả hai bên đối với Trung Quốc, nước hàng xóm độc đoán của Việt Nam.

Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam, được thông qua vào tháng 2/2024, nhằm mục đích không gì khác hơn là lật ngược quy luật phát triển năng lượng hydrogen. Mục tiêu là sản xuất tới 500.000 tấn hydrogen mỗi năm vào năm 2030 và 10-20 triệu tấn hydrogen mỗi năm vào năm 2050. Con số này sẽ tương đương với mức tiêu thụ điện hàng năm hiện tại của Vương quốc Anh. 

Quan trọng nhất, Việt Nam không chỉ muốn sử dụng “hydrogen xanh”, vốn là nhiên liệu hydrogen được tạo ra từ các nguồn năng lượng tái tạo, mà còn muốn định vị hydrogen là trung tâm của hệ sinh thái năng lượng hiện đại.

Hình thức sản xuất hydrogen phổ biến nhất là cải tạo khí tự nhiên, trong đó hơi nước ở nhiệt độ cao được sử dụng để sản xuất hydrogen từ khí tự nhiên, thải ra một lượng nhỏ carbon dioxide. Thay vào đó, Việt Nam đặt mục tiêu sản xuất hydrogen thông qua điện phân, trong đó điện tách nước thành hydrogen và oxy. 

Vô số cách tạo ra hydrogen thông qua quá trình thủy phân bằng điện khiến nó trở thành một cấp số nhân hoàn hảo cho hoạt động sản xuất tiêu tốn nhiều năng lượng. Tuy nhiên, hydrogen xanh ngày nay được tạo ra với chi phí sản xuất và lưu trữ cao, điều này gây ra nghi ngờ về chiến lược hydrogen phổ quát của Việt Nam.

Việt Nam có kế hoạch khắc phục những nhược điểm về sản xuất của hydrogen thông qua đầu tư mạnh vào năng lượng tái tạo từ nhiều nguồn. Năng lượng thủy triều được đặc trưng nổi bật trong chương trình này vì vị trí của Việt Nam ở đầu phía tây của Biển Đông khiến nước này trở nên hoàn hảo để khai thác thủy triều lớn và dòng chảy xiết. Bên cạnh năng lượng thủy triều, Việt Nam đang đầu tư mạnh vào năng lượng mặt trời và năng lượng gió.

Những bước đầu tiên đã được thực hiện với các dự án sản xuất thử nghiệm đang được tiến hành. Các nhà máy hydro mặt trời và thủy triều của Nhóm Giải pháp Xanh đã được khai trương với sự hợp tác của công ty công nghiệp lớn Honeywell của Mỹ. 

McKinsey và Tập đoàn Năng lượng Thế giới đều đưa ra tín hiệu rằng Việt Nam đã chín muồi để Mỹ đầu tư vào năng lượng. Tuy nhiên, Mỹ không đơn độc trong cuộc đua đầu tư xanh vào Việt Nam. Tập đoàn Huadian của Trung Quốc gần đây cũng đã gia nhập thị trường năng lượng xanh của Việt Nam với một nhà máy hydrogen gió khổng lồ trị giá 2,4 tỷ USD.

Việt Nam không phải là quốc gia đầu tiên khai thác tiềm năng to lớn của hydrogen. Vào năm 2021, Nhật Bản đã công bố Chiến lược hydrogen quốc gia, cố gắng chuyển đổi nhanh chóng và toàn diện sang hệ thống năng lượng phụ thuộc vào hydrogen. Tuy nhiên, Nhật Bản đã không giải quyết được các vấn đề về chi phí và kỹ thuật như khả năng mở rộng, khả năng tương tác và quan trọng nhất là những khó khăn về lưu trữ và vận chuyển. Kết quả là Nhật Bản đã đầu tư quá mức và phải giảm bớt tham vọng về hydrogen cũng như chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo tiết kiệm chi phí hơn như năng lượng hạt nhân.

Hoa Kỳ đã có một ngành công nghiệp hydrogen tiên tiến với chuyên môn cao và sự tài trợ cũng như hỗ trợ đáng kể của chính phủ cho nghiên cứu và phát triển cũng như phát triển cơ sở hạ tầng. Bộ Năng lượng cũng có Kế hoạch Chương trình Hydrogen đặt ra lộ trình và mục tiêu rõ ràng, chẳng hạn như giảm giá hydrogen xanh xuống ít hơn 1 USD/kg cho các ứng dụng công nghiệp từ mức 5-6 USD/kg hiện tại. Liệu mục tiêu này có đạt được hay không và chi phí mà người nộp thuế phải gánh chịu vẫn còn là điều chưa rõ.

Không giống như Nhật Bản, Hoa Kỳ và các nước mong muốn sử dụng hydrogen khác như Đan Mạch, Việt Nam có kế hoạch sử dụng hydrogen không chỉ để khử cacbon, mặc dù điều đó cũng sẽ được thực hiện một cách ngẫu nhiên mà còn để phát triển ngành năng lượng của đất nước. 

Chi phí điện rẻ ở Việt Nam, hiện rất gần với Trung Quốc, có thể khuyến khích hơn nữa các ngành xuất khẩu gia công từ Trung Quốc sang Việt Nam vì rủi ro chính trị khuyến khích đưa sản xuất đi khỏi Trung Quốc, nhất là đến những nước thân thiện hơn với Hoa Kỳ và các nước Âu Châu.

Nếu chiến lược hydrogen của Việt Nam mang lại kết quả thì hoạt động sản xuất sử dụng nhiều năng lượng cũng có thể rời Trung Quốc để đến Việt Nam, với thu hút về đầu vào giá rẻ và phương tiện tái chế năng lượng dư thừa để kiếm thêm lợi nhuận.

Là nước đi sau trong lĩnh vực hydrogen so với Mỹ và Nhật Bản, Việt Nam có thể học hỏi từ sai lầm của những nước đi trước. Quy hoạch Tổng thể Năng lượng Quốc gia của Việt Nam đưa ra một loạt kế hoạch cho phép các chủ thể tư nhân dẫn đường. 

Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang bước vào một ngành hoàn toàn mới, tiềm ẩn đầy rẫy rủi ro và những sai sót không thể lường trước. Biên giới hydrogen mới này rất sôi động và sinh lợi nhưng cũng có rủi ro cao. 

Kể từ than và hơi nước, các ngành công nghiệp năng lượng mới đã khiến các nhà đầu tư và doanh nhân tiên phong trong các ngành nầy trở nên giàu có và thành công một cách khó tin, hoặc phá sản và chán nản. Hành trình tìm kiếm một cuộc chuyển đổi sang hydrogen của Việt Nam sẽ không khác về cả lợi to cũng như rủi ro tiềm tàng.

__________________
Nguồn:

Forbes 27/06/2024. Ariel Cohen. Vietnam’s All-Out Hydrogen Gambit. https://www.forbes.com/sites/arielcohen/2024/06/27/vietnams-all-out-hydrogen-gambit/


 


CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)